Hãy nêu những ví dụ thể hiện dân chủ và thể hiện không dân chủ mà em biết
Hãy nêu những ví dụ thể hiện dân chủ và thể hiện không dân chủ mà em biết. Dân chủ là một thuật ngữ quen thuộc, thường được nhắc đến trong đời sống hàng ngày và được nhiều công dân biết đến, thế nhưng không phải ai cũng thực sự nắm rõ ý nghĩa sâu xa của nó. Vậy dân chủ được thể hiện cụ thể qua những khía cạnh nào trong xã hội, và bản chất thực sự của dân chủ là gì?
Để giải đáp những thắc mắc này một cách chi tiết và đầy đủ, hãy cùng Hoatieu.vn đi sâu vào tìm hiểu thông qua nội dung bài viết dưới đây, nơi chúng ta sẽ khám phá từng góc cạnh của khái niệm quan trọng này.
Lưu ý: Nội dung dưới đây được sản xuất và biên tập lại bởi HoaTieu.vn, không vì mục đích thương mại. Mọi website lấy nội dung bài viết xin vui lòng dẫn nguồn.
Ví dụ thể hiện dân chủ và thể hiện không dân chủ
1. Dân chủ là gì?
Dân chủ là một chế độ chính trị trong đó toàn bộ quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, do dân thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình bầu ra. Đây là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận các nguyên tắc bình đẳng, tự do và quyền con người.
Dân chủ là một nguyên tắc trong mọi tổ chức hoặc xã hội, nguyên tắc này đảm bảo cho toàn dân được bình đẳng và tham gia xây dựng mọi hoạt động của nhà nước, thoả lòng ý muốn của nhân dân. Một đất nước lấy dân làm gốc thì luôn là một đất nước vững mạnh.

Dân chủ có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người, trong một tổ chức thì dân chủ chính là nền tảng giúp cho mọi ý kiến của mọi người được tiếp thu và xây dựng nên hướng giải quyết cho vấn đề. Dân chủ chính là chìa khoá giúp cho mọi vấn đề được giải quyết theo hướng tốt nhất.
2. Hãy nêu những ví dụ thể hiện dân chủ và thể hiện không dân chủ mà em biết
Ví dụ thể hiện dân chủ:
- Công dân đủ 18 tuổi trở lên đi bầu cử;
- Công dân được tham gia ý kiến xây dựng pháp luật qua cuộc trưng cầu ý kiến trước khi ban hành;
- Công dân được tự do sinh sống, kinh doanh trong phạm vi pháp luật cho phép;
- Công dân được quyền giám sát mọi hoạt động của cơ quan nhà nước;
- Nhà nước luôn công khai các khoản thu chi trong năm để nhân dân được biết;
- Hình thức phê bình, tự phê bình của các cơ quan, đoàn thể...
- Các đại diện cử tri của người dân tham gia trực tiếp vào hoạt động của cơ quan nhà nước
- Ngoài ra dân chủ còn được thể hiện trong tổ chức như trường học, mọi người được góp ý kiến của mình để xây dựng hoạt động của trường.
Ví dụ không thể hiện dân chủ:
- Công dân nhờ người đi bỏ phiếu bầu cử thay mình;
- Những chính sách nhằm phục vụ lợi ích cho cán bộ;
- Hoặc trong thời phong kiến, thì nhà vua có quyền lực và dân không có tiếng nói;
- Hoặc trong thời gian bị đô hộ thì nhân dân bị áp bức.
- Người dân không được biết, được bàn, được kiểm tra những việc cán bộ cấp xã, thôn làm. VD: người dân chỉ nhận được thông báo đóng quỹ xây dựng nhà văn hóa thôn, nhưng đóng quỹ bao nhiêu, xây dựng như thế nào, việc cân đối thu chi... thì dân không biết.
- Ban thanh tra, giám sát của nhân dân có nhiệm vụ giám sát một công trình đang thi công ở địa phương, nhưng chính quyền cấp xã không cho ban thanh tra nhân dân biết chi tiết nội dung kế hoạch xây dựng công trình, không có báo cáo tiến độ.
- Quá trình bầu cử hoặc bổ nhiệm chưa đúng quy trình, thiếu công khai, minh bạch.
3. Ví dụ về quyền dân chủ của học sinh
Xây dựng dân chủ trong trường học là nhiệm vụ quan trọng, không chỉ góp phần nâng cao năng lực của học sinh, mà còn góp phần xây dựng văn hóa học đường, tạo dựng một nhà trường trong sạch, thân thiện, văn minh. Những biểu hiện về quyền dân chủ của học sinh trong trường học là:
- Học sinh được khuyến khích nói lên quan điểm, suy nghĩ của bản thân trong thảo luận, tranh luận về một vấn đề nào đó trong lớp học, bài học.
- Học sinh được tham gia thảo luận về hoạt động chung của lớp và nhà trường.
- Học sinh được chọn môn học tự nguyện yêu thích trong chương trình học.
- Học sinh và phụ huynh học sinh tham gia họp bàn về một số vấn đề liên quan đến học tập, nộp quỹ cho nhà trường...
4. Ví dụ quyền làm chủ của nhân dân
Ngay trong Điều thứ 1, Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo soạn thảo đã khẳng định: “Nước Việt Nam là một nước Dân chủ Cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.
Như vậy, có thể khẳng định, ngay từ những ngày đầu thành lập Nhà nước, Bác Hồ đã khẳng định Việt Nam là một nước có dân làm chủ, nước ta là một nước dân chủ. Biểu hiện của quyền làm chủ của nhân dân hiện nay được thể hiện thông qua:
- Đối với những vấn đề do người dân đề xuất, đóng góp và thực hiện (xây dựng nhà trẻ, trường học, đường giao thông….) ở khu dân cư, thôn xóm, người dân phải được bàn, được quyết định trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, sau đó người dân có quyền kiểm tra, giám sát, nhất là trong việc xây dựng nông thôn mới hiện nay.
- Hiện nay, ở nhiều địa phương đang thực hiện thay đổi địa giới hành chính, tách hoặc sap nhập một số đơn vị cấp thôn, cấp xã... Việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về điều chỉnh địa giới hành chính; sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; sắp xếp thôn, tổ dân phố phải đảm bảo dân chủ, đúng quy định.
- Thực hiện dân chủ trong bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố; trong bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và bầu cử đại biểu Quốc hội... Tức là không có sự gian dối trong số phiếu bầu, người dân được nắm thông tin đầy đủ về những đại biểu tham gia ứng cử.
- Nhân dân tham gia bàn bạc, thảo luận và quyết định trực tiếp vào các chủ trương, mức đóng góp ngày công lao động, tiền mua nguyên vật liệu, hiến đất xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi... trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương...
Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Hãy nêu những ví dụ thể hiện dân chủ và thể hiện không dân chủ mà em biết. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.
Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.
- Chia sẻ:
Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp
Em thấy thông tin nào trong văn bản cần chú ý nhất vì sao?
Em hãy phân tích những ưu điểm và hạn chế của dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp
Là một học sinh em phải làm gì để góp phần thực hiện nếp sống dân chủ?
Hãy nêu những việc làm của chính quyền địa phương nhằm phát huy quyền dân chủ của nhân dân mà em biết
Trình bày ý nghĩa mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật?
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
(6 đề) Nhà mẹ Lê đọc hiểu có đáp án
-
Cơm mùi khói bếp đọc hiểu
-
Đọc hiểu Một bữa no
-
(5 đề) Đọc hiểu Hoa cỏ may có đáp án
-
Phân tích và đánh giá đoạn trích Tổ quốc nhìn từ biển
-
Cô hàng xén đọc hiểu (5 đề có đáp án)
-
Tổ quốc nhìn từ biển đọc hiểu
-
Đọc hiểu Con chó xấu xí có đáp án
-
Đọc hiểu Áo tết có đáp án
-
Phân tích Hương thầm của Phan Thị Thanh Nhàn
-
Phân tích tác phẩm Nghèo của Nam Cao hay
-
Phân tích tác phẩm Cô hàng xén

Bài viết hay Lớp 11
Cơ quan hô hấp của động vật trên cạn nào sau đây trao đổi khí hiệu quả nhất?
Kết bài Lưu biệt khi xuất dương
Quan hệ giữa I-xra-en và Pa-le-xtin có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế - xã hội?
Soạn bài Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái ngắn nhất
Thực hành tiếng Việt 11 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 23
Văn bản Chiếu cầu hiền có mấy phần?