Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân về quốc phòng, an ninh
Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân về quốc phòng. An ninh quốc phòng đóng vai trò quan trọng đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền của đất nước. Vậy pháp luật quy định công dân có nghĩa vụ và trách nhiệm gì về quốc phòng? Mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Quy định của pháp luật về Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân về quốc phòng
1. Quyền công dân về quốc phòng
Nhà nước ta chủ trương xây dựng nền quốc phòng toàn dân, với chủ trương chiến lược, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng, khả năng phòng thủ, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.
Do vậy, công dân là lực lượng lớn mạnh và chủ đạo trong nền quốc phòng, pháp luật đã cụ thể hóa quyền của công dân và nghĩa vụ trong Luật quốc phòng năm 2018, mời bạn đọc tham khảo tiếp những phân tích ở mục bên dưới.
2. Công dân có nghĩa vụ như thế nào về quốc phòng
Mỗi một công dân của đất nước Việt Nam đều có quyền làm chủ đất nước bởi nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do vậy, công dân có quyền bảo vệ đất nước mình, bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Tại Điều 5 Luật quốc phòng 2018 quy định về Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng như sau:
1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
2. Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; phải thực hiện nghĩa vụ quân sự; có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; chấp hành biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Công dân được tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; giáo dục quốc phòng và an ninh; trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.
4. Công dân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc được huy động làm nhiệm vụ quốc phòng thì bản thân và thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
5. Công dân bình đẳng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
3. Trách nhiệm của công dân đối với quốc phòng an ninh
Trách nhiệm của công dân đối với quốc phòng an ninh là trách nhiệm trung thành với tổ quốc, thực hiện trách nhiệm bảo vệ đất nước bảo vệ quê hương để cùng cố gìn giữ nền quốc phòng an ninh được vững bền.
Công dân có trách nhiệm đối với quốc phòng an ninh, đặc biệt luôn luôn phải trung thành với Tổ quốc; phải thực hiện nghĩa vụ quân sự; có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; chấp hành biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Tuân thủ, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ những nghĩa vụ được quy định tại Điều 5 Luật quốc phòng 2018.
Ngoài ra, công dân phải có trách nhiệm không được thực hiện các hành vi ảnh hưởng tới quốc phòng. Tại Điều 6 Luật quốc phòng 2018 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng như sau:
1. Chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức vũ trang trái pháp luật.
3. Điều động, sử dụng người, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trang bị, thiết bị, phương tiện để tiến hành hoạt động vũ trang khi chưa có lệnh hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc không có trong kế hoạch huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu đã được phê duyệt.
4. Chống lại hoặc cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
5. Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng để xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
6. Phân biệt đối xử về giới trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Như vậy, nền quốc phòng toàn dân lớn mạnh là dựa vào sức mạnh của toàn dân tộc, mỗi một công dân phải thực hiện nghiêm chỉnh quyền, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của mình để xây dựng nền quốc phòng vững chắc.
4. Công dân thực hiện trách nhiệm với quốc phòng an ninh như thế nào?
Để thực hiện tốt trọng trách của mình với quốc phòng an ninh thì công dân làm những điều như sau:
- Tin tưởng và tuân theo chính sách quốc phòng an ninh của Đảng và Nhà nước;
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về giữ gìn an ninh trật tự xã hội;
- Tham gia nghĩa vụ quân sự để thực hiện nghĩa vụ của mình;
- Tham gia vào các hoạt động đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương;
- Phối hợp với các cán bộ, cơ quan chức năng để bắt kẻ phạm tội;
- Nâng cao cảnh giác với tội phạm trong khu vực sinh sống;
- Tố cáo hành vi phạm tội ra trước pháp luật;
- Vận động kẻ phạm tội đầu thú trước pháp luật;
Mọi lúc, mọi nơi đều chủ động phòng chống tội phạm ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại địa phương là đã và đang thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.
Mời bạn đọc tham khảo chi tiết các bài viết liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luật.
- Chia sẻ:Nguyễn Toàn
- Ngày:
- Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế
- Sơ đồ tư duy GDCD 11 bài 1
- Điều kiện khách quan, chủ quan người có sức lao động thực hiện được quá trình lao động
- Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò là cơ sở?
- Ví dụ về ý nghĩa của sự phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội?
- Doanh nghiệp H kinh doanh mở rộng qui mô sản xuất góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động
- Bài 2: Hàng hóa - Tiền tệ - Thị trường
- Những sản phẩm tiêu dùng nào trong gia đình em là hàng hoá? GDCD 11 trang 26
- Ví dụ về giá trị hàng hoá được phát hiện dần với sự phát triển của khoa học? GDCD 11 trang 26
- Tại sao giá trị của hàng hoá do thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định? GDCD 11 trang 26
- Ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường? GDCD 11 trang 27
- Công dân cần làm gì với sự phát triển kinh tế thị trường hiện nay? GDCD 11 trang 27
- Tại sao nói giá cả là mệnh lệnh của thị trường? GDCD 11 trang 27
- Ví dụ về thị trường?
- Các chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông tiền tệ
- Trong nền kinh tế thị trường quy luật lưu thông tiền tệ nhằm?
- Ví dụ về quy luật lưu thông tiền tệ
- Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- Tác động của quy luật giá trị
- Hãy nêu ví dụ về sự vận dụng tác động kích thích lực lượng sản xuất
- Hãy nêu giải pháp vận dụng tác động điều tiết sản xuất?
- Công dân cần vận dụng quy luật giá trị như thế nào?
- Giải pháp vận dụng tác động điều tiết sản xuất của quy luật giá trị để mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Vị trí của quy luật giá trị?
- Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- Bài 5: Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Bài 7:
- Em có dự định sẽ hoạt động trong thành phần kinh tế nào? Tại sao?
- Ví dụ về các thành phần kinh tế ở nước ta GDCD 11
- Tại sao nói thành phần kinh tế tư bản nhà nước giữ vai trò là Cầu nối để đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta?
- Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần vấn đề tìm kiếm việc làm có gì khác với trước đây khi nền kinh tế nước ta còn tình trạng bao cấp?
- Bài 8: Chủ nghĩa xã hội
- Tại sao nói nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan?
- Chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt hơn so với các chế độ xã hội trước đây ở nước ta ở điểm nào?
- Em hiểu thế nào là Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa?
- Hai giai đoạn phát triển của xã hội cộng sản chủ nghĩa có gì khác nhau?
- Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa
- Tại sao nói nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc?
- Là một học sinh, em phải làm gì để góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh ở địa phương mình?
- Giải thích tại sao nhà nước mang bản chất giai cấp của giai cấp thống trị? Cho ví dụ minh họa?
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những chức năng cơ bản nào? Chức năng nào là cơ bản nhất?
- Em hãy nêu những ví dụ thể hiện Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
- Hãy nêu những việc làm của chính quyền địa phương nhằm phát huy quyền dân chủ của nhân dân mà em biết
- Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm
- Em hãy giải thích và nêu lên thái độ của mình đối với những quan niệm Trời sinh voi, trời sinh cỏ; Đông con hơn nhiều của; Trọng nam khinh nữ
- Em hãy giải thích và nêu lên thái độ của mình đối với quan niệm Đông con hơn nhiều của
- Em hãy giải thích và nêu lên thái độ của mình đối với quan niệm Trọng nam khinh nữ
- Nội dung nào dưới đây là một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta?
- Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
- Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa
- Khoa học và công nghệ có nhiệm vụ như thế nào? Lấy ví dụ
- Một trong những nhiệm vụ của khoa học và công nghệ ở nước ta là?
- Nhà nước thực hiện chính sách phổ cập giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nào dưới đây?
- Đối với nước ta hiện nay một trong những nhiệm vụ của chính sách giáo dục và đào tạo là góp phần?
- Một trong những phương hướng để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là?
- Bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh
- Bài 15: Chính sách đối ngoại
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Dân sự
Người dân không được ghi âm, ghi hình CSGT kể từ 15/11/2024
Uống rượu bia sau bao lâu thì được lái xe 2024?
Trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em
Quyền có tài sản riêng và quản lý tài sản riêng của con cái
Vé số có phải là tài sản không?
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 2024