Ví dụ về các thành phần kinh tế ở nước ta GDCD 11

Ví dụ về các thành phần kinh tế ở nước ta GDCD 11 - Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó mỗi thành phần kinh tế có vai trò và đặc điểm riêng, cùng góp phần tạo nên sự phát triển chung của đất nước. Từ kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân cho đến kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, mỗi thành phần đều có những đóng góp quan trọng trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

Việc hiểu rõ các thành phần kinh tế sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về cơ cấu kinh tế và sự vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu những ví dụ cụ thể về các thành phần kinh tế trong bài viết dưới đây nhé!

Lưu ý: Nội dung dưới đây được tổng hợp hoàn toàn bởi HoaTieu.vn, không vì mục đích thương mại.

1. Ví dụ về kinh tế tư bản nhà nước

Kinh tế tư bản nhà nước là những doanh nghiệp liên doanh giữa nhà nước và nền kinh tế tư bản trong và ngoài nước như:

  • Mỏ dầu Bạch Hổ - liên doanh dầu khí Việt Nam - Liên Xô
  • Công ty Liên doanh Honda Việt Nam
  • Công ty Liên doanh điều hành chung Cửu Long
  • Công ty Liên doanh Nhà Máy Bia Heniken Việt Nam
  • Công ty Liên doanh Unilever Việt Nam
  • Công ty Ô tô Toyota Việt Nam
  • Công ty Yamaha Motor Việt Nam
  • Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân

2. Ví dụ kinh tế nhà nước

Kinh tế nhà nước là những doanh nghiệp có 100% vốn thuộc cơ quan nhà nước sở hữu như:

  • Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
  • Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
  • Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
  • Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
  • Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
  • Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
  • Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
  • Tổng công ty Viễn thông MobiFone.
  • Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
  • Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
  • Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
  • Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
  • Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam.
  • Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam.
  • Tổng công ty Cà phê Việt Nam.

3. Ví dụ kinh tế tập thể

Kinh tế tập thể thì chủ yếu là những đơn vị như hợp tác xã tại các đơn vị địa phương.

4. Ví dụ kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân là những doanh nghiệp thuộc sở hữu 100% vốn của tư nhân như:

  • Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI
  • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - ACB
  • Công ty Cổ phần FPT
  • Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk
  • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank
  • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Sacombank
  • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank
  • Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá Quý Phú Nhuận - PNJ
  • Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
  • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Maritime Bank

Ngoài ra còn nhiều doanh nghiệp khác các bạn có thể tìm hiểu thêm.

5. Ví dụ kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là những công ty lớn có vốn 100% của doanh nghiệp nước ngoài như:

  • Công ty TNHH sơn TOA Việt Nam;
  • Panasonic Industrial Devices Vietnam;
  • Công ty TNHH Bê tổng hỗn hợp Việt Nam chuyên cung cấp bê tông trộn sẵn phục vụ các công trình xây dựng;
  • Công ty Kakoboko TNHH Thẩm mỹ hoạt động trong lĩnh vực thẩm mỹ viện;
  • Công ty TNHH Rarity Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thương mại;
  • Công ty Keppel Land Việt Nam Properties – Văn phòng đăng ký hoạt động trong lĩnh vực địa ốc;
  • Công ty Maxxium Singapore hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp rượu;
  • Masuoka Gumi hoạt động lĩnh vực bất động sản;

Các doanh nghiệp thuộc vốn nước ngoài còn có nhiều doanh nghiệp khác, các bạn có thể tìm hiểu thêm.

6. Trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần

- Tin tưởng, ủng hộ và chấp hành tốt chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần.

- Tham gia lao động sản xuất ở gia đình

- Vân động người thân tham gia vào sản xuất, kinh doanh

- Tổ chức sản xuất, kinh doanh các ngành, nghề và mặt hàng mà luật pháp không cấm.

- Chủ động tìm kiếm việc làm trong các thành phần kinh yế.

7. Vai trò quản lí kinh tế của nhà nước.

7.1. Sự cần thiết, khách quan phải có vai trò quản lí kinh tế của nhà nước

- Do yêu cầu cần phải thực hiện vai trò của chủ sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất (vốn) đối với các doanh nghiệp nhà nước

- Do yêu cầu cần phải phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt hạn chế của kinh tế thị trường.

- Do yêu cầu cần phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong xây dựng kinh tế thị trường ở nước ta.

7.2. Nội dung quản lí kinh tế của nhà nước

- Quản lí danh nghiệp nhà nước với tư cách nhà nước là người chủ sở hữu.

- Quản lí và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

7.3. Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lí kinh tế của nhà nước

- Tiếp tục đổi mới các công cụ kế hoạch hóa, pháp luật, chính sách và cơ chế quản lí.

- Tăng cường lực lượng vật chất của nhà nước để điều tiết thị trường.

- Tiếp tục cải cách bộ máy hành chính nhà nước, chế độ công thức theo hướng công khai, minh bạch, tinh gọn, có năng lực, sáng tạo và vững mạnh.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Ví dụ về các thành phần kinh tế ở nước ta GDCD 11. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

Đánh giá bài viết
14 13.115
Ví dụ về các thành phần kinh tế ở nước ta GDCD 11
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng