Thế nào là cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh?
Thế nào là cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh? Hai khái niệm này có thể ai cũng biết những chưa hẳn đã hiểu được cụ thể về chúng. Hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh khác nhau như thế nào?
1. Cạnh tranh lành mạnh là gì?
Cạnh tranh lành mạnh là sự tranh đua của các doanh nghiệp một cách hợp pháp, minh bạch, trong sạch với nhau trong cùng một lĩnh vực hoặc ngành nghề mà không dùng những thủ đoạn mờ ám, vi phạm pháp luật để chiếm thị phần trong thị trường.
Cạnh tranh xảy ra với những nhà sản xuất, kinh doanh với nhau hoặc giữa những nhà sản xuất, kinh doanh với người tiêu dùng. Để cạnh tranh được lành mạnh thì một doanh nghiệp cần có những chiến lược kinh doanh thông minh giúp công ty phát triển mà cũng cần đạt những tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn về kết cấu trên thị trường: tiêu chuẩn này thể hiện khi thị trường cạnh tranh có nhiều doanh nghiệp nhưng không một doanh nghiệp nào vượt trội hay chi phối được doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp cạnh tranh dựa trên chất lượng và giá cả của sản phẩm đó có sự phân biệt.
- Tiêu chuẩn về hành vi của doanh nghiệp: các doanh nghiệp không có hành vi hối lộ, mua chuộc hay cấu kết lẫn nhau; không sử dụng chiến thuật cô lập để ảnh hướng đến doanh nghiệp khác; có sự nhanh nhạy với nhu cầu người tiêu dùng khác nhau với sản phẩm khác nhau.
- Tiêu chuẩn về hiệu quả và chất lượng: các quy trình sản xuất cần tối thiểu hoá chi phí cung ứng; giá cả bán ra cùng cần phù hợp với chi phí cung ứng và tính toán rủi ro trong kinh doanh; cần áp dụng những công nghệ mới lên sản phẩm tăng chất lượng sản phẩm.
Như vậy với cạnh tranh lành mạnh thì cũng nhằm tạo điều kiện phát triển công bằng giữa các doanh nghiệp với nhau và giúp những doanh nghiệp làm việc có chuẩn mực đạo đức được phát triển.
2. Cạnh tranh không lành mạnh là gì?
Cạnh tranh không lành mạnh là các hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán kinh doanh và các chuẩn mực khác trong thương mại gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hai cho những doanh nghiệp khác (Điều 6 Luật Cạnh tranh 2018).
Theo Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là:
- Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh với hình thức như tiếp cận và thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng hình thức chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó; tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh của chủ sở hữu khác mà không được sự cho phép.
- Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hay cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
- Cung cấp thông tin sai lệch về doanh nghiệp khác bằng cách đưa thông tin sai về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
- Lôi kéo khách hàng bất chính như đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác; so sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành tiêu chuẩn dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
3. Điểm khác nhau của cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh
Thế nào là cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh?
Theo những định nghĩa và biểu hiện trên thì bạn có thể thấy rõ được cạnh tranh lành mạnh là những hành vi đạt chuẩn mực về thương mại và đạo đức còn cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi gian xảo, dối trá của các doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
Hơn nữa việc cạnh tranh lành mạnh không gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác mà còn giúp thúc đẩy sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp với nhau và cùng như đem lại những giá trị cho đời sống của con người. Ngược lại thì cạnh tranh không lành mạnh lại gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác, khiến doanh nghiệp đó bị ảnh hưởng về tài chính, danh dự và doanh nghiệp còn lại thì hưởng lợi bất chính.
4. Ví dụ về cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh
Ví dụ về cạnh tranh lành mạnh:
Ví dụ 1: Doanh nghiệp P vừa cho ra mắt sản phẩm mỹ phẩm mới, để đánh giá và quảng bá sản phẩm cho nhiều người dùng biết tới thì doanh nghiệp P đã làm những sản phẩm dùng thử cho khách hàng. Hơn nữa doanh nghiệp còn cho khách hàng dùng thử ngay lại quầy để cảm nhận.
Sau khi buổi thử nghiệm kết thúc thì doanh nghiệp đã thấy được nhiều ý kiến khách hàng và cải thiện sản phẩm tốt hơn.
Ví dụ 2: Cửa hàng kinh doanh đồ ăn vặt, để có thể phát triển bền vững thì cơ sở này đã tìm hiểu những sản phẩm sạch và công khai nguồn gốc, công khai về vệ sinh nơi chế biến cũng như phục vụ khách hàng. Đơn vị này xây dựng với phương châm khiến khách hàng yên tâm đi kèm với chất lượng đồ ăn tốt nhất. Với chiến lược này đã khiến cho cửa hàng được nhiều người yêu thích và phát triển hơn.
Ví dụ về cạnh tranh không lành mạnh:
Ví dụ 1: Đơn vị kinh doanh quần áo K có một cửa hàng bên cạnh cũng kinh doanh là U. Vì từ khi bên U mở cửa thì cửa hàng K bị giảm sút doanh thu và vắng khách hơn. Của hàng K đã dùng biện pháp là mua hàng bên U xong sau đó review với những điều tiêu cực khiến người hàng hiểu nhầm. Hành vi thủ đoạn này là không lành mạnh và dối trá.
Ví dụ 2: Công ty A là đơn vị bán sản phẩm thực phẩm chức năng, vừa qua công ty đã cho ra mắt sản phẩm hỗ trợ cho phụ nữ có làn da hết nám, tàn nhang với quảng bá là sử dụng xong một liệu trình sẽ hết nám tàn nhang. Nhiều phụ nữ nghe vậy và mua sử dụng. Nhưng sau khi sử dụng hết liệu trình thì bản thân họ đánh giá thực chất sản phẩm không có hiệu quả chút nào. Vậy mà công ty A vẫn bán và quảng cáo rầm rộ.
Đây là hàng vi lừa dối khách hàng bằng việc nói dối công dụng của sản phẩm
5. Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), tính đến hết năm 2018, có gần 400 hồ sơ khiếu nại, trong đó hơn 200 vụ đã được điều tra, xử lý. Các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh thường diễn ra dưới nhiều hình thức, theo nhiều dạng khác nhau. Thông qua xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các cơ quan quản lý đã thu về cho ngân sách nhà nước với tổng số tiền phạt và chi phí xử lý đáng kể. Nếu năm 2007, tổng số tiền phạt là 85 triệu đồng, thì năm 2008, tổng số tiền phạt đã tăng lên gần gấp 10 lần (tương đương 805 triệu đồng, đến năm 2016 là 2,114 tỷ đồng). Như vậy, số vụ vi phạm cạnh trạnh tranh không lành mạnh không chỉ dừng lại như con số công bố chính thức hiện nay. Điều này đồng nghĩa với việc số tiền xử phạt vi phạm cạnh tranh không lành mạnh sẽ tăng lên một khi các chế tài mới được áp dụng từ ngày 1/12/2019 theo Nghị định số 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.
Theo khảo sát, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường hiện nay phổ biến dưới các dạng như: Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh; Hành vi ép buộc trong kinh doanh; Cung cấp thông tin không trung thực về DN khác; Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của DN khác; Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính; Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ…
Trước tình hình cạnh tranh không lành mạnh ngày càng có chiều hướng gia tăng, ngày 12/6/2018, Quốc hội thông qua Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14, trong đó dành riêng 1 chương về Hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm (Chương VI). Trong đó, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm được quy định trong Luật gồm: Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh; Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của DN khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với DN đó; Cung cấp thông tin không trung thực về DN khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về DN gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của DN đó; Gây rối hoạt động kinh doanh của DN khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của DN đó...
Nhằm hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, ngày 26/9/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh. Theo đó, từ ngày 01/12/2019, đối với hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh, phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin; Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin… Đối với hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của DN khác, phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của DN khác. Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với hành vi trực tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của DN khác…
6. Hậu quả của cạnh tranh không lành mạnh
Việc cạnh tranh không lành mạnh đều mang lại những hậu quả tiêu cực sâu rộng đến nền kinh tế, xã hội và người tiêu dùng dù dưới bất kỳ hình thức nào, cụ thể:
Đối với nền kinh tế:
- Giảm hiệu quả nền kinh tế: Cạnh tranh không lành mạnh thường đi kèm với các hoạt động phi pháp hoặc không minh bạch, làm giảm hiệu quả sử dụng tài nguyên và làm méo mó cơ chế thị trường.
- Cản trở sự đổi mới: Khi các doanh nghiệp tập trung vào các hoạt động cạnh tranh phi pháp thay vì đổi mới sản phẩm, dịch vụ, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế sẽ bị hạn chế.
- Tăng chi phí: Các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh thường đi kèm với chi phí pháp lý, chi phí quảng cáo tiêu cực. Và các công ty khác cũng phải bỏ ra chi phí không nhỏ để đối phó với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh này, làm tăng giá trị sản phẩm, dịch vụ và cuối cùng người gánh chịu sẽ là người tiêu dùng.
Đối với doanh nghiệp:
- Mất khách hàng: Doanh nghiệp sử dụng các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh thường bị mất khách hàng trong dài hạn khi người tiêu dùng nhận ra hành vi của họ.
- Phá hoại danh tiếng: Uy tín của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khó khăn trong việc xây dựng lại hình ảnh.
- Rủi ro pháp lý: Khi cơ quan chức năng phát hiện có sự cạnh tranh không lành mạnh thì doanh nghiệp có thể đối mặt với các hình phạt hành chính, dân sự và thậm chí hình sự.
- Môi trường kinh doanh không lành mạnh: Cạnh tranh không lành mạnh tạo ra một môi trường kinh doanh bất ổn, khó dự đoán, gây khó khăn cho các doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh một cách chân chính.
Đối với người tiêu dùng:
- Giá cả tăng: Doanh nghiệp sử dụng các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh thường có xu hướng tăng giá sản phẩm hoặc dịch vụ để bù đắp cho chi phí của các hoạt động phi pháp.
- Chất lượng sản phẩm giảm: Để cạnh tranh bằng giá, các doanh nghiệp có thể giảm chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ..
- Thiếu sự lựa chọn: Cạnh tranh không lành mạnh có thể dẫn đến tình trạng độc quyền hoặc quá tập trung, làm giảm sự đa dạng và lựa chọn cho người tiêu dùng.
- Thiệt hại về tài chính: Người tiêu dùng có thể bị lừa mua hàng hoặc dịch vụ không chất lượng, không đáng với số tiền mình bỏ ra, gây thiệt hại về tài chính.
- Suy giảm niềm tin khách hàng: Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như gian lận, độc quyền, hoặc thông tin sai lệch sẽ làm giảm niềm tin của người tiêu dùng vào thị trường, ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chân chính.
Trên đây là những phân tích của Hoa Tiêu về câu hỏi Thế nào là cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh? Mời các bạn tham khảo thêm những bài viết hữu ích trong mục hỏi đáp pháp luật sau đây:
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
- Tham vấn:Đinh Ngọc Tùng
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế
- Sơ đồ tư duy GDCD 11 bài 1
- Điều kiện khách quan, chủ quan người có sức lao động thực hiện được quá trình lao động
- Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò là cơ sở?
- Ví dụ về ý nghĩa của sự phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội?
- Doanh nghiệp H kinh doanh mở rộng qui mô sản xuất góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động
- Bài 2: Hàng hóa - Tiền tệ - Thị trường
- Những sản phẩm tiêu dùng nào trong gia đình em là hàng hoá? GDCD 11 trang 26
- Ví dụ về giá trị hàng hoá được phát hiện dần với sự phát triển của khoa học? GDCD 11 trang 26
- Tại sao giá trị của hàng hoá do thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định? GDCD 11 trang 26
- Ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường? GDCD 11 trang 27
- Công dân cần làm gì với sự phát triển kinh tế thị trường hiện nay? GDCD 11 trang 27
- Tại sao nói giá cả là mệnh lệnh của thị trường? GDCD 11 trang 27
- Ví dụ về thị trường?
- Các chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông tiền tệ
- Trong nền kinh tế thị trường quy luật lưu thông tiền tệ nhằm?
- Ví dụ về quy luật lưu thông tiền tệ
- Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- Tác động của quy luật giá trị
- Hãy nêu ví dụ về sự vận dụng tác động kích thích lực lượng sản xuất
- Hãy nêu giải pháp vận dụng tác động điều tiết sản xuất?
- Công dân cần vận dụng quy luật giá trị như thế nào?
- Giải pháp vận dụng tác động điều tiết sản xuất của quy luật giá trị để mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Vị trí của quy luật giá trị?
- Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- Bài 5: Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Bài 7:
- Em có dự định sẽ hoạt động trong thành phần kinh tế nào? Tại sao?
- Ví dụ về các thành phần kinh tế ở nước ta GDCD 11
- Tại sao nói thành phần kinh tế tư bản nhà nước giữ vai trò là Cầu nối để đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta?
- Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần vấn đề tìm kiếm việc làm có gì khác với trước đây khi nền kinh tế nước ta còn tình trạng bao cấp?
- Bài 8: Chủ nghĩa xã hội
- Tại sao nói nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan?
- Chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt hơn so với các chế độ xã hội trước đây ở nước ta ở điểm nào?
- Em hiểu thế nào là Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa?
- Hai giai đoạn phát triển của xã hội cộng sản chủ nghĩa có gì khác nhau?
- Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa
- Tại sao nói nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc?
- Là một học sinh, em phải làm gì để góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh ở địa phương mình?
- Giải thích tại sao nhà nước mang bản chất giai cấp của giai cấp thống trị? Cho ví dụ minh họa?
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những chức năng cơ bản nào? Chức năng nào là cơ bản nhất?
- Em hãy nêu những ví dụ thể hiện Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
- Hãy nêu những việc làm của chính quyền địa phương nhằm phát huy quyền dân chủ của nhân dân mà em biết
- Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm
- Em hãy giải thích và nêu lên thái độ của mình đối với những quan niệm Trời sinh voi, trời sinh cỏ; Đông con hơn nhiều của; Trọng nam khinh nữ
- Em hãy giải thích và nêu lên thái độ của mình đối với quan niệm Đông con hơn nhiều của
- Em hãy giải thích và nêu lên thái độ của mình đối với quan niệm Trọng nam khinh nữ
- Nội dung nào dưới đây là một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta?
- Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
- Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa
- Khoa học và công nghệ có nhiệm vụ như thế nào? Lấy ví dụ
- Một trong những nhiệm vụ của khoa học và công nghệ ở nước ta là?
- Nhà nước thực hiện chính sách phổ cập giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nào dưới đây?
- Đối với nước ta hiện nay một trong những nhiệm vụ của chính sách giáo dục và đào tạo là góp phần?
- Một trong những phương hướng để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là?
- Bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh
- Bài 15: Chính sách đối ngoại