Thủ tục thành lập doanh nghiệp
Thủ tục thành lập doanh nghiệp. Để thành lập doanh nghiệp thì bạn cần thực hiện các thủ tục nào? Những ai đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.
Quy định về thành lập doanh nghiệp
- 1. Thủ tục thành lập doanh nghiệp
- 2. Đăng ký doanh nghiệp
- 2.1 Đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân
- 2.2 Đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với công ty hợp danh
- 2.3 Đăng ký thành lập doanh nghiệp với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần
- 2.4 Đăng ký thành lập doanh nghiệp với công ty TNHH 1 thành viên
- 2.5 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- 2.6 Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
1. Thủ tục thành lập doanh nghiệp
Sau đây là các bước thành lập doanh nghiệp cơ bản:
Bước 1: Xác định loại hình doanh nghiệp
Bạn cần xác định loại hình doanh nghiệp bạn muốn thành lập để xác định các bước thực hiện đăng ký kinh doanh và quản lý doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật
Các loại hình doanh nghiệp gồm có:
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh
- Công ty TNHH 1 thành viên
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Doanh nghiệp tư nhân
Bước 2: Đăng ký doanh nghiệp
Đăng ký doanh nghiệp cũng như bước làm giấy khai sinh cho con. Thông qua giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà nước có thể quản lý hoạt động của công ty và cũng có thể bảo vệ công ty khi xảy ra những tranh chấp.
Việc đăng ký doanh nghiệp sẽ khác nhau tùy theo loại hình doanh nghiệp. Để biết thêm chi tiết về đăng ký doanh nghiệp, mời các bạn đọc mục 2 của bài viết.
Bước 3: Chuẩn bị các cơ sở vật chất cần thiết sau đăng ký
Sau khi đăng ký các bạn có thể khắc con dấu, công bố mẫu dấu, chuẩn bị cơ sở vật chất để vận hành phát triển...
Bước 4: Công bố thông tin đăng ký
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần tiến hành nộp hồ sơ công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
Ngành, nghề kinh doanh;
Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
2. Đăng ký doanh nghiệp
Đăng ký thành lập doanh nghiệp được thực hiện tùy theo loại hình doanh nghiệp, cụ thể:
2.1 Đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân được quy định tại điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
2.2 Đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với công ty hợp danh
Đăng ký công ty hợp danh gồm các giấy tờ sau theo điều 22 Nghị định 01:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2.3 Đăng ký thành lập doanh nghiệp với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần
Theo điều 23 Nghị định 01, hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2.4 Đăng ký thành lập doanh nghiệp với công ty TNHH 1 thành viên
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp với công ty TNHH 1 thành viên gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2.5 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Điều 23 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp phải có các nội dung sau:
1. Tên doanh nghiệp;
2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại; số fax, thư điện tử (nếu có);
3. Ngành, nghề kinh doanh;
4. Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân;
5. Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
6. Thông tin đăng ký thuế;
7. Số lượng lao động dự kiến;
8. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
9. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
2.6 Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Sau khi chuẩn bị các hồ sơ theo các mục trên, các bạn nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại 1 trong 3 địa chỉ sau:
- Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
- Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Trên đây, Hoatieu.vn đã hướng dẫn bạn đọc các bước thành lập doanh nghiệp cơ bản.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Hoàng Thạch Thảo
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27