Ý nghĩa của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Ý nghĩa của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Công dân có quyền được đảm bảo an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Vậy quyền này của công dân được quy định như thế nào, có ý nghĩa gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Ý nghĩa của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín đảm bảo sự riêng tư của mỗi công dân.

Thư tín, điện thoại, điện tín đều thuộc về phần riêng tư, cá nhân của mỗi người. Quyền riêng tư này của công dân được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, không ai có quyền xâm phạm sự riêng tư này của người khác.

2. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Ý nghĩa của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định:

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

=> Văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất của nước Việt Nam đã ghi nhận quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín cho mỗi công dân.

Để thực hiện quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín mỗi công dân có trách nhiệm:

  • Có ý thức tôn trọng bí mật, an toàn, thư tín, điện thoại, điện tín.
  • Không được xâm phạm, chiếm đoạt thư tín, điện thoại, điện tín.
  • Phê phán, ngăn chặn, tố cáo những hành vi xâm phạm thư tín, điện thoại, điện tín.

3. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín thuộc về quyền nào?

Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là quyền tự do cơ bản của công dân, thuộc loại quyền về bí mật đời tư của cá nhân được pháp luật bảo vệ.

4. Ví dụ quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Ví dụ: A ở Hà Nội gửi thư cho bạn B ở TP Hồ Chí Minh, khi gửi thư, thư được dán tem, niêm phong, nhân viên bưu cục có trách nhiệm vận chuyển thư còn nguyên niêm phong đến cho bạn B mà không được tự ý mở ra xem hay để người khác xem thư.

5. Xâm phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín phạt thế nào?

Theo điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, xâm phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín bị xử phạt hành chính với mức:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

..........................

n) Chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa trên mạng dưới bất kỳ hình thức nào;

p) Cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa trên mạng;

q) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;

r) Thu giữ thư, điện báo, điện tín trái pháp luật.

=> Hành vi xâm phạm bí mật riêng tư của người khác có thể bị phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Nếu đã bị xử phạt mà còn tiếp tục tái phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

6. Việc kiểm soát thư tín điện thoại điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp nào?

Theo quy định của pháp luật cơ quan có thẩm quyền được thu giữ thư tín điện thoại điện tín khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông để phục vụ cho việc điều tra. Vì thế nếu trong thư tín, điện thoại, điện tín có nghi ngờ hoặc căn cứ xác định việc vi phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ban hành quyết định điều tra, kiểm soát với bưu phẩm bị nghi ngờ.

Việc thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín cần được thực hiện đẩy đủ trình tự thủ tục cụ thể là:

  • Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ và được viện kiểm sát phê chuẩn;
  • Nếu việc thu giữ không thể trì hoàn thì được phép thu giữ ngay và nêu lý do vào biên bản;
  • Đồng thời người thi hành thu giữ cần thông báo cho người có bưu phẩm biết về việc thu giữ.

Lưu ý trong trường hợp việc thông báo trước gây cản trở việc thu giữ thì được thu giữ trước, ngay sau khi cản trở không còn thì phải thông báo ngay cho người thu giữ được biết.

Vì thế việc kiểm tra điện thoại điện tín của công dân không được thực hiện tự tiện mà cần phải có quy định đúng quy định nếu không người thực hiện hành vi kiểm tra có thể bị kiện ngược lại và truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là điều không ai mong muốn nên cần cẩn trọng.

Trên đây, Hoatieu.vn đã nêu ý nghĩa của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 7.042
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm