Thực hiện pháp luật là gì? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật là gì? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật. Bên cạnh việc ban hành pháp luật, làm luật, thực hiện pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý xã hội của nhà nước. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu về thực hiện pháp luật nhé.
Hình thức thực hiện pháp luật
1. Thực hiện pháp luật là gì?
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định pháp luật đi vào cuộc sống của người dân, và trở thành các hành vi hợp pháp của công dân.
Nói một cách đơn giản thì thực hiện pháp luật là việc công dân tuân thủ các quy định pháp luật.
Thực hiện pháp luật có thể tồn tại ở dạng hành động (làm những việc pháp luật yêu cầu: đóng thuế, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông) hoặc không hành động (không làm những điều pháp luật cấm: không uống rượu bia khi lái xe,...).
Tuy nhiên trong thực hiện pháp luật có cách thức thực hiện pháp luật mà công dân có thể thực hiện hoặc không thực hiện tuỳ vào ý chí của bản thân để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
2. Các hình thức thực hiện pháp luật
Có 4 hình thức thực hiện pháp luật:
- Tuân thủ pháp luật: Không làm những điều pháp luật cấm
- Thi hành pháp luật: Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, chủ động làm những gì pháp luật yêu cầu
- Sử dụng pháp luật: Cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép.
- Áp dụng pháp luật: Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền căn cứ quy định pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức
3. So sánh các hình thức thực hiện pháp luật
3.1 Điểm giống nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật
Cả 4 hình thức thực hiện pháp luật đều nhằm đưa những hoạt động của pháp luật thành hành vi hợp pháp. Từ đó tạo cho con người có lối sống lành mạnh, tốt đẹp, giúp cho xã hội ngày càng văn minh và phát triển.
3.2 Điểm khác nhau của các hình thức thực hiện pháp luật
Tiêu chí | Tuân thủ pháp luật | Thi hành pháp luật | Áp dụng pháp luật | Sử dụng pháp luật |
Bản chất | Là việt thực hiện pháp luật mang tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng “hành vi không hành động” | “Hành vi hành động” được thực hiện một cách chủ động và tích cực | Được thể hiện dưới hình thức “hành vi hành động” và “hành vi không hành động” | Các chủ thể lựa chọn xử sự những điều pháp luật cho phép. Đó có thể là “hành vi hành động” hoặc “hành vi không hành động” tùy quy định pháp luật cho phép. |
Chủ thể thực hiện | Mọi chủ thể | Mọi chủ thể | Cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền | Mọi chủ thể |
Hình thức thể hiện | Thường được thể hiện dưới hình thức cấm đoán | Thường được thể hiện dưới hình thức quy phạm bắt buộc | Thể hiện ở tất cả các loại quy phạm khác nhau do nhà nước có nghĩa vụ cũng như quyền hạn tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật. | Thường được thể hiện dưới hình thức quy phạm trao quyền. Là chủ thể được phép làm hoặc không làm. |
Tính bắt buộc | Mang tính bắt buộc thực hiện, theo đó, chủ thể phải thực hiện theo những quy định của pháp luật mà không có sự lựa chọn khác | Chủ thể thực hiện theo ý chí của mình mà không có sự ép buộc thực hiện. | ||
Ví dụ cụ thể | Ví dụ pháp luật cấm những hành vi buôn bán, trao đổi chất cấm như heroin, chất gây nghiện thì tất cả mọi công dân đề không được làm | Ví dụ Công dân Nam khi đủ tuổi đi nghĩa vụ quân sự thì phải chủ động thực hiện khi đủ điều kiện. Đây là nghĩa vụ bắt buộc | Ví dụ Toà án xét xử một bản án về đất đai thì sẽ áp dụng những quy định pháp luật để ra quyết định làm chấm dứt hoặc thay đổi nghĩa vụ của các bên. | Ví dụ Pháp luật cho phép người dân có quyền kiện lên cơ quan nhà nước để bảo vệ lợi ích của mình trong phân chia thừa kế. Tuy nhiên việc này công dân có thể làm hoặc không làm tuỳ thuộc vào ý chí của công dân. |
Như vậy có thể thấy pháp luật là để đảm bảo công bằng trong đời sống của nhân dân và mọi hoạt động được vào khuôn khổ. Mọi quy định của pháp luật đều là những quy định thể hiện sự công bằng giữa con người với nhau. Khi công dân thấy bản thân không có sự công bằng thì hoàn toàn có thể sử dụng pháp luật để căn cứ xác định hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết giành lại công bằng cho bản thân. Các hình thức pháp luật này có thể được phối hợp đan xen lẫn nhau trong đời sống. Từ đó cũng thể hiện được tầm quan trọng của pháp luật trong đời sống. Các hình thức thực hiện pháp luật được kết hợp chặt chẽ với nhau.
Ví dụ công dân A bị công dân B thực hiện hành vi đánh khiến công dân A bị thương tích. Công dân A đã sử dụng pháp luật và làm đơn kiện lên cơ quan có thẩm quyền để mong muốn đòi lại công bằng. Qua quá trình kiểm tra, xác minh thì cơ quan có thẩm quyền đã áp dụng pháp luật và ra bản án với hành vi của công dân B. Sau khi có quyết định thì công dân B buộc phải thi hành pháp luật của cơ quan có thẩm quyền. Có thể thấy qua ví dụ này các hình thức thực hiện pháp luật đã kết hợp chặt chẽ với nhau để bảo vệ quyền lợi của công dân.
Trên đây Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Thực hiện pháp luật là gì? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn
Các bài viết liên quan:
- Quyền trực tiếp nắm giữ quản lý tài sản được gọi là gì?
- Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là?
Tham khảo thêm
So sánh vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức Vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức có gì chung và khác nhau?
Bà H lấn chiếm vỉa hè để buôn bán hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm? Quy định về hành vi lấn chiếm vỉa hè
Ví dụ thực hiện pháp luật Thực hiện pháp luật là gì?
Thi hành pháp luật là gì? Ví dụ về thi hành pháp luật Ví dụ về thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật
Ví dụ về sử dụng pháp luật Sử dụng pháp luật là gì?
STT thả thính không dấu STT thả thính không dấu siêu hay
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:

- Bài 1: Pháp luật
- Bài 2: Thực hiện pháp luật
- Lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức?
- Phân tích vi phạm pháp luật của bạn A và bố bạn A - GDCD 12 trang 26
- Theo em việc truy cứu trách nhiệm hình sự và phạt tù GDCD 12 trang 26
- Thực hiện pháp luật là gì? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật
- Phân biệt Vi phạm hành chính và vi phạm hình sự $(YEAR)
- So sánh vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức
- Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật
- Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội
- Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
- Theo em có phải trong mọi trường hợp công an đều có quyền bắt người không? Vì sao?
- Ví dụ về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
- Ý nghĩa của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
- Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân? Nêu ví dụ
- Vì sao các quyền tự do cơ bản của công dân cần phải được quy định trong Hiến pháp?
- Hãy chứng minh rằng Nhà nước ta luôn bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân?
- Hãy cho biết học sinh trung học phổ thông có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào?
- Tại sao công dân cần phải có trách nhiệm phê phán đấu tranh tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân?
- Ví dụ về quyền tự do ngôn luận
- Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và Luật quy định mối quan hệ cơ bản giữa?
- Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ
- Bài 8: Luật pháp với sự phát triển của công dân
- Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại

Học tập
-
Cảm nhận của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 3 Cánh Diều năm 2023
-
Em hãy tự nhận xét việc thực hiện bổn phận và nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình và tìm biện pháp khắc phục những điều làm còn chưa tốt
-
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Long An 2023
-
Ví dụ về quyền tự do ngôn luận