Thi hành pháp luật là gì? Ví dụ về thi hành pháp luật
Thi hành pháp luật là gì? Ví dụ về thi hành pháp luật. Thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật là những cách thức thực hiện pháp luật. Những cách thức thực hiện này được hiểu thế nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu những ví dụ về thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật,...
Thi hành pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật
1. Thi hành pháp luật là gì?
Thi hành pháp luật là hành vi cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định.
Trong mọi hoạt động đời sống của con người đều phải tuân theo những quy định pháp luật đã đặt ra. Những điều mà pháp luật yêu cầu phải làm thì con người đều phải thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đầy đủ. Những nghĩa vụ ấy là những nghĩa vụ cơ bản của công dân trong một xã hội.
2. Ví dụ về thi hành pháp luật
Ví dụ về thi hành pháp luật:
Ví dụ 1: B đã đủ tuổi đi nghĩa vụ quân sự theo quy định về luật đi nghĩa vụ quân sự. B chủ động, tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự ngay khi có lệnh gọi của cơ quan nhà nước.
Ví dụ 2: Pháp luật quy định những doanh nghiệp phải kê khai thuế và nộp thuế hằng năm. Công ty D luôn thực hiện những công việc này trước thời hạn mà pháp luật quy định.
Ví dụ 3: Anh D và chị K ly hôn với nhau, toà án tuyên chị K được quyền nuôi con và anh D phải chu cấp cho chị K để nuôi con. Anh D đã giao con cho chị K chăm sóc và thường xuyên thăm con cũng như chu cấp tiền cho chị K.
Ví dụ 4: Anh V và gia đình anh P có tranh chấp về đất đai. Gia đình anh P đã xây tường lấn sang phần đất của anh V. Anh V đã kiện lên toà án và sau khi xem xét toà tuyên bố gia đình anh P phải trả lại phần đất đó cho anh V. Sau đó anh P đã thực hiện phá tường đi xây lại đúng phần đất của mình.
3. Ví dụ về sử dụng pháp luật
Sử dụng pháp luật và việc cá nhân, tổ chức sử dụng các quyền của mình, làm những việc mà pháp luật cho phép.
Ví dụ về sử dụng pháp luật:
Ví dụ 1: Pháp luật quy định người có tài sản trước khi chết được quyền lập di chúc thừa kế. Bởi vậy Bà Q đã lập di chúc phân chia tài sản cho các con theo ý chí của bản thân. Và sau khi bà Q mất đi thì pháp luật căn cứ vào nội dung di chúc thực hiện phân chia tài sản.
Ví dụ 2: Công dân có quyền được thành lập doanh nghiệp (trừ những đối tượng không được thành lập doanh nghiệp tư nhân). B thành lập công ty cổ phần, lựa chọn ngành nghề kinh doanh được pháp luật cho phép (Kinh doanh đồ gia dụng,...)
Ví dụ 3: Bất cứ công dân nào cũng có quyền được yêu cầu cơ quan nhà nước giải quyết công bằng cho mình. Vì thế anh H có tranh chấp đất với anh K nên đã kiện anh K lên cơ quan giải quyết mong đòi lại được công bằng.
Ví dụ 4: Con người được quyền sống và bảo vệ của pháp luật nên bất cứ ai cũng có quyền được sống đầy đủ và được pháp luật bảo vệ quyền đó. Bởi vậy khi con chị T bị cha dượng bạo hành thì chị T đã báo cơ quan nhà nước và được bảo vệ chặt chẽ.
4. Ví dụ về áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là việc các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.
Vi dụ về áp dụng pháp luật:
Ví dụ 1: Gia đình anh T đến cơ quan nhà nước và yêu cầu thực hiện việc nhận nuôi con. Sau khi anh T làm đầy đủ thủ tục và giấy tờ liên quan thì cơ quan đã thực hiện làm giấy tờ nuôi con và điền những thông tin liên quan đến gia đình anh T. Như vậy cơ quan đã áp dụng pháp luật về nhận nuôi con và ra quyết định làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa gia đình anh T và đứa trẻ.
Ví dụ 2: UBND tỉnh ra quyết định thu hồi đất ở khu vực xã A để làm đường, nên những phần đất trong khu vực đó phải được thu hồi và bồi thường theo quy định pháp luật. Quyết định này làm phát sinh nghĩa vụ của người dân phải giao nộp đất và có quyền được bồi thường theo quy định pháp luật.
Ví dụ 3: Với hành vi phạm tội giết người thì cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào hành vi, tính chất, mức độ phạm tội của người phạm tội và theo luật đã quy định ra quyết định bản án đối với người phạm tội. Cơ quan nhà nước đã áp dụng những quy định xử phạt lên người có hành vi trái pháp luật để nhằm chấm dứt và trừng phạt hành vi đó.
5. Ví dụ về tuân thủ pháp luật
Tuân thủ pháp luật là việc cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.
=> Tuân thủ pháp luật được biểu hiện dưới dạng không hành động.
Ví dụ về tuân thủ pháp luật:
Ví dụ 1: Pháp luật cấm các hành vi trồng các cây cần sa, thuốc phiện,... tuân thủ pháp luật là việc công dân không trồng các loại cây này.
Ví dụ 2: Luật Giao thông đường bộ cấm các hành vi lạng lách, đánh võng. Tuân thủ pháp luật là việc người tham gia giao thông không có các hành vi lạng lách, đua xe, đánh võng.
Ví dụ 3: Pháp luật cấm những hành vi tham ô, lợi dụng chức vụ để thực hiện những vụ lợi bất chính. Thì người có chức vụ quyền hạn không được phép làm những hành vi như vậy.
Ví dụ 4: Pháp luật cấm những hành vi trốn thuế và không nộp thuế nên mọi người có nghĩa vụ nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ của mình và không được phép thực hiện hành vi trốn thuế.
Như vậy những hình thức sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật là những hình thức thực hiện pháp luật khác nhau nhưng lại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau thông qua những hành vi và quy định cụ thể như nếu một người phạm tội thì phải áp dụng pháp luật lên người phạm tội và người phạm tội phải thi hành quyết định áp dụng đó còn những người liên quan được pháp luật bảo vệ.
6. Câu hỏi về tuân thủ pháp luật trong đề minh họa GDCD 2022
Hiện nay, Bộ giáo dục và đào tạo vừa phát hành bộ đề thi tham khảo THPT 2022 mới nhất cho học sinh cấp 3 để học sinh và giáo viên ôn luyện theo cấu trúc đề chuẩn và bộ câu hỏi tham khảo về mức độ dễ khó trong đề thi. Bạn đọc có thể dễ dàng tải đề tham khảo GDCD và đáp án mới nhất tại bài viết của Hoatieu.vn: Đáp án đề tham khảo 2022 môn GDCD thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
Liên quan đến câu hỏi về tuân thủ pháp luật, Hoatieu.vn hướng dẫn giải chi tiết câu 89: "Công dân không làm những điều pháp luật cấm là"
Mời bạn đọc tham khảo câu hỏi số 89 trong đề thi minh họa GDCD và đáp án giải thích bên dưới:
89. Công dân không làm những điều pháp luật cấm là:
A. Tư vấn pháp luật
B. Tuân thủ pháp luật
C. Sửa đổi pháp luật
D. Củng cố pháp luật
Đáp án: B
Lý do chọn đáp án này: Tuân thủ pháp luật là người dân có trách nhiệm thực hiện theo những quy định của pháp luật, không thực hiện những điều mà pháp luật cấm thực hiện.
Đáp án A: tư vấn pháp luật là hoạt động kinh doanh, dịch vụ được pháp luật cho phép. Những cá nhân, tổ chức nếu muốn hoạt động lĩnh vực tư vấn pháp luật thì đăng ký ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, tư vấn pháp luật chỉ là một trong các ngành nghề được quy định, công dân có thể lựa chọn lĩnh vực này hoặc lĩnh vực khác. Đây được xem là sử dụng pháp luật.
Đáp án C: Công dân không làm những điều pháp luật cấm không phải là yếu tố quyết định để sửa đổi pháp luật. Việc ban hành, sửa đổi luật phải trải qua nhiều quy trình, thủ tục và cuối cùng mới được trình lên Quốc hội duyệt và thông qua.
Đáp án D: Củng cố pháp luật thường thuộc thẩm quyền của Nhà nước, công dân có trách nhiệm và nghĩa vụ thực thi nên công dân không làm những điều pháp luật cấm không phải là củng cố pháp luật.
7. Trắc nghiệm Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó
A. chủ thể (pháp luật) kiểm chế không làm những việc mà pháp luật cấm.
B. chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng những hành động tích cực.
C. chủ thể quyết định làm những điều mà pháp luật cho phép.
D. chủ thể quyết định không thực hiện điều mà pháp luật cấm.
Trả lời đáp án là B
Vì thi hành pháp luật là thực hiện những nghĩa vụ của mình một cách chủ động và không trốn tránh.
Như vậy, Hoa Tiêu đã giới thiệu đến bạn đọc các hình thức thực hiện pháp luật: Thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật và lấy ví dụ về các hình thức này. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:
Tham khảo thêm
Lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức? Giải GDCD 12 bài 2: Thực hiện pháp luật
Phân tích vi phạm pháp luật của bạn A và bố bạn A - GDCD 12 trang 26 Giải GDCD 12 bài 2: Thực hiện pháp luật
Vậy theo em, thắc mắc của gia đình N là đúng hay sai? GDCD 12 trang 31 Giải GDCD 12 bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật
Theo em việc truy cứu trách nhiệm hình sự và phạt tù GDCD 12 trang 26 Giải GDCD 12 bài 2: Thực hiện pháp luật
Nếu một xã hội không có pháp luật? Đặc trưng của pháp luật
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật như thế nào? Tại sao chỉ có nhà nước mới làm việc quản lý xã hội?

Mới nhất trong tuần
-
Những từ có vần ươu hoặc iêu. Tìm từ có vần eng
-
Em quan niệm thế nào về tình yêu, về tuổi kết hôn, về trách nhiệm của vợ và chồng trong đời sống gia đình?
-
Đại học Đồng Tháp điểm chuẩn 2023
-
Những lí lẽ, bằng chứng khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm trong hoạt động nghệ thuật
-
Top 4 bài suy nghĩ về đạo lý uống nước nhớ nguồn hay chọn lọc

Học tập
-
Viết bài giới thiệu ý nghĩa của một loại công trái hoặc trái phiếu chính phủ mà em biết trong đời sống xã hội
-
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần vấn đề tìm kiếm việc làm có gì khác với trước đây khi nền kinh tế nước ta còn tình trạng bao cấp?
-
Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng là do?
-
Lá cây có màu xanh lục vì?
-
Tình hình Ấn Độ đầu thế kỷ 17 có đặc điểm gì giống với các nước phương Đông khác?