20/10 có được nghỉ không năm 2024?
20/10 có được nghỉ không? 20/10 có phải đi làm? 20/10 có được ở nhà? Là những câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi sắp đến dịp 20/10. Vậy để Hoatieu.vn tìm hiểu và gửi đến bạn đọc câu trả lời rõ ràng nhất nhé.
Có được nghỉ ngày 20/10?
- 1. Ngày 20/10 là ngày gì?
- 2. 20/10 phụ nữ có được nghỉ làm không?
- 3. Các quyền lợi cơ bản của lao động nữ năm 2024
- 3.1. Quyền được khám chuyên khoa phụ sản 1 lần/năm
- 3.2. Quyền được nghỉ 30 phút/ngày trong thời gian hành kinh
- 3.3. Quyền được nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi
- 3.4. Quyền không phải làm đêm, làm thêm, đi công tác xa khi mang thai hoặc nuôi con nhỏ
- 3.5. Quyền được chuyển công việc nhẹ hơn khi mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi
- 3.6. Quyền không bị xử lý kỷ luật khi mang thai và nuôi con nhỏ
- 3.7. Quyền được nghỉ thai sản trước và sau sinh con 6 tháng
- 3.8. Quyền được đảm bảo việc làm sau chế độ thai sản
- 3.9. Không bị sa thải khi mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi
- 3.10. Quyền bình đẳng với lao động nam về lương, thưởng, thăng tiến
- 3.11. Quyền được hưởng BHXH chế độ thai sản
1. Ngày 20/10 là ngày gì?
Ngày 20/10 hằng năm là ngày kỉ niệm tôn vinh phụ nữ Việt Nam, gọi là Ngày Phụ Nữ Việt Nam. Ngày này là dốc mốc lịch sử của nước ta về một đoàn thể quần chúng phụ nữ được hoạt động hợp pháp và công khai, nhằm đoàn kết, động viên lực lượng phụ nữ đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước. Ngày 20/10 đánh dấu phụ nữ được bình đẳng trong bầu cử và nắm giữ những trọng trách quan trọng trong cơ quan nhà nước.
Tôn vinh phụ nữ Việt Nam với vai trò quan trọng đối với đất nước, xã hội và gia đình. Người phụ nữ Việt Nam đã kiên cường, bất khuất trong chiến tranh, khẳng định bản thân hoàn toàn có thể làm được những công việc mà người nam giới làm, phụ nữ Việt Nam cũng đã chiến đầu hết mình để giành lại tổ quốc thân yêu. Ngày nay khi đất nước hoà bình thì người phụ nữ đã khẳng định bản thân là những đảm việc nước, giỏi việc nhà.
Nhà nước luôn quan tâm đến phụ nữ Việt Nam khi họ được coi trọng trong bộ máy nhà nước, luôn nâng cao tỉ lệ phụ nữ trong cơ quan nhà nước, bảo vệ phụ nữ trong những quan hệ xã hội và gia đình. Điều này đã thúc đẩy sự bình đẳng giới trong xã hội.
20/10 cũng là dịp để cơ cơ quan, đơn vị, địa phương cùng ôn lại truyền thống vẻ vang, kiên cường, bất khuất của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước; là ngày tôn vinh những cống hiến của chị em đối với gia đình, xã hội. Trong ngày này, ở khắp các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp trong cả nước đều tổ chức giao lưu, tặng quà, tọa đàm, lễ gặp mặt... để mọi người cùng ôn lại truyền thống của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cùng nhau chia sẻ những khó khăn, bộn bề trong công việc, cuộc sống để tìm phương hướng giải quyết.
Với các hoạt động được tổ chức như vậy thì ngày 20/10 có được nghỉ không?
2. 20/10 phụ nữ có được nghỉ làm không?
Căn cứ theo điều 112 Bộ luật lao động 2019 quy định:
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, Tết:
a) Tết Dương lịch: 1 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 5 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 1 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 2 ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ tổ Hùng Vương: 1 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
=> Như vậy, theo quy định này, người lao động sẽ được nghỉ 6 ngày lễ trong năm.
Ngày 20/10 không được tính là ngày nghỉ lễ, do đó, người lao động, cán bộ, công chức, viên chức không được nghỉ làm ngày này, kể cả đây là ngày của chị em phụ nữ thì chị em lưu ý cũng không được nghỉ nhé.
Trong ngày 20/10, thông thường đa phần các cơ quan, đơn vị, địa phương sẽ tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam để mọi người cùng tham gia, nhằm tôn vinh những người phụ nữ đang làm việc tại đơn vị nói riêng và phụ nữ nói chung.
3. Các quyền lợi cơ bản của lao động nữ năm 2024
Khi tham gia quan hệ lao động, lao động nữ sẽ có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người lao động, đồng thời, được pháp luật bảo hộ và được hưởng các chế độ ưu đãi riêng theo quy định tại Bộ Luật lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan. Qua đó, bảo đảm quyền lợi, quyền bình đẳng về mọi mặt cho lao động nữ; khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt; tạo điều kiện tối đa cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe và tinh thần của lao động nữ, giúp chị em kết hợp hài hòa giữa công việc và cuộc sống gia đình.
Một số quyền lợi cơ bản của lao động nữ bao gồm:
3.1. Quyền được khám chuyên khoa phụ sản 1 lần/năm
Theo quy định tại Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và khoản 1 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP trong quá trình khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là đối với lao động nữ, sẽ có khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành ít nhất 1 lần/năm
3.2. Quyền được nghỉ 30 phút/ngày trong thời gian hành kinh
Theo quy định tại khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, lao động nữ trong thời gian hành kinh được được nghỉ 30 phút mỗi ngày.
3.3. Quyền được nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Theo quy định tại khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian làm việc để có thời gian cho việc cho con bú, vắt sữa, trữ sữa và nghỉ ngơi.
3.4. Quyền không phải làm đêm, làm thêm, đi công tác xa khi mang thai hoặc nuôi con nhỏ
Theo khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động không được yêu cầu hoặc sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong một số trường hợp:
- Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
- Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
3.5. Quyền được chuyển công việc nhẹ hơn khi mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Theo khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, người lao động nữ có quyền yêu cầu chuyển công việc nhẹ hơn trong trường hợp đang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi đang mang thai.
3.6. Quyền không bị xử lý kỷ luật khi mang thai và nuôi con nhỏ
Theo điểm d khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động không được áp dụng biện pháp kỷ luật đối với người lao động trong thời gian mang thai và nghỉ thai sản, cũng như nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
3.7. Quyền được nghỉ thai sản trước và sau sinh con 6 tháng
Theo Điều 139 Bộ luật Lao động 2019, chế độ nghỉ thai sản cho lao động nữ được quy định như sau:
- Thời gian nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trong đó, thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 2 tháng.
- Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên, tính từ con thứ 2 trở đi, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng cho mỗi con.
- Trong suốt thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm Xã hội (BHXH). Điều này bao gồm tiền trợ cấp thai sản và các chế độ khác liên quan đến bảo hiểm xã hội.
- Hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một khoảng thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
- Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất 4 tháng.
3.8. Quyền được đảm bảo việc làm sau chế độ thai sản
Theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có quyền được đảm bảo việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi hoàn thành thời gian nghỉ theo quy định tại Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 mà không bị giảm tiền lương và không mất quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản.
3.9. Không bị sa thải khi mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Theo Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động nghiêm cấm sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Tham khảo thêm: Nghỉ thai sản có bị xét tinh giản biên chế năm 2024
=> Thực tế cho thấy, có rất nhiều vụ việc một số doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nữ, nhất là lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình, người lao động cần phải nắm được một số quy định pháp luật liên quan, để có thể bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, tránh phát sinh tranh chấp với người sử dụng lao động.
3.10. Quyền bình đẳng với lao động nam về lương, thưởng, thăng tiến
Theo khoản 1 Điều 78 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, tiền lương, khen thưởng, thăng tiến, trả công lao động, các chế độ về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện lao động, an toàn lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ốm đau, thai sản, các chế độ phúc lợi khác về vật chất và tinh thần.
Trong trường hợp người sử dụng lao động có hành vi phân biệt giữa lao động nữ và lao động nam về các chế độ lương, thưởng, cơ hội thăng tiến... Theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 5 triệu - 10 triệu đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
- Không bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo một trong các trường hợp sau: tuyển dụng; bố trí; sắp xếp việc làm; đào tạo; thời giờ làm việc; thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương; các chế độ khác;
- Không tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của lao động nữ.
3.11. Quyền được hưởng BHXH chế độ thai sản
Theo quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong thời gian mang thai, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản từ Bảo hiểm xã hội. Trong quá trình mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai và nhận chăm sóc y tế. Theo quy định, lao động nữ được nghỉ việc đi khám thai 05 lần, mỗi lần được nghỉ 01 ngày.
=> Như vậy, có thể thấy pháp luật có những quy định rõ ràng nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động nữ, đảm bảo sự bình đẳng với nam giới. Pháp luật nghiêm cấm người sử dụng lao động có chính sách quy định gây bất lợi cho lao động nữ; cấm những hành vi làm hạn chế khả năng được tiếp tục lao động, làm việc của lao động nữ... Trong trường hợp người sử dụng lao động vi phạm những quy định trên, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề 20/10 có được nghỉ không? Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Chế độ đối với người nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế năm 2024
Quy trình xử lý hành vi lấn chiếm vỉa hè năm 2024
Phân biệt các loại hình doanh nghiệp, mô hình sản xuất kinh doanh
Tháng 7 năm 2024 có tăng lương không?
Ví dụ về vi phạm hình sự 2024
Di chúc có hiệu lực khi nào?
Giáo viên Tiểu học hạng 2 là gì?
Trách nhiệm của cá nhân, gia đình trong phòng, chống ma túy
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công