Phân biệt các loại hình doanh nghiệp, mô hình sản xuất kinh doanh

Phân biệt các loại hình doanh nghiệp, mô hình sản xuất kinh doanh? Nước ta hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp được phép đăng ký hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2020. Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có những đặc điểm khác nhau. vậy những đặc điểm khác nhau của các loại hình doanh nghiệp là gì? Hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Các mô hình sản xuất kinh doanh hiện nay

Hiện nay nước ta có 3 mô hình sản xuất kinh doanh:

  • Mô hình hộ gia đình sản xuất kinh doanh: mô hình này được đăng kí kinh doanh tại một địa điểm và chỉ được sử dụng dưới 10 lao động, khó mở rộng quy mô, khó huy động vốn.
  • Mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất kinh doanh: mô hình này được đăng kí kinh doanh với yêu cầu đạt đủ thành viên tham gia và những thành viên tham gia đều có quyền và nghĩa vụ bình đẳng như nhau.
  • Mô hình doanh nghiệp: Mô hình này là mô hình có tên riêng, được đăng kí kinh doanh, được thành lập, có trụ sở. Mô hình doanh nghiệp lại được phân chia ra thành 5 loại hình doanh nghiệp cụ thể để các chủ thể kinh doanh đăng ký loại hình doanh nghiệp phù hợp.

2. Phân biệt các loại hình doanh nghiệp

Trong mô hình doanh nghiệp thì lại có 5 loại hình doanh nghiệp cụ thể là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, công ty cổ phần.

Các loại hình doanh nghiệp này có những điểm khác biệt được cụ thể trong bảng dưới đây.

Tiêu chí

Doanh nghiệp tư nhân

Công ty hợp danh

Công ty TNHH 1 thành viên

Công ty TNHH 2 thành viên

Công ty cổ phần

Chủ sở hữu

Chỉ có 1 chủ sở hữu duy nhất là cá nhân, được gọi là chủ doanh nghiệp tư nhân.

Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Chủ sở hữu là cá nhân và được gọi là thành viên hợp danh. Công ty hợp danh có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty

Chỉ có duy nhất 1 chủ sở hữu là cá nhân hoặc tổ chức

Có nhiều đồng chủ sở hữu (có thể là cá nhân hoặc tổ chức), tối thiểu là 2 và tối đa không quá 50 đồng chủ sở hữu;

Chủ sở hữu chính là cổ đông của công ty (có thể là cá nhân hoặc tổ chức), tối thiểu là 3 và không giới hạn số lượng cổ đông tối đa;

Số lượng thành viên, cổ đông góp vốn

Chỉ có duy nhất 1 thành viên góp vốn là cá nhân, gọi là chủ doanh nghiệp tư nhân.

Có tối thiểu 2 thành viên hợp danh là cá nhân và ngoài ra có thể có thêm các thành viên góp vốn. Như vậy, công ty hợp danh không bị giới hạn tối đa số lượng thành viên cùng góp vốn vào công ty;

Có duy nhất 1 thành viên (là cá nhân, tổ chức) góp vốn thành lập doanh nghiệp

Được thành lập bởi tối thiểu là 2 và tối đa là 50 thành viên (là cá nhân hoặc tổ chức);

Cổ đông tham gia góp vốn có thể là cá nhân, tổ chức; số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không giới hạn số lượng;

Tư cách pháp nhân

Không có tư cách pháp nhân

Có tư cách pháp nhân

Có tư cách pháp nhân

Có tư cách pháp nhân

Có tư cách pháp nhân

Vốn điều lệ

Toàn bộ tài sản của chủ sở hữu

Tổng giá trị tài sản các thành viên cam kết góp vốn trong điều lệ công ty

Tổng giá trị tài sản chủ sở hữu cam kết góp vốn trong điều lệ công ty

Tổng giá trị tài sản các thành viên cam kết góp trong điều lệ công ty

Vốn góp của thành viên, chia thành nhiều phần bằng nhau

Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản

Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp

Chế độ trách nhiệm được kết hợp từ các loại hình doanh nghiệp còn lại và được chia cụ thể như sau:
Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân;
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trên phạm vi số vốn đã góp.

Thành viên, cổ đông góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ trong phạm vi số vốn góp vào công ty, vì thế tương đối an toàn cho các thành viên, cổ đông khi góp vốn vào doanh nghiệp

Thành viên, cổ đông góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ trong phạm vi số vốn góp vào công ty, vì thế tương đối an toàn cho các thành viên, cổ đông khi góp vốn vào doanh nghiệp

Thành viên, cổ đông góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ trong phạm vi số vốn góp vào công ty, vì thế tương đối an toàn cho các thành viên, cổ đông khi góp vốn vào doanh nghiệp

Như vậy dựa vào bảng trên có thể phân biệt, biết được những điểm khác nhau của các loại hình doanh nghiệp hiện nay.

3. Phân biệt các mô hình sản xuất kinh doanh

Các mô hình kinh doanh hiện nay có những điểm khác biệt như sau:

Giữa mô hình hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân.

  • Giống nhau là đều không có tư cách pháp nhân và chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
  • Khác nhau: hộ sản xuất kinh doanh chỉ được phép sử dụng dưới 10 lao động, chỉ được đăng kí kinh doanh trên một địa điểm.

Giữa mô hình hộ sản xuất kinh doanh và hợp tác xã.

  • Giống nhau: Cùng do một nhóm người quản lý và sở hữu
  • Điểm khác nhau: Mô hình hợp tác xã có tư cách pháp nhân còn hộ kinh doanh thì không.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Phân biệt các loại hình doanh nghiệp, mô hình sản xuất kinh doanh? Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.

Đánh giá bài viết
2 1.385
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm