Điều kiện để một cá nhân được thành lập doanh nghiệp?

Nhu cầu thành lập doanh nghiệp ngày một gia tăng, tuy nhiên người dân vẫn còn khó khăn trong việc tự mình thiết lập hồ sơ giấy tờ để thành lập một doanh nghiệp cho bản thân mình. Bài viết này Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn Điều kiện để một cá nhân được thành lập doanh nghiệp?

1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp là gì?

Điều kiện để thành lập doanh nghiệp là những quy định của pháp luật cùng với những tiêu chuẩn cụ thể của từng hạng mục liên quan đến tiêu chí cố định của nó đối với mỗi cá nhân, tổ chức để có thể thành lập một doanh nghiệp mới.

2. Quy định pháp luật về điều kiện thành lập doanh nghiệp

2.1 Điều kiện về chủ thể

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tất cả các tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ các trường hợp sau:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

  • Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Điều kiện để một cá nhân được thành lập doanh nghiệp

2.2 Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Các chủ thể khi thành lập doanh nghiệp được quyền kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành nghề đã được đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ngành nghề cấm kinh doanh là các ngành nghề có khả năng phương hại đến quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội, văn hóa…(Các ngành nghề bị cấm được quy định tại Điều 6 Luật đầu tư 2014 như: Cấm kinh doanh mại dâm; Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người….).

2.3 Điều kiện về tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp phải có đủ hai thành phần : Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Bên cạnh đó, tên doanh nghiệp không được đặt trùng hoặc dễ nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác.

2.4 Điều kiện về vốn pháp định

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp, được quy định chỉ với một số ngành nghề.

Ví dụ: Ngân hàng chính sách: 5000 tỷ, dịch vụ đòi nợ, dịch vụ bảo về: 2 tỷ.

2.5 Điều kiện về năng lực chuyên môn

Tùy từng ngành nghề, pháp luật sẽ có quy định riêng về điều kiện hành nghề của lĩnh vực đó.

Ví dụ Luật sư muốn hành nghề phải có thẻ luật sư, dược sĩ bán thuốc yêu cầu Bằng cử nhân Dược,…

2.6 Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 42 Luật doanh nghiệp 2020:

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

3. Cá nhân nào không được thành lập doanh nghiệp?

Cá nhân không được thành lập doanh nghiệp đó là:

  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Quy định về giải thể doanh nghiệp, Mẫu thông báo thay đổi tên doanh nghiệp từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 58
0 Bình luận
Sắp xếp theo