5 phương thức hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Những phương thức hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Để hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo công ăn việc làm cho người lao động, Chính phủ ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nổi bật nhất gần đây là Dự thảo Nghị định quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
24 việc chủ yếu mà doanh nghiệp cần lưu ý trong mảng lao động
Quyết định 1232/QĐ-TTg về Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn 2017 - 2020
Hướng dẫn về hỗ trợ chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
1. Cho vay trực tiếp
Điều kiện cho vay:
Khi sử dụng nguồn vốn quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm e Khoản 1 và Khoản 5 Điều 14 Nghị định này:
- DN nhỏ và vừa đáp ứng quy định Khoản 1 Điều 17 hoặc Khoản 1 Điều 19 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi thuộc Danh mục các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ của Quỹ;
- Người đại diện theo pháp luật của DNNVV thực hiện dự án, phương án sản xuất - kinh doanh có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- DNNVV có tình hình tài chính minh bạch (không áp dụng đối với DNNVV mới thành lập); bộ máy quản lý có năng lực và trình độ chuyên môn để điều hành hoạt động dự án;
- Phải đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án, phương án sản xuất kinh doanh tối thiểu 15% và phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất - kinh doanh;
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Thuộc đối tượng hỗ trợ của các gói hỗ trợ tài chính do Quỹ ban hành từng thời kỳ.
Khi sử dụng nguồn vốn quy định tại Điểm d Khoản 1 và Khoản 2, Khoản 3 Điều 14 Nghị định này:
- Có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi thuộc Danh mục các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ của Quỹ;
- Người đại diện theo pháp luật của DNNVV thực hiện dự án, phương án sản xuất - kinh doanh có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- DNNVV có tình hình tài chính minh bạch (không áp dụng đối với DNNVV mới thành lập); bộ máy quản lý có năng lực và trình độ chuyên môn để điều hành hoạt động dự án;
- Phải đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án, phương án sản xuất kinh doanh tối thiểu 15% và phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất - kinh doanh;
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Thuộc đối tượng hỗ trợ của các gói hỗ trợ tài chính do Quỹ ban hành từng thời kỳ.
Mức vốn cho vay: Đối với mỗi dự án, phương án sản xuất - kinh doanh của DNNVV tối đa không quá 85% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án đó nhưng không quá 30 tỷ đồng.
Lãi suất cho vay: Không vượt quá 90% mức lãi suất cho vay thương mại và được Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.
Lãi suất cho vay thương mại được xác định trên cơ sở mức lãi suất cho vay thấp nhất trong các mức lãi suất cho vay cùng thời kỳ của các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội. Lãi suất cho vay cụ thể đối với từng dự án, phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV theo chương trình cho vay và xếp hạng mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp.
2. Uỷ thác cho vay
Điều kiện cho vay:
Khi sử dụng nguồn vốn quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm e Khoản 1 và Khoản 5 Điều 14 Nghị định này:
- DN nhỏ và vừa đáp ứng quy định Khoản 1 Điều 17 hoặc Khoản 1 Điều 19 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Các DN nhỏ và vừa có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi thuộc Danh mục các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ của Quỹ;
- Người đại diện theo pháp luật của DNNVV thực hiện dự án, phương án sản xuất - kinh doanh có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- DNNVV có tình hình tài chính minh bạch (không áp dụng đối với DNNVV mới thành lập); bộ máy quản lý có năng lực và trình độ chuyên môn để điều hành hoạt động dự án;
- Phải đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án, phương án sản xuất kinh doanh tối thiểu 20% và phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất - kinh doanh;
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Thuộc đối tượng hỗ trợ của các gói hỗ trợ tài chính do Quỹ ban hành từng thời kỳ.
Khi sử dụng nguồn vốn quy định tại Điểm d Khoản 1 và Khoản 2, Khoản 3 Điều 14 Nghị định này:
- Các DN nhỏ và vừa có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi thuộc Danh mục các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ của Quỹ;
- Người đại diện theo pháp luật của DNNVV thực hiện dự án, phương án sản xuất - kinh doanh có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- DNNVV có tình hình tài chính minh bạch (không áp dụng đối với DNNVV mới thành lập); bộ máy quản lý có năng lực và trình độ chuyên môn để điều hành hoạt động dự án;
- Phải đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án, phương án sản xuất kinh doanh tối thiểu 20% và phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất - kinh doanh;
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Thuộc đối tượng hỗ trợ của các gói hỗ trợ tài chính do Quỹ ban hành từng thời kỳ.
Mức vốn cho vay: Đối với mỗi dự án, phương án sản xuất - kinh doanh của DNNVV tối đa không quá 70% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án đó nhưng không quá 30 tỷ đồng.
Lãi suất cho vay: Như đối với vay trực tiếp.
3. Các hoạt động tài trợ của Quỹ
3.1. Tài trợ vốn
Điều kiện tài trợ:
- Sử dụng nguồn vốn quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm e Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 5 Điều 14 Nghị định này: doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng Khoản 1 Điều 17 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; có sản phẩm đổi mới sáng tạo đã hoàn thiện; có dự án, phương án thương mại hóa sản phẩm khả thi thuộc Danh mục các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ và các chương trình tài trợ của Quỹ theo từng thời kỳ.
- Sử dụng nguồn vốn quy định tại Khoản 4 Điều 14 Nghị định này thực hiện theo quy định của nhà tài trợ.
Mức tài trợ: Đối với hoạt động tài trợ, đồng tài trợ sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.
- Mức tài trợ, đồng tài trợ vốn đối với mỗi dự án, phương án của DNNVV khi sử dụng nguồn vốn quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm e Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 5 Điều 14 Nghị định này không vượt quá 5 tỷ đồng.
- Tổng mức tài trợ cho DNNVV của Quỹ hàng năm không vượt quá 5% vốn chủ sở hữu ghi trên báo cáo tài chính cùng năm.
Hoàn trả kinh phí tài trợ
- DN nhỏ và vừa hoàn trả kinh phí đã nhận tài trợ bằng các hình thức đóng góp tiền, hiện vật, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho Quỹ để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác.
- Việc hoàn trả kinh phí đã tài trợ được thực hiện theo thỏa thuận giữa Quỹ và doanh nghiệp trên cơ sở cam kết ban đầu khi doanh nghiệp nhận hỗ trợ từ Quỹ.
- Hội đồng quản lý Quỹ ban hành Quy chế về hoàn trả kinh phí đã tài trợ từ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được hỗ trợ.
3.2. Hỗ trợ tăng cường năng lực
4. Gọi vốn cộng đồng
Quỹ cung cấp một nền tảng trực tuyến và các dịch vụ đi kèm có tính phí cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện gọi vốn cộng đồng.
Quỹ thực hiện xác minh tính chính xác của các thông tin do doanh nghiệp nhỏ và vừa gọi vốn cung cấp trên nền tảng gọi vốn trực tuyến của Quỹ.
Bên cung cấp vốn và DN nhỏ và vừa gọi vốn chịu toàn bộ rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, có trách nhiệm từ việc cấp vốn và hoàn trả vốn. Doanh nghiệp nhỏ và vừa gọi vốn có thể hoàn trả bằng quà tặng, cổ phần hoặc dưới các hình thức khác.
Quỹ không chịu trách nhiệm với các rủi ro trong việc cấp vốn và hoàn trả vốn.
5. Bảo lãnh tín dụng
- Quỹ Phát triển DN nhỏ và vừa (bên phát hành bảo lãnh) được sử dụng nguồn vốn quy định tại Điểm d Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 14 Nghị định này để thực hiện hoạt động bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ khoản vay (tối đa 85% tổng mức vốn đầu tư dự án, phương án sản xuất kinh doanh) cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bên được bảo lãnh) có dự án, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, có khả năng hoàn trả khoản vay vốn tại các Tổ chức tín dụng (bên nhận bảo lãnh) được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.
- Bảo lãnh tín dụng của Quỹ được thực hiện bằng văn bản dưới hình thức chứng thư bảo lãnh. Chứng thư bảo lãnh là cam kết đơn phương bằng văn bản của Quỹ với Tổ chức tín dụng về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ, bao gồm trả nợ gốc và lãi khoản vay thay cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khi doanh nghiệp nhỏ và vừa không trả hoặc trả không đầy đủ, đúng hạn nợ vay đã cam kết với tổ chức tín dụng.
- Sau khi được trả nợ thay, DN nhỏ và vừa phải nhận nợ và có trách nhiệm trả nợ cho Quỹ số tiền đã được Quỹ trả thay.
- Quỹ thẩm định các điều kiện bảo lãnh để quyết định việc bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại các Tổ chức tín dụng.
- Quỹ xem xét, quyết định sử dụng dịch vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm của các tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam để chia sẻ rủi ro đối với các khoản bảo lãnh.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Thủ tục đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh online năm 2024
-
Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn không?
-
Hướng dẫn treo biển hiệu, biển quảng cáo đúng Luật
-
Quy trình tạm ứng và thanh toán 2024
-
Thủ tục đăng ký mã số mã vạch 2024
-
Lương Net, lương Gross là gì? Cái nào có lợi hơn
-
Quyền lực thị trường là gì?
-
Phân biệt vốn lưu động và vốn cố định 2024
-
Thuế điện tử eTax 2.8.1 mới nhất
-
Chủ tịch công ty có được kiêm giám đốc?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27