Thông tư 41/2017/TT-BTC quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Thông tư 41/2017/TT-BTC - Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Thông tư 41/2017/TT-BTC hướng dẫn các đối tượng áp dụng của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP thực hiện một số quy định về phân tích so sánh, lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết, kê khai thông tin, lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và áp dụng quy định miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.

Văn bản hợp nhất 18/VBHN-BTC năm 2015 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Luật quản lý thuế

Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế

Những thay đổi quan trọng về chính sách thuế và quản lý thuế từ 01/07/2016

BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 41/2017/TT-BTCHà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2017

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 20/2017/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 02 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH LIÊN KẾT

Căn cứ Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;

Căn cứ Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế,

Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (sau đây viết tắt là Nghị định số 20/2017/NĐ-CP) như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn các đối tượng áp dụng của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP thực hiện một số quy định về phân tích so sánh, lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết, kê khai thông tin, lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và áp dụng quy định miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.

Điều 2. Phân tích so sánh, lựa chọn đối tượng so sánh độc lập để so sánh, xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP

1. Bản chất giao dịch liên kết được xác định, đối chiếu giữa hợp đồng pháp lý hoặc văn bản, thỏa thuận giao dịch của các bên liên kết với thực tiễn thực hiện của các bên theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP được áp dụng như sau:

a) Thu thập thông tin, xác định bản chất các giao dịch liên kết, quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính của người nộp thuế tại các hợp đồng (bao gồm phụ lục hợp đồng, hợp đồng sửa đổi kèm theo) hoặc văn bản, thỏa thuận với bên liên kết để xác định nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của các bên ký kết.

b) Phân tích thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, chức năng của người nộp thuế; so sánh thực tiễn thực hiện của các bên trong quá trình sản xuất kinh doanh với các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng đã ký; phân tích văn bản, hợp đồng, thỏa thuận và thực tiễn thực hiện của các bên trên cơ sở áp dụng nguyên tắc ứng xử kinh doanh giữa các bên độc lập. Phân tích các yếu tố so sánh thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.

Trường hợp thực tế thực hiện của các bên liên kết khác với các quy định tại hợp đồng, văn bản, thỏa thuận thì các thông tin thu thập được về thực tế thực hiện của các bên là cơ sở để phân tích so sánh, lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế.

Trường hợp thực tiễn thực hiện của các bên liên kết không phù hợp với nguyên tắc ứng xử kinh doanh giữa các bên độc lập thì áp dụng nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất quyết định hình thức để xác định lại giao dịch liên kết và rủi ro kinh doanh mà các bên phải gánh chịu. Trong trường hợp các giao dịch liên kết và rủi ro phân bổ không phản ánh đúng bản chất quan hệ kinh tế, tài chính, thương mại giữa các bên độc lập, giao dịch liên kết và rủi ro kinh doanh được xác định và phân bổ lại để thực hiện phân tích so sánh, lựa chọn phương pháp xác định giá của người nộp thuế.

c) Căn cứ đối chiếu các hợp đồng, văn bản, thỏa thuận và quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính trong các giao dịch liên kết của người nộp thuế là dữ liệu, thực tế thực hiện giao dịch giữa các bên liên kết để so sánh với các quyết định kinh doanh có thể được các bên độc lập chấp nhận trong điều kiện tương đồng. Nguyên tắc đối chiếu áp dụng trong phân tích so sánh coi trọng bản chất và thực tiễn kinh doanh, rủi ro gánh chịu của các bên liên kết hơn là các thỏa thuận bằng văn bản.

2. Khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn và căn cứ thực hiện điều chỉnh mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế để xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại điểm c và đ khoản 2 Điều 6 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP được xác định như sau:

a) Phương pháp xác suất thống kê áp dụng hàm tứ phân vị để xác định khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn và giá trị được lựa chọn làm cơ sở so sánh, điều chỉnh giá giao dịch liên kết trong trường hợp không có thông tin đánh giá mức độ tin cậy của từng đối tượng so sánh độc lập tìm kiếm được hoặc không có thông tin dữ liệu làm cơ sở để loại trừ hết các khác biệt trọng yếu. Hàm tứ phân vị được sử dụng để xác định khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn làm căn cứ thực hiện điều chỉnh tương ứng mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế nhưng không làm giảm nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước. Hàm tứ phân vị chia tập hợp các giá trị đã sắp xếp từ thấp đến cao của mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập thành bốn phần có số lượng quan sát đều nhau. Công thức tính hàm tứ phân vị, khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn và giá trị trung vị được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

Khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn xác định theo hàm tứ phân vị là từ giá trị tứ phân vị thứ nhất đến giá trị tứ phân vị thứ ba. Giá trị giữa thuộc khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn là các giá trị nằm trong khoáng từ giá trị tứ phân vị thứ nhất đến giá trị tứ phân vị thứ ba. Giá trị tứ phân vị thứ hai là giá trị trung vị của khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn.

b) Căn cứ thực hiện điều chỉnh mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế để xác định giá giao dịch liên kết, thu nhập chịu thuế và nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng như sau:

Đánh giá bài viết
1 2.487
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo