Nghị định 71/2013/NĐ-CP đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp nhà nước

Đầu tư vốn nhà nước và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp

Nghị định 71/2013/NĐ-CP đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định cụ thể rõ ràng và chi tiết về các quy định đầu tư và quản lý tài chính, do Chính phủ ban hành. Mời các bạn tham khảo và nghiên cứu.

Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động và BHXH số 88/2015/NĐ-CP

Nghị định của Bộ luật lao động về tiền lương số 49/2013/NĐ-CP

Nghị định quy định thi hành Luật hải quan về thủ tục, kiểm tra, giám sát hải quan số 08/2015/NĐ-CP

Nghị định 71/2013/NĐ-CP HẾT HIỆU LỰC ngày 01/12/2015, và sẽ ĐƯỢC THAY THẾ bằng Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài sản doanh nghiệp

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------

Số: 71/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

VỀ ĐẦU TƯ VỐN NHÀ NƯỚC VÀO DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ

Căn cứ Luật tchức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định về đầu tư vn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều l,

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Đi tượng áp dụng Nghị định này gồm:

a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ quản lý ngành), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập. Bao gồm:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế; công ty mẹ của tng công ty nhà nước; công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập.

b) Người đại diện theo ủy quyền tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vn điu lệ và Người đại diện phn vn nhà nước đu tư tại doanh nghiệp khác.

c) Các tchức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư vốn nhà nước, quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và quản lý phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác.

2. Các công ty mẹ nêu tại Điểm a Khoản 1 Điều này căn cứ quy định về quản lý tài chính và các quy định khác trong Nghị đnh này có trách nhiệm xây dựng, ban hành quy chế quản lý tài chính đối vi công ty con do công ty mẹ nm giữ 100% vốn điều lệ.

3. Các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động ở những lĩnh vực có đặc thù về tài chính thì thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ hoặc của Thủ tướng Chính phủ về đặc thù đó và các quy định khác trong Nghị định này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Doanh nghiệp” là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

2. “Vốn nhà nước tại doanh nghiệp” là vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước, các quỹ tập trung của Nhà nước khi thành lập doanh nghiệp và bổ sung trong quá trình hoạt động kinh doanh; các khoản phải nộp ngân sách được trích đlại; ngun Quỹ đu tư phát trin tại doanh nghiệp; Quỹ htrợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn nhà nước được tiếp nhận từ nơi khác chuyển đến; giá trị quyền sử dụng đất, quyền sử dụng tài nguyên Quốc gia được Nhà nước giao và ghi tăng vốn nhà nước cho doanh nghiệp; các tài sản khác theo quy định của pháp luật được Nhà nước giao cho doanh nghiệp.

3. “Vốn chủ sở hữu ca doanh nghiệp” là vốn được hình thành tcác nguồn quy định tại Khoản 2 Điều này, lợi nhuận chưa phân phối và chênh lệch tỷ giá được phản ánh trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

4. “Vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác” là vốn nhà nước góp ở công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên do Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm chủ sở hữu.

5. “Vốn của doanh nghiệp” là vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và vốn do doanh nghiệp huy động.

6. “Vốn của doanh nghiệp đầu tư vào doanh nghiệp khác” là vốn doanh nghiệp đầu tư vào công ty con, công ty liên kết.

7. “Người đại diện theo ủy quyền phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác” là cá nhân được chủ sở hữu ủy quyn bng văn bản đthực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu tại doanh nghiệp khác.

8. “Người đại diện theo ủy quyền phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác” là cá nhân được doanh nghiệp ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp tại doanh nghiệp khác.

Người đại diện theo ủy quyền quy định tại Khoản 7 và 8 Điều này sau đây được gọi chung là Người đại diện.

9. “Viên chức quản lý doanh nghiệp” là Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng (không bao gồm Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hp đồng lao động).

Chương 2.

ĐẦU TƯ VỐN VÀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP

MỤC 1. ĐẦU TƯ VỐN NHÀ NƯỚC VÀO DOANH NGHIỆP

Điều 4. Nguyên tắc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

1. Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp để tạo ra ngành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; đảm bảo phục vụ quốc phòng, an ninh; thực hiện điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô mang tính chiến lược trong từng giai đoạn.

2. Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp phải đúng mục tiêu, có hiệu quả, phù hợp với từng dự án đầu tư và phải thực hiện công khai, minh bạch.

3. Đầu tư vốn nhà nước để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh với các thành phần kinh tế khác phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và chấp thuận.

4. Đầu tư vốn nhà nước phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng; tránh dàn trải, lãng phí, thất thoát.

5. Gia tăng giá trị vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

Điều 5. Hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

1. Đầu tư vốn nhà nước để thực hiện các dự án, công trình quan trọng của Nhà nước tại doanh nghiệp.

2. Đầu tư vốn thành lập mới doanh nghiệp.

3. Đầu tư, bổ sung vốn điều lệ cho các doanh nghiệp để mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh; đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm môi trường, phục vụ an ninh, quốc phòng.

4. Đầu tư vốn nhà nước để duy trì quyền chi phối hoặc tỷ lệ vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên.

5. Mua lại một phần vốn hoặc toàn bộ doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác để thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế.

Điều 6. Điều kiện đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

1. Đầu tư các dự án, công trình quan trọng của Nhà nước tại doanh nghiệp, bao gồm:

a) Dự án có tổng vốn đầu tư từ 35.000 tỷ đồng trở lên, trong đó vốn nhà nước từ 11.000 tỷ đồng trở lên;

b) Dự án, công trình có ảnh hưởng ln đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:

- Nhà máy điện hạt nhân;

- Dự án, công trình sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 hécta (ha) trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 hécta (ha) trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 hécta (ha) trở lên; rừng sản xuất từ 1000 hécta (ha) trở lên;

c) Dự án, công trình sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 hécta (ha) trở lên.

d) Dự án, công trình phải di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác.

đ) Dự án, công trình đầu tư tại địa bàn có di tích quốc gia có giá trị đặc biệt quan trọng về lịch sử, văn hóa; danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia.

e) Dự án, công trình đầu tư tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh.

g) Dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt.

h) Dự án, công trình trọng điểm của quốc gia đầu tư ra nước ngoài có một trong các tiêu chí sau đây:

- Tổng vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên, trong đó vốn nhà nước đầu tư ra nước ngoài từ 7.000 tỷ đồng trở lên;

- Dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định;

- Dự án đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng quyết định.

2. Đầu tư vốn nhà nước để thành lập mới doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:

a) Đầu tư vốn nhà nước để thành lập mới doanh nghiệp ở những ngành, lĩnh vực, địa bàn sau đây:

- Ngành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội, trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng;

- Ngành, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế, đòi hỏi đầu tư lớn;

- Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư.

b) Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục ngành, lĩnh vực, địa bàn quy định tại Điểm a Khoản này.

c) Việc đầu tư vốn nhà nước để thành lập công ty con của doanh nghiệp phải nhm mục đích đ phát trin, phục vụ trực tiếp cho ngành nghkinh doanh chính của doanh nghiệp.

3. Việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ chỉ thực hiện đối với các doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ nhưng chưa được Nhà nước đầu tư đủ vốn điều lệ.

4. Việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước để duy trì hoặc tăng tỷ lệ vốn nhà nước đang tham gia tại các doanh nghiệp khác, bao gồm:

a) Các doanh nghiệp khác hoạt động kinh doanh cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích, trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng.

b) Các doanh nghiệp khác hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế ngành, lãnh thổ và thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ.

5. Việc mua lại một phần vốn hoặc toàn bộ doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác để thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ.

Điều 7. Thm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp để:

a) Thực hiện các dự án trọng điểm của Nhà nước quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này sau khi Chính phủ trình Quốc hội thông qua.

b) Quyết định đầu tư vốn để thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước; quyết định bsung vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước và của Tng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.

c) Quyết định đầu tư bổ sung vốn nhà nước góp tại các tập đoàn kinh tế sau cổ phần hóa.

d) Quyết định đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần vốn hoặc toàn bộ doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác theo đề nghị của Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp để:

a) Quyết định đầu tư vốn để thành lập đối với doanh nghiệp thuộc Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đán thành lập doanh nghiệp.

b) Quyết định bổ sung vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp do Bộ quản lý ngành quyết định thành lập thì phải thỏa thuận với Bộ Tài chính.

c) Quyết định đầu tư tăng vốn nhà nước góp tại doanh nghiệp khác do Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu.

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định phương án mua lại một phần vốn hoặc toàn bộ doanh nghiệp thuộc thành phn kinh tế khác trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Đánh giá bài viết
1 1.702
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi