Hiểu thế nào về Doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Tất cả các bạn khá quen thuộc với cụm từ "doanh nghiệp vừa và nhỏ". Thế nhưng không phải ai cũng có thể hiểu đúng nghĩa của cụm từ này. Các tiêu chí xác định và các trường hợp áp dụng như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Doanh nghiệp là gì?

Theo quy định tại Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Doanh nghiệp được hiểu như sau:

10. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Như vậy, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định, doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh theo đúng quy định, trình tự, thủ tục hồ sơ của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ được hiểu thế nào?

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Để xác định được thế nào là doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như để áp dụng quy định cho đúng thì phải căn cứ vào từng tiêu chí khác nhau trong từng trường hợp khác nhau theo quy định của pháp luật.

"Doanh nghiệp vừa và nhỏ" hiểu thế nào cho đúng?

3. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP:

"2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này."

Như vậy, để xác định là doanh nghiệp nhỏ thì cần có doanh thu bình quân một năm không quá 50 tỷ đồng, có số lao động đóng bảo hiểm xã hội tùy ngành nghề kinh doanh không quá 50 - 100 người.

Hiểu thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ?

4. Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP thì tiêu chí xác định Doanh nghiệp vừa được quy định như sau:

3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Như vậy, để xác định là doanh nghiệp vừa thì cần có doanh thu bình quân một năm không quá 100 - 200 tỷ đồng, có số lao động đóng bảo hiểm xã hội tùy ngành nghề kinh doanh không quá 100 - 200 người.

Như vậy, trên đây là bài viết cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Quyết định giải thể doanh nghiệp, Mẫu thông báo thay đổi tên Doanh nghiệp từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 570
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm