Ví dụ về vi phạm hình sự 2024
Ví dụ về vi phạm hình sự 2024. Pháp luật điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội. Trong đó có quan hệ hình sự. Hiện nay, hành vi vi phạm luật hình sự ngày càng tăng cao và có tính chất cũng như mức độ rất phức tạp. Để có cái nhìn rõ hơn về tội phạm hình sự, HoaTieu.vn xin được đưa ra các ví dụ về hành vi vi phạm hình sự. Mời bạn đọc tham khảo chi tiết tại bài viết dưới đây. Nếu có thắc mắc, hãy để lại ý kiến bên dưới phần bình luận, HoaTieu.vn sẽ giải đáp cho bạn ngay khi có thể.
Ví dụ về tội phạm hình sự
1. Vi phạm hình sự là gì?
Vi phạm hình sự là sự xâm hại đến các quan hệ pháp luật hình sự phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội liên quan đến việc họ thực hiện tội phạm, các hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Vi phạm hình sự được xem là những vi phạm có xử phạt nặng nhất đối với người vi phạm. So với vi phạm hành chính, vi phạm dân sự, vi phạm kỷ luật thì khi vi phạm hình sự thì công dân có thể bị phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc thậm chí là tử hình.
Không ai muốn bản thân mình bị xử phạt nặng, phải ở trong nhà tù, không được tự do như bên ngoài nên mỗi công dân cần ý thức được những hành động gây ra cho người khác và xã hội để đất nước luôn bình yên.
2. Những hành vi vi phạm hình sự
Tội vi phạm hình sự là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội do chủ thể là người có năng lực trách nhiệm hình sự và pháp nhân thương mai thực hiện.
Bộ luật Hình sự 2017 quy định những hành vi vi phạm hình sự là hành vi xâm phạm đến những điều như sau:
- Xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc;
- Xâm phạm chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cũng như công dân;
- Xâm phạm quyền con người;
- Xâm phạm lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Tất cả những hành vi nêu trên đều phải chịu chế tài theo quy định của pháp luật hình sự.
3. Ví dụ về vi phạm hình sự
Ví dụ hành vi vi phạm hình sự. Ví dụ về tội phạm hình sự.
Tất cả những hoạt động, hành vi của con người trên thực tế đều được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật. Tội phạm hình sự cũng được quy định trong luật hình sự và gồm 4 dấu hiệu sau:
- Gây nguy hiểm cho xã hội;
- Hành vi phải có lỗi (bao gồm vô ý hoặc cố ý) của chủ thể;
- Được quy định trong luật hình sự;
- Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý và phải chịu hình phạt.
Ví dụ về hành vi vi phạm pháp luật hình sự:
Ví dụ 1: Tội trộm cắp tài sản
N.V.T 30 tuổi là hàng xóm với anh L.V.A. Thấy buổi trưa A đỗ xe máy trong cổng và vắng bóng người, B đã tiến hành trộm chiếc xe máy này mang đi bán được số tiền 30 triệu đồng và mua điện thoại, tivi mới.
Hành vi của T có đủ các yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự như sau:
Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Hành vi của T đã xâm phạm đến tài sản của người khác, đây là quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. T đã có hành vi trộm cắp tài sản dưới 50 triệu đồng, cụ thể là 30 triệu đồng. Đây là hành vi có ý định từ trước, lỗi cố ý của chủ thể trộm tài sản khi vắng bóng người buổi trưa để bán lấy tiền thu lợi bất chính.
T đã 30 tuổi và hoàn toàn có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Vì vậy t phải chịu toàn bộ trách nhiệm pháp lý hình sự và có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm theo quyết định của Tòa án.
Ví dụ 2: Tội cố ý gây thương tích
Anh N.N.H (20 tuổi) do có hiềm khích với L.Đ.T từ trước nên vào 20 giờ tối ngày 15/3/2021 khi bắt gặp T một mình uống rượu say về nhà, H lợi dụng tình hình trời tối vắng bóng người qua lại và T lúc này đang không tỉnh táo, dùng gậy bóng chày hành hung và đập rất nhiều phát lên người T, khiến T bị gãy xương đùi phải, bầm tím tụ máu rất nhiều nơi trên cơ thể, theo báo cáo tại bệnh viện nơi T điều trị thì tổn thương cơ thể là 50%.
Hành vi của H đã xâm phạm đến sức khỏe của người khác được quy định tại Khoản 2 Điều 134 trong Bộ luật hình sự 2017:
Theo đó người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm.
Hành vi của H là cố ý và H đã 20 tuổi, hoàn toàn đủ năng lực trách nhiệm hình sự để chịu trách nhiệm pháp lý. H có thể phải chịu hình phạt tù từ 02 năm đến 06 năm.
Ví dụ 3: Tội xúc phạm quốc kỳ quốc huy
Anh N.V.H bức xúc về chính quyền nhân dân về việc đã phân xử sai về mảnh đất của anh đang tranh chấp, nên anh H đã lên Uỷ ban nhân xã để mong muốn được giúp đỡ. Nhưng cán bộ trong cơ quan không thể giúp đỡ việc này nên trong lúc nóng giận anh H đã thấy lá cờ đang treo giật xuống và dẫm lên. Điều này đã được cán bộ trong cơ quan chứng kiến. Anh H đã bị cơ quan nhà nước kiện vì hành vi xâm phạm đến quốc kỳ của mình.
Theo quy định của Bộ luật hình sự tại điều 351 về hành vi xâm phạm quốc kỳ, quốc huy, quốc ca:
Điều 351. Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca
Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Theo đó thì yếu tố cấu thành tội phạm xâm phạm quốc kỳ của anh H đã đẩy đủ:
- Khách thể: xâm phạm đến quốc kỳ - lá cờ của Việt Nam.
- Chủ thể: anh H đủ năng lực để chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
- Khách quan: Hành vi giật lá cờ và giẫm, đáp lên lá cờ tổ quốc thiêng liêng.
- Chủ quan: anh H phạm tội với lỗi cố ý.
Vì thế anh H sẽ phải chịu hình phạt về tội danh này là cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Điều này đã cho thấy những hành vi vi phạm pháp luật đều bị trừng trị theo pháp luật, người vi phạm sẽ không bị bỏ sót nếu đã phát hiện hành vi vi phạm. Do vậy mỗi công dân cần biết suy nghĩ về những hành vi của bản thân, hành vi nào nên và không nên, đừng vi những phút bốc đồng, nóng giận để xảy ra vi phạm.
Bài viết dưới đây đã nếu ví dụ về hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Mời bạn đọc tham khảo những bài viết có liên quan tại mục Là gì? mảng Hỏi đáp pháp luật và Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự năm 2024
Ma trận đề thi THPT quốc gia 2023
Đơn xin trông giữ ngoài giờ 2024 mới nhất
Lời bài hát Hãy tỏa sáng (Let’s Shine) - Bài hát chính thức SEA Games 31
Cách viết +3 mẫu bản kiểm điểm nói chuyện trong giờ học 2024
Viết đoạn văn 5 - 7 câu về chủ đề Để hành tinh xanh mãi xanh
Trốn tránh nghĩa vụ quân sự 2024 phạt hành chính và bị xử lý hình sự thế nào?
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Bài viết hay Là gì?
Sinh viên bị xếp loại rèn luyện kém trong cả năm học sẽ có sao không?
Đâu là đặc điểm của biển báo cấm?
Theo luật phòng chống ma tuý 2021 thì chất gây nghiện là?
Ba mũi giáp công ba vùng chiến lược là gì?
Để quản lý xã hội bằng pháp luật, Nhà nước cần tích cực thực hiện?
Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là 2024?