Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là có trình căn bản tất yếu của nhà nước ta. Quá trình này cần sự nhìn nhận, định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước về hướng đi cụ thể của nền kinh tế. Trong đó cần nhìn nhận xu hướng chuyển dịch, thay đổi cần thiết của nền kinh tế nước nhà để phát triển. Vậy xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cần thiết của nước ta trong giai đoạn này là gì?
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?
Cơ cấu kinh tế là những ngành nghề, lĩnh vực, các vùng, các thành phần kinh tế trong mối quan hệ giữa chúng với nhau. Cơ cấu kinh tế nước ta bao gồm: nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình làm thay đổi cơ cấu, tỉ trọng, tốc độ, chất lượng trong mối quan hệ giữa các ngành, các vùng kinh tế sao cho phù hợp đặc thù kinh tế các vùng trên cả nước.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là phát triển từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế nông, công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể là:
- Chuyển từ nông, lâm, ngư nghiệp truyền thống sang phát triển nông, lâm, ngư nghiệp bền vững, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chế biến thực phẩm;
- Chuyển từ công nghiệp chủ yếu từ nguyên liệu nhập khẩu sang phát triển công nghiệp theo hướng nguyên liệu có sẵn và gia tăng xuất khẩu;
- Phát triển ngành dịch vụ, thương mại;
- Khai thác hiệu quả của hội nhập kinh tế thế giới, tăng đầu tư nước ngoài vào nước ta;
- Phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường;
- Đồng thời phải chuyển từ cơ cấu lao động ít kinh nghiệm sang gia tăng cơ cấu lao động tri thức.

2. Tại sao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đồng thời với chuyển dịch cơ cấu lao động?
Để trả lời cho câu hỏi này thì có nhiều lý do dưới đây:
- Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm gia tăng việc làm về công nghiệp dịch vụ và ngành kinh tế đầu tư nước ngoài, cho người lao động nên cần số lượng lao động lớn;
- Do ngành kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp cũng được thay đổi, mở rộng ngành công nghiệp chế biến tại địa phương nên hạn chế được sự dịch chuyển lao động từ nông thôn lên thành thị;
- Do ngành kinh tế phát triển với công nghệ, kĩ thuật hiện đại hơn nên đòi hỏi lao động cũng cần chất lượng hơn. Các lao động cần có đào tạo bài bản, kinh nghiệm và trình độ cao để phù hợp với công việc yêu cầu.
Như vậy những lý do trên có thể hiểu được kinh tế gắn liền với sản xuất mà sản xuất lại gắn liền với lực lượng lao động, nên khi nền kinh tế thay đổi đương nhiên lực lượng lao động cũng thay đổi theo.
3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta?
Như vậy từ phân tích ở câu trên thì có thể thấy được xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ gắn liền với sự thay đổi cơ cấu kinh tế. Kinh tế thay đổi điều gì thì lực lượng lao động cũng thay đổi theo:
- Chuyển đổi từ lực lượng lao động thuần nông sang lực lượng lao động nông nghiệp kết hợp với kĩ thuật hiện đại và ngành công nghiệp chế biến;
- Chuyển đổi từ lực lượng lao động nông nghiệp sang lực lượng lao động cho ngành dịch vụ và công nghiệp;
- Chuyển đổi từ lực lượng lao động từ trình độ thấp sang lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao;
- Chuyển đổi từ lực lượng lao động tập trung ở thành thị sang phân bố ở khu vực địa phương.
Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta. Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập.
- Chia sẻ:
Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Soạn bài Yêu và đồng cảm ngắn nhất
Xác định nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số trong văn bản Yêu và đồng cảm
Tìm hiểu về tác giả Đỗ Phủ
Cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội là gì?
Những lí lẽ, bằng chứng khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm trong hoạt động nghệ thuật
Những nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế các nước Mĩ La tinh phát triển không ổn định?
Các nước châu Phi cần có giải pháp gì để khắc phục khó khăn về khai thác tự nhiên
Ví dụ cụ thể để thấy rõ vai trò của thị trường đối với tình hình sản xuất một số nông sản
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
(6 đề) Nhà mẹ Lê đọc hiểu có đáp án
-
Cơm mùi khói bếp đọc hiểu
-
Đọc hiểu Một bữa no
-
(5 đề) Đọc hiểu Hoa cỏ may có đáp án
-
Phân tích và đánh giá đoạn trích Tổ quốc nhìn từ biển
-
Cô hàng xén đọc hiểu (5 đề có đáp án)
-
Tổ quốc nhìn từ biển đọc hiểu
-
Đọc hiểu Con chó xấu xí có đáp án
-
Đọc hiểu Áo tết có đáp án
-
Phân tích tác phẩm Nghèo của Nam Cao hay
-
Phân tích Hương thầm của Phan Thị Thanh Nhàn
-
Phân tích tác phẩm Cô hàng xén

Bài viết hay Lớp 11
Phân tích đoạn trích khi tỉnh rượu giấc tàn canh (Truyện Kiều)
Em hãy nêu những ví dụ thể hiện Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
Năm mới chúc nhau đọc hiểu
Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội trang 53
Tại sao giá trị của hàng hoá do thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định? GDCD 11 trang 26
Phân tích biểu hiện của nội dung quan hệ cung cầu?