Hầu đồng là gì? Hầu đồng có phải mê tín dị đoan?

Hầu đồng là gì? Hầu đồng có phải mê tín dị đoan? Hầu đồng, hát chầu văn, Tín ngưỡng Thờ mẫu là những khái niệm khá quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Đặc biệt là vào các ngày lễ, hoạt động này diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo công chúng tham gia. Đã bao giờ bạn tự hỏi liệu đây có phải là hoạt động mê tín dị đoan không? Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người có nhận biết sai lệch về những hoạt động này. Để giải đáp cho thắc mắc trên, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của HoaTieu.vn.

Hầu đồng là một nghi lễ trong Tín ngưỡng Thờ Mẫu.
Hầu đồng là một nghi lễ trong Tín ngưỡng Thờ Mẫu.

1. Hầu đồng là gì?

Hầu đồng là một nghi lễ trong Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần,… Về bản chất, hầu đồng là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các ông đồng, bà đồng. Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập thể linh hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng trong trạng thái tâm linh thăng hoa, ngây ngất nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử.

Khi thần linh nhập vào thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ. Để phục vụ cho nghi lễ quan trọng này người ta đã sáng tạo ra một hình thức lễ nhạc gọi là Hát văn (hát chầu văn) để phục vụ cho quá trình nhập đồng hiển thánh.

2. Tội mê tín dị đoan là gì?

Mê tín dị đoan là có niềm tin vào những thứ mơ hồ, không có thật và không phù hợp với quy luật tự nhiên, chủ yếu xuất hiện trong lĩnh vực tâm linh và dẫn tới những hậu quả xấu không chỉ đối với cá nhân, gia đình mà còn lan ra cả cộng đồng về thời gian, tài sản, sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm tới cả tính mạng con người.

Mê tín, dị đoan mang ý nghĩa tiêu cực, khác với ý nghĩa tích cực của việc thờ cúng ông bà tổ tiên và các vị thần linh từ bao đời nay của người Việt.

Liên quan đến hành vi hành nghề mê tín dị đoan Bộ luật Hình sự 2015 quy định Tội hành nghề mê tín, dị đoan tại điều 320 với mức phạt cao nhất của tội này là 10 năm tù.

3. Hầu đồng có phải mê tín dị đoan?

Lên đồng có phải mê tín dị đoan?

Hiện nay hầu đồng, hát văn đã được coi là nghệ thuật thực sự
Hiện nay hầu đồng, hát văn đã được coi là nghệ thuật thực sự.

Hầu đồng một thời bị coi là mê tín dị đoan và bị cấm đoán. Do đó, mà phần lớn người dân đến tận bây giờ vẫn chưa hiểu đúng về nghi lễ này, coi đây là hoạt động mê tín dị đoan, vi phạm pháp luật.

Nhưng hiện nay hầu đồng, hát văn đã được coi là nghệ thuật thực sự. Trong tín ngưỡng Thờ mẫu, nghi lễ nổi bật là lên đồng. Đây là một hình thức diễn xướng tâm linh, một bảo tàng sống của văn hóa Việt. Bởi ở hình thức diễn xướng này, chúng ta có thể thấy được cách nghĩ, nếp sống, quan điểm nhân sinh của cha ông, được chiêm ngưỡng sự hiện thân của các thần linh với tính cách, điệu bộ vô cùng phong phú, sinh động.

Hơn thế, nghi lễ hầu bóng - lên đồng của đạo Mẫu đã sản sinh ra hát văn, mà hát văn là một trong những loại hình dân ca tiêu biểu.

4. Hầu đồng (đồng bóng) có phạm tội không?

Như đã đề cập tại phần trên thì Hầu đồng (đồng bóng) không phạm tội, không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Ngược lại, hầu đồng được coi là văn hóa truyền thống cần phải được giữ gìn và phát huy.

Dù trong thực tế, vẫn có một bộ phận nhỏ lợi dụng nghi lễ hầu đồng để kiếm lợi bất chính, nhưng không vì thế mà ta lại cấm đoán hoạt động này.

Nhiệm vụ hiện nay là cần giải thích, tuyên truyền, hướng dẫn để người dân trong nước cũng như bạn bè quốc tế hiểu hát văn, hầu đồng là nghệ thuật đích thực. Qua đó tích cực đưa Tín ngưỡng Thờ mẫu, hầu đồng, hát chầu văn vào đời sống thực tế, để làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, giúp họ tự nhận ra giá trị thẩm mỹ, nhân văn, chủ nghĩa yêu nước trong loại hình nghệ thuật độc đáo này; phải lấy cái hay, cái đẹp, cái vui của nghệ thuật để đẩy lùi yếu tố mê tín dị đoan.

Bài viết đã giải đáp cho câu hỏi Hầu đồng có phải mê tín dị đoan? Mời bạn đọc tham khảo bài viết có liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 876
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi