Cúng thanh minh có phải mê tín dị đoan 2024?

Cúng thanh minh có phải mê tín dị đoan 2024? Tết Thanh minh có phải ngày lễ, tết theo quy định của Pháp luật Việt Nam không? Người Việt Nam có truyền thống thờ mẫu từ xa xưa, đạo lý "uống nước nhớ nguồn" luôn thấm nhuần trong tư trưởng của mỗi người con dân tộc. Tết thanh minh là ngày lễ biểu hiện cho tư tưởng ấy, đi sâu vào tiềm thức của biết bao người Việt sinh sống và làm việc cả trong, ngoài nước. Vậy cúng Thanh minh liệu có phải là mê tín dị đoan? Cúng Thanh minh vào ngày nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây cùng HoaTieu.vn.

Cúng Thanh minh là truyền thống có từ lâu đời của người dân Việt Nam.
Cúng Thanh minh là truyền thống có từ lâu đời của người dân Việt Nam.

1. Thanh minh là gì?

Tết Thanh minh là gì?

  • "Thanh" có nghĩa là trong lành, sạch sẽ.
  • "Minh" có nghĩa là tươi sáng.

Thanh minh là một trong hai mươi tư tiết khí của các lịch Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Tính từ đầu năm trở đi, tiết Thanh minh đứng thứ 5, sau các tiết Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân.

Ở miền Bắc nước ta, Tiết Thanh minh là thời điểm trời đã hết mưa phùn, nồm ẩm, thời tiết trở nên khô ráo, trong sáng, dễ chịu.

2. Tết Thanh Minh 2024 là ngày nào?

Tết Thanh minh 2024 rơi vào thứ Năm, ngày 4/4/2024 dương lịch, tức 26/2/2024 âm lịch. 

- Nhiều người nhầm tưởng ngày lễ tết Thanh minh được tính theo âm lịch, lịch mặt trăng nhưng không phải. Tết Thanh minh không có ngày cố định thời gian và thường bắt đầu sau khi kết thúc tiết xuân phân vào ngày 4 hoặc ngày 5 tháng 4 dương lịch.

- Một số người khác lại nhầm lần giữa Tết Thanh Minh và Tiết Thanh Minh. HoaTieu.vn xin đưa ra thông tin cụ thể để các bạn có thể phân biệt được hai khái niệm này:

  • Tết Thanh minh là ngày đầu tiên của tiết Thanh minh, đến sau ngày lập xuân 60 ngày. Tết Thanh minh 2024 rơi vào thứ Năm, ngày 4-4 dương lịch (tức 26-2 âm lịch).
  • Còn Tiết Thanh Minh được tính từ ngày bắt đầu tiết khí đến ngày kết thúc. Thời gian bắt đầu từ của Tiết Thanh Minh không cố địng, thường từ ngày 4-5/4 dương lịch (tức ngày 26-27/02 âm lịch) và kết thúc vào khoảng 20-21/4 dương lịch (tức ngày 12-13/3 âm lịch).
Hình ảnh người dân đi tảo mộ trong ngày tết Thanh minh.
Hình ảnh người dân đi tảo mộ trong ngày tết Thanh minh.

Người dân nhiều nơi kết hợp Tết Thanh minh với Tết Hàn thực, tức ngày bánh trôi bánh chay, được tổ chức vào ngày mồng ba tháng ba âm lịch.

Tết thanh minh là một ngày lễ hướng về nguồn cội, để tưởng nhớ tổ tiên ông bà đã mất, là dịp con cháu quây quần bên nhau báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên. Đó còn là bổn phận, trách nhiệm của mỗi người con đất Việt.

Vào ngày tết này, con cháu sẽ đến làm cỏ tại phần mộ tổ tiên, sửa sang dọn dẹp, thắp hương và cúng hoa quả, bánh kẹo thể hiện lòng thành kính của mình với tổ tiên, ông bà, và những người đã khuất trong gia đình, dòng họ.

Thông thường, ngày lễ Thanh minh chỉ là một ngày lễ nhỏ trong năm. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, nhất là vùng đồng bào dân tộc, ví dụ như dân tộc Tày tại Cao Bằng, Bắc Kạn lại xem Thanh minh quan trọng như một ngày lễ tết cổ truyền, họ tổ chức rất lớn và làm nhiều món ăn đặc sắc, cổ truyền, con cháu đều về thăm gia đình người thân và quây quần bên nhau.

2. Mê tín dị đoan là gì?

Mê tín là một cụm từ chỉ những niềm tin trong một mối quan hệ nhân quả siêu nhiên: một trong những sự kiện hay hành động sẽ dẫn đến các sự kiện hay hành động khác mà không có bất kỳ quá trình vật lý nào liên kết hai sự kiện như điềm báo, phù phép. Mê tín mâu thuẫn với khoa học tự nhiên hay phản khoa học.

Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, không phù hợp với lẽ tự nhiên dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng. Mê tín dị đoan bao gồm những hành vi ông đồng, bà cốt, tin xin xăm bói quẻ, tin ngày lành tháng dữ, tin số mạng sang hèn, tin coi tay xem tướng, tin cúng sao, cúng hạn, cúng kem, tin thầy bùa thầy chú, tin cầu cúng tai qua nạn khỏi.

Vì những hậu quả xấu mà mê tín dị đoan gây ra, nhà nước ta đã ban hành các quy định nghiêm cấm hành vi mê tín dị đoan.

4. Cúng Thanh minh có phải mê tín dị đoan?

Tết thanh minh là ngày con cháu hướng về tổ tiên, cội nguồn. Dù ai đi đâu đến ngày Tết Thanh Minh cũng cố gắng về thăm gia đình, đi tảo mộ tổ tiên, ông bà, quây quần bên nhau ăn bữa cơm thân mật.

Vì vậy cúng Thanh minh không phải là mê tín dị đoan mà là truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần được lưu giữ và phát triển, để ngày lễ luôn là ký ức đẹp trong mỗi con người. Tết Thanh minh đã trở thành tài sản tinh thần vô giá đối với mỗi người con đất Việt. Qua đó thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng hiếu thảo, thành kính nhớ về nguồn cội.

5. Tết Thanh minh có phải ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật lao động không?

Căn cứ điều 112 Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14 quy định về ngày lễ, tết như sau:

Nghỉ lễ, tết

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo quy định trên thì trong số các ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương thì không có ngày Tết Thanh minh dù đây là một ngày có ý nghĩa quan trọng về tâm linh đối với các gia đình Việt Nam.

Bài viết đã giải đáp câu hỏi về Cúng thanh minh liệu có phải là mê tín dị đoan hay không? Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Là gì? mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 295
0 Bình luận
Sắp xếp theo