Cách ăn chay Lễ Tro 2024

Thứ Tư Lễ Tro là ngày bắt đầu của Mùa Chay, là một trong những lễ được nhiều người tham dự nhất trong năm. Trong Mùa chay người Công giáo sẽ ăn chay và kiêng thịt trong vòng 40 ngày. Vậy Thứ 4 Lễ Tro có ăn chay không và cách ăn chay Lễ Tro như thế nào là đúng? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung sau đây để tìm hiểu về cách ăn chay trong Lễ Tro sao cho đúng nhất nhé.

Đối với các tín đồ Thiên Chúa Giáo, Lễ Tro là ngày lễ vô cùng đặc biệt. Thực hiện những nghi thức làm phép trong ngày lễ này là dịp để những tín đồ Thiên Chúa Giáo suy nghĩ, hồi tưởng về bụi tro, để thấy được sự hèn yếu của con người và biết ơn sự ban ơn của Thiên Chúa. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu Ngày lễ tro là gì? Lễ Tro ăn chay như thế nào? Mùa chay kéo dài bao nhiêu ngày trong bài viết sau nhé.

1. Lễ tro là gì?

Trong tiếng Latin, Thứ Tư Lễ Tro được gọi là Feria quarta cinerum, đây là ngày lễ có nguồn gốc từ thời Đức Giáo Hoàng Gregorio.

Lễ tro còn được gọi với tên khác là Thứ Tư Lễ Tro; đây là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Đạo Thiên Chúa.

Đây là ngày lễ đặc trưng với sự ban phước của tro tàn. Sau khi ban phép lành, tro sẽ được rắc lên đầu hoặc vẽ lên trán các tín đồ Thiên Chúa Giáo hình thánh giá. Lễ Tro được coi là ngày lễ khởi đầu mùa chay trong năm.

Tên gọi Thứ tư lễ Tro được bắt nguồn từ việc vẽ tro lên trán của những người tham gia thành các từ "hãy ăn năn và tin vào Tin mừng" hay câu "Hãy nhớ rằng bạn là cát bụi, và bạn sẽ trở về với cát bụi".

=> Lễ Tro là dip nói lên tinh thần xám hối và sự khiêm nhường, là dịp để các tín đồ nhìn nhận lại thân phận cát bụi của mình.

2. Thứ Tư Lễ Tro có ăn chay không?

Mỗi năm, người Công Giáo ăn chay và kiêng thịt vào mùa chay. Mùa Chay là thời gian bốn mươi (40) ngày trước Lễ Phục Sinh kéo dài từ ngày Thứ Tư Lễ Tro đến ngày Thứ bảy Tuần Thánh.

Thứ Tư Lễ Tro: Ăn chay và kiêng thịt.

Ngoài Thứ Tư Lễ Tro, còn có những ngày nào khác trong Mùa Chay phải kiên khem hoặc ăn chay kiêng thịt nữa không?

Có. Tất cả các ngày Thứ Sáu suốt Mùa Chay là những ngày phả ăn chay. Cũng vậy, Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày Chúa Giêsu chịu đóng đinh, là một ngày phải vừa ăn chay vừa kiêng thịt.

Tất cả mọi ngày trong Mùa Chay đều phù hợp cho việc hãm mình và chay tịnh, nhưng Giáo Luật không đòi buộc phải ăn chay trong những ngày này. Việc hãm mình chay tịnh như vậy phải là tự nguyện, như một lễ vật tự nguyện.

3. Những ngày ăn chay của công giáo

  • Thứ Tư Lễ Tro: Ăn chay và kiêng thịt
  • Những ngày Thứ Sáu kế tiếp (6 lần) sau Lễ Tro: Kiêng thịt
  • Thứ Sáu Tuần Thánh, trước ngày Đại Lễ Phục Sinh: Ăn chay và kiêng thịt

4. Cách ăn chay trong ngày Lễ Tro

Cách ăn chay trong ngày Lễ Tro
Cách ăn chay trong ngày Lễ Tro

4.1. Chế độ ăn chay theo mỗi độ tuổi

Trẻ em từ 14 đến 17 tuổi: Kiêng thịt

Các vị từ 60 tuổi trở lên: Kiêng thịt (được miễn khỏi ăn chay)

Không ăn thịt (được ăn trứng, cá, các thứ chế biến từ sữa)

Từ 18 đến 59 tuổi: Ăn chay và kiêng thịt

Không ăn thịt (được ăn trứng, cá, các thứ chế biến từ sữa)

Chỉ ăn một bữa no

Một bữa đói (có thể chia làm hai bữa nhưng cả hai bữa ít hơn một bữa no)

Không ăn vặt

Có thể uống giải khát bất cứ lúc nào (không uống rượu bia)

Ai vì lý do sức khoẻ không thể giữ được phải làm một hy sinh, hãm mình khác bù lại.

4.2. Ăn chay trong lễ tro kiêng thịt gì?

Kiêng các thứ thịt loài vật máu nóng như heo, bò, gà, vịt…

Các thứ thịt loài vật máu nóng có nhiều chất kích thích tình dục hơn cá, tôm.

Ăn chay, kiêng thịt, không ăn vặt, thắng cái thèm, cái đói, nhờ việc ăn khắc khổ để thăng tiến trên con đường thánh thiện.

4.3. Những người được miễn giữ chay trong lễ tro

Phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ.

Những người bịnh, sức khỏe yếu.

Những người phải làm việc nặng nhọc.

Những người nghèo khổ sở vì đói.

Những người được giám mục chuẩn miễn.

5. Có được ăn cá tôm trong lễ tro mùa chay không?

Câu trả lời là có được ăn tôm, cua, cá... trong lễ tro mùa chay nhé.

Như bạn đã biết, trong giáo luật chỉ kiêng thịt khi ăn chay vào lễ tro nhưng lại cho ăn những món ăn khác như tôm, cua, cá… Tại sao lại vậy?

Theo người công giáo quan niệm, tôm, cua, cá là những loài động vật máu lạnh, nên có thể ăn được. Hơn nữa, khác với những tu sĩ Phật Giáo hay nhiều Phật tử có thói quen ăn chay trường là cữ sát sinh không dùng những thức ăn có nguồn gốc từ động vật thì người Công Giáo ăn chay để biểu lộ lòng sám hối, ăn năn, tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn của Chúa Kitô.

6. Mùa chay kéo dài bao nhiêu ngày?

Mùa Chay là mùa sám hối đặc biệt để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua của Đức Kitô. Mùa Chay kéo dài 40 ngày (không tính các ngày Chúa Nhật); bắt đầu từ thứ Tư Lễ Tro và kết thúc trước thánh lễ Tiệc Ly chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh.

7. Lễ Tro 2024 vào ngày nào?

Theo lịch Công giáo Việt Nam, Mùa Chay năm 2024 bắt đầu từ thứ Tư Lễ Tro, tức ngày ngày 14 tháng 02 năm 2024. Mùa Chay kéo dài 40 ngày, kết thúc trước thánh lễ Tiệc Ly chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh, tức ngày ngày 28 tháng 03 năm 2024.

Trong Mùa Chay, các tín hữu Công giáo thường thực hành các việc đạo đức như: chay tịnh, cầu nguyện, bố thí, và giúp đỡ người nghèo khổ.

=> Như vậy, Lễ tro 2024 là ngày 14/02/2024, ngày khởi đầu Mùa Chay theo quan niệm của Thiên Chúa Giáo.

8.  Lễ Tro kiêng gì?

Như đã phân tích ở trên, Lễ Tro của người theo đạo Thiên Chúa Giáo là ngày kiêng thịt (động vật có vú và gà), họ ăn chay theo yêu cầu truyền thống của Giáo hội.

Trên đây là Cách ăn chay Lễ Tro 2024 sao cho đúng nhất. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
7 17.758
0 Bình luận
Sắp xếp theo