Cách xưng tội Công Giáo người lớn và thiếu nhi

Xưng tội là nghi thức giúp các tín đồ Công Giáo tìm kiếm sự thanh thản, xóa bỏ gánh nặng của tội lỗi trong cuộc sống. Vậy nghi thức xưng tội được thực hiện như thế nào? Cách xưng tội lần đầu? Cách xưng tội không nhớ số lần thực hiện ra sao? Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết về Ví dụ cách xưng tội, Hướng dẫn Cách xưng tội Công Giáo người lớn và thiếu nhi đúng chuẩn qua bài viết sau của HoaTieu.vn.

Ví dụ cách xưng tội Công Giáo
Ví dụ cách xưng tội Công Giáo

1. Xưng tội trong Công giáo là gì?

Xưng tội là một trong những bí tích của giáo hội, bí tích xưng tội được tồn tại dưới nhiều tên gọi khác nhau: Xưng tội, giải tội, hòa giải.

"Giải tội" chỉ làm chúng ta liên tưởng đến việc tha tội; còn "Xưng tội" lại quá dính liền với việc thú tội, không diễn tả hết chiều sâu của bí tích. Dù thế chúng ta vẫn thường dùng danh từ này để chỉ định bí tích.

Giải tội nhấn mạnh việc tha tội.

Như thế, mỗi tên gọi chỉ nhấn mạnh đến một trong ba điểm chính của bí tích Hòa Giải:

– Thống hối ăn năn.

– Xưng tội với một linh mục và lãnh ơn tha tội.

– Làm việc đền tội và đền bù các thiệt hại do tội gây ra.

Hiện nay Giáo Hội không gọi “bí tích giải tội” nữa, mà là “bí tích Hòa Giải”. Việc đổi danh từ làm nới rộng ý nghĩa sâu xa của bí tích này. Thật vậy “hòa giải” chỉ rõ mục đích và kết quả của bí tích: tình thân hữu được nối lại giữa Thiên Chúa và con người. Điều quan trọng nhất của bí tích không phải đặt nơi việc xưng tội nhưng là để Thiên Chúa hòa giải với chúng ta. Nói cách khác, đi “xưng tội” không phải để gây ra ơn tha thứ của Chúa, nhưng để lãnh nhận ơn tha thứ đó. Chúng ta đi “xưng” tội, nhưng đồng thời, chúng ta “tuyên xưng” lòng nhân từ vô biên của Chúa và niềm hân hoan khôn xiết của Ngài khi được ôm chúng ta chặt hơn nữa trong vòng tay của Ngài.

Trong đức tin Công giáo, Chúa Giê su có quyền tha tội và chia sẻ quyền ấy cho Giáo hội, thông qua các linh mục. Theo giáo luật, người Công giáo đã được học giáo lý và sau khi xưng tội (còn gọi là bí tích hòa giải, hay sám hối) lần đầu thì mỗi năm phải đến tòa xưng tội ít nhất một lần.

2. Hướng dẫn cách xưng tội lần đầu

Bước 1: Đặt mình trước mặt Chúa:

Lạy Chúa con tin thật Chúa đang ngự ở nơi đây. Chúa thấu suốt đời con. Con thờ lạy Chúa, con yêu mến Chúa. Xin Chúa dạy con biết dọn mình thật tốt để lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải

Kinh Chúa Thánh Thần

Đọc Tin Mừng về lòng thương xót Chúa

Kinh Ăn Năn Tội: “Lạy Chúa, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành …”

Bước 2: Thanh tâm xét mình:

Nhớ lại những tội đã phạm từ lần xưng tội sau hết

Ta có thể xét mình theo bổn phận:

Lỗi bổn phận đối với Chúa, Cha mẹ, người trên, người khác hay với chính mình.

Bước 3: Xác định tội nặng:

Tội có vi phạm luật quan trọng không?

Khi phạm tội có biết rõ tội nặng không?

Có thực sự làm hay định tâm làm không?

Nếu rơi vào 3 điều này. Em đã phạm tội nặng.

Bước 4: Viết bản xét mình:

Sau khi xưng tội:

  • Bước 1: Nhớ lại lời khuyên của linh mục.
  • Bước 2: Làm việc đền tội. (Nên thực hiện ngay việc đền tội, đừng để lâu sẽ dễ quên sót).
  • Bước 3: Xin ơn trên trợ giúp sống tốt hơn.

Đối với các em mới Xưng tội lần đầu, khuyên nên cho các em tỏ dấu ăn năn qua việc đọc kinh ăn năn tội khi cha đọc Lời xá giải. Đối với các em Lớp Thêm sức, thì dạy cho các em biết cách giục lòng ăn năn tội và lắng nghe cha Giải tội đọc Lời xá giải.

3. Cách xưng tội ngắn gọn

Xưng tội và đền tội:

Hối nhân vào tòa giải tội và linh mục giải tội bắt đầu bằng dấu thánh giá và cùng đọc:

- Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.

Linh mục giải tội kêu mời hối nhân đặt niềm tin tưởng vào Thiên Chúa bằng những lời như sau (hoặc những lời tương tự):

- Xin Thiên Chúa ngự trị trong tâm hồn con (OBACE) để con xưng thú tội lỗi với lòng thống hối chân thành.

Hối nhân thưa: Amen.

Sau đó hối nhân bắt đầu nói:

- Thưa cha, xin cha giải tội cho con vì con là kẻ có tội. Con đã xưng tội cách đây.....(nói rõ số thời gian [mấy tuần hoặc mấy tháng, mấy năm] kể từ lần xưng tội trước đến lần xưng tội này).

Sau đó hối nhân lần lượt kể ra các tội mình đã phạm. Để việc xưng thú có hiệu lực, hối nhân phải kể hết những tội trọng mà mình đã phạm cách ý thức kể từ lần xưng tội trước, hối hận vì những tội ấy, và phải có ý quyết tâm chừa cải, cố gắng không phạm những tội đó nữa.

Sau khi kể tội xong, linh mục giải tội khuyên giải hối nhân và ra việc đền tội. Sau đó ngài kêu mời hối nhân bày tỏ lòng ăn năn sám hối. Hối nhân có thể bày tỏ lòng thống hối bằng cách đọc để linh mục nghe được một trong những mẫu dưới đây (hãy đọc mẫu vắn tắt A khi có nhiều người xưng tội):

A. Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi (Lc18:13).

B. Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy (Tv 50; 3-4).

C. Lạy Chúa, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng. Chúa đã dựng nên con, và cho Con Chúa ra đời chịu nạn chịu chết vì con, mà con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa, thì con lo buồn đau đớn, cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự; con dốc lòng chừa cải, và nhờ ơn Chúa thì con sẽ lánh xa dịp tội cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen.

Sau đó hối nhân cúi đầu nghe linh mục đọc lời xá giải như sau (lời tha tội này rất cần thiết để được khỏi tội, nếu hối nhân rời khỏi tòa trước khi linh mục đọc lời tha tội thì hối nhân sẽ không được khỏi tội):

- "Thiên Chúa là Cha hay thương xót, đã nhờ sự chết và sống lại của Con Chúa mà giao hòa thế gian với Chúa và ban Thánh Thần để tha tội. Xin Chúa dùng tác vụ của Hội Thánh mà ban cho con ơn tha thứ và bình an, VẬY CHA THA TỘI CHO CON NHÂN DANH CHA VÀ CON + VÀ THÁNH THẦN".

Hối nhân làm dấu thánh giá (khi linh mục giải tội đọc: Nhân danh Cha và Con...) rồi thưa : AMEN.

Linh mục tiếp tục: Hãy cảm tạ Chúa, vì Người nhân từ

Hối nhân: Vì lòng từ bi của Người tồn tại muôn đời.

Linh mục: Chúa đã tha tội cho con, hãy ra về bình an.

Hối nhân: Tạ ơn Chúa. Cám ơn cha.

Hãy nhớ làm việc đền tội ngay hay sớm nhất để sửa lại những thiệt hại đã gây ra bởi tội hay để chữa lành vết thương tội lỗi và tập đi đàng nhân đức.

4. Cách xưng tội dành cho người lớn

Cách xưng tội dành cho người lớn
Cách xưng tội dành cho người lớn

4.1. Nghi thức xưng tội

1. Xét mình – những tội nào mình đã phạm từ lần xưng tội sau hết.

2. Thành tâm ăn năn tội lỗi mình.

3. Xưng tội của mình với Linh mục.

4. Nghiệm xét lại mình đã xưng tất cả tội trọng và số lần phạm.

5. Sau khi xưng tội, làm việc đền tội Linh mục đã chỉ.

6. Cầu nguyện mỗi ngày để xin sức mạnh tránh dịp tội, đặc biệt những tội mới vừa được tha.

4.2. Cầu nguyện và xét mình

Kinh Đức Chúa Thánh Thần: Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng. Chúng con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống, đầy lòng chúng con là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời, và đốt lửa kính mến Đức Chúa Trời trong lòng chúng con; chúng con xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống.

– Sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con.

Chúng con cầu cùng Đức Chúa Trời xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống soi lòng dậy dỗ các Thánh Tông Đồ, thì rầy chúng con cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần lại xuống, yên ủi dạy dỗ chúng con làm những việc lành, vì công nghiệp vô cùng Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con. Amen.

Kinh Tin: Lạy Chúa con, con tin thật có một Đức Chúa Trời là Đấng thưởng phạt vô cùng. Con lại tin thật Đức Chúa Trời có Ba Ngôi, mà Ngôi thứ Hai đã xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết mà chuộc tội cho thiên hạ . Bấy nhiêu điều ấy cùng các điều khác Hội Thánh dạy thì con tin vững vàng vì Chúa là Đấng thông minh và chân thật vô cùng đã phán truyền cho Hội Thánh. Amen .

Kinh Cậy: Lạy Chúa con, con trông cậy vững vàng vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu thì Chúa sẽ ban ơn cho con giữ đạo nên ở đời này, cho ngày sau được lên thiên đàng xem thấy mặt Đức Chúa Trời hưởng phúc đời đời, vì Chúa là Đấng phép tắc và lòng lành vô cùng đã phán hứa sự ấy, chẳng có lẽ nào sai được. Amen

Kinh Kính Mến: Lạy Chúa con, con kính mến Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự vì Chúa là đấng trọn tốt trọn lành vô cùng, lại vì Chúa thì con thương yêu người ta như mình con vậỵ Amen .

Kinh Ăn Năn Tội: Lạy Chúa con, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng. Chúa đã dựng nên con, và cho Con Chúa ra đời chịu nạn chịu chết vì con, mà con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa, thì con lo buồn đau đớn, cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự, con dốc lòng chừa cải, và nhờ ơn Chúa thì con sẽ lánh xa dịp tội cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen.

4.3. Thành tâm ăn năn tội

Tôi phạm những tội này cách nào, với ai, ở đâu, lúc nào?

Tôi quyết tâm xa lánh dịp tội, nghĩa là, tất cả những người, những nơi và những đổ vật nào dễ dẫn đến tội.

– Kinh Ăn Năn Tội.

4.4. Vào phòng xưng tội

Quỳ xuống – Làm dấu thánh giá. Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. Amen.

– Thưa cha, xin cha ban phép lành cho con vì con là kẻ có tội. Con đã xưng tội được mấy ngày / tuần /tháng /năm. Các tội con đã phạm:

Xưng tội của bạn và bao nhiêu lần đã phạm.

– Thưa cha, con đã xưng tội xong. Con thật lòng ăn năn các tội này và các tội trong đời con. Xin Cha ban phép Giải tội cho con.

Sau khi nghe lời khuyên của cha và đọc:

– Kinh Ăn Năn Tội: Lạy Chúa con, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng. Chúa đã dựng nên con, và cho Con Chúa ra đời chịu nạn chịu chết vì con, mà con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa, thì con lo buồn đau đớn, cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự; con dốc lòng chừa cải, và nhờ ơn Chúa thì con sẽ lánh xa dịp tội cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen.

4.5. Sau khi xưng tội

– Đọc kinh đền tội hay làm việc đền tội

– Cám ơn Chúa đã tha thứ tội. Dâng lời nguyện riêng hay đọc kinh này: Lạy Cha chúng con ở trên trời, qua sự chết trên thánh giá vì yêu chúng con, Con Yêu Dấu Cha là Chúa Giêsu đã mang bình an đến cho thế giới này bằng cách tha hết mọi tội lỗi chúng con. Con cám ơn Cha về lòng thương xót của Ngài dành cho con và cho hết mọi người ăn năn vì đã phạm tội mất lòng Cha. Xin quyền năng tình yêu của Cha ban cho con qua bí tích giải tội hướng dẫn con trong những việc con làm đều đẹp lòng Cha. Lạy Cha, cám ơn Cha về tình yêu và lòng thương xót của Cha. Amen.

– Xin Chúa phù giúp con : tránh mọi xúc phạm đến Chúa.

Cầu nguyện mỗi ngày để xin sức mạnh tránh dịp tội.

5. Cách xưng tội cho thiếu nhi

Cách xưng tội cho thiếu nhi
Cách xưng tội cho thiếu nhi

– Người con thưa với Cha: “Thưa cha, con lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa”.

– Sau khi xét mình, em vào toà Giải tội để xưng tội ra cho Linh mục đại diện Chúa nghe và ban phép giải tội cho em.

– Vào toà giải tội, em làm Dấu Thánh giá và nói: Thưa cha, con là kẻ có tội, xin cha ban phép lành cho con. Con xưng tội trong . . . (mấy tuần, mấy tháng)

– Rồi em bắt đầu nói tội ra cách rõ ràng: Con đã . . . (mấy lần) (Con có. . . . (mấy lần)

– Khi đã xưng tội xong, thì em nói: Thưa cha, con đã xưng tội xong.

 – Sau đó, em lắng nghe cha giải tội khuyên bảo và giao việc đền tội, (như đọc kinh hay làm một việc lành), rồi nghe cha bảo Hãy giục lòng ăn năn tội và cha đọc Lời xá giải:

– Khi cha đọc đến câu : Vậy, cha tha tội cho con, nhân Danh Cha . . . và Con . . . và Thánh Thần. – Em làm Dấu Thánh giá và đáp: Amen.

– Khi cha bảo: Con đi về bình an.

– Em đáp: Con cám ơn cha. Và em ra ngoài, lo làm việc Đền tội càng sớm càng tốt.

6. Cách xưng tội không nhớ số lần

Khi xưng tội, cần nói rõ số lần phạm tội khi xưng tội với linh mục, tuy nhiên nếu không nhớ rõ số lần, thì bạn có thể ước chừng và nói rõ cách đây bao lâu cũng đã xảy ra cũng có thể được chấp nhận. Quan trọng nhất là kiên trì và chân thành thú nhận để được sự tha thứ và có cơ hội bắt đầu lại từ đầu.

Lần xưng tội trước đã cách đây lâu, bạn cần xưng tội lại không?

Nếu bạn cảm thấy có tội và muốn xưng tội, thì bạn nên đến gặp linh mục và thực hiện những bước sau:

1. Hãy chuẩn bị tâm trạng tốt, không run sợ hoặc lo lắng.

2. Nếu lần xưng tội trước đã cách đây lâu, bạn nên nói rõ số lần đã phạm và cố gắng nhớ lại chi tiết về tội lỗi.

3. Khi xưng tội, hãy nói thật và cụ thể về tội lỗi của mình.

4. Sau khi xưng tội, hãy chấp nhận sự tha thứ và nhận lãnh án phạt hoặc khuyên giáo từ linh mục.

5. Hãy cố gắng giữ tâm tịnh tâm và tránh tái phạm tội lỗi.

Tuy nhiên, việc xưng tội là quyết định của từng người và không bắt buộc phải thực hiện. Bạn nên thực hiện khi cảm thấy có nhu cầu tự tìm kiếm sự thanh thản tâm hồn và xóa bỏ gánh nặng của tội lỗi trong cuộc sống.

Trên đây là hướng dẫn Cách xưng tội Công Giáo người lớn và thiếu nhi trong các trường hợp: xưng tội lần đầu, xưng tội không nhớ số lần và cách xưng tội ngắn gọn, dễ thực hiện nhất. Hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết này sẽ gợi ý và trợ giúp các hối nhân thực hiện việc xét mình cẩn trọng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
16 21.783
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi