Lịch phụng vụ Công giáo tháng 2 năm 2024
Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn Lịch phụng vụ Công giáo tháng 2 năm 2024, đây là mẫu lịch phục vụ công giáo mới và chuẩn nhất. Lịch phụng vụ công giáo là lịch dành cho giáo dân với đầy đủ và chi tiết các thông tin cần thiết. Mời các bạn tham khảo dưới đây.
Áo lễ, các bài đọc trong lịch phụng vụ Công giáo tháng 2
Lịch phụng vụ theo đạo Thiên Chúa giáo là lịch dành cho các giáo dân, quy định đầy đủ, chi tiết các thông tin cần thiết về ngày lễ, nghi lễ, quy định thời gian, cách thức thực hiện... Thông qua lịch phụng vụ giúp các giáo dân cử hành đúng các nghi lễ đã được Giáo hội quy định, giúp người có đạo sống tốt đời đẹp đạo, luôn tâm niệm tích đứa hành thiện, làm theo lời Chúa... Trong bài viết này, Hoatieu xin giới thiệu tới các bạn Lịch Công giáo 2024: Lịch Công giáo tháng 2 năm 2024. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết.
1. Lịch phụng vụ công giáo tháng 2/2024
Lịch phụng vụ công giáo Hoatieu chia sẻ dưới đây đã trình bày chi tiết màu áo lễ, loại lễ, thánh lễ - các bài đọc để cho các bạn tiện tra cứu.
01/02/2024: Thứ Năm Tuần IV Thường Niên.
Thứ Năm đầu tháng, ngày các Linh mục.
1 V 2,1-4.10-12; Mc 6,7-13.
02/02/2024: Thứ Sáu Tuần IV Thường Niên.
Thứ Sáu đầu tháng, ngày đền tạ Trái Tim Cực Thánh Chúa Giê-su.
DÂNG CHÚA TRONG ĐỀN THỜ, lễ kính.
Hôm nay các tín hữu nghênh đón Chúa đến, tuyên xưng như ông Si-mê-on, người đã nhận ra Đức Ki-tô là “Ánh sáng chiếu soi dân ngoại.”
Có thể làm phép nến và các tín hữu tiến vào trong nhà thờ với nến sáng trong tay (Xem Sách Lễ Rôma).
Ngày cầu cho đời thánh hiến (1997): Ngày cầu cho đời thánh hiến làm cho chúng ta cảm nhận được giá trị chứng tá của những người thánh hiến cho Chúa, khi thực thi các lời khuyên Phúc Âm. Đồng thời việc cử hành này cũng nên dịp thuận lợi cho những người thánh hiến khẳng định lại việc dấn thân, và làm cho những tâm hồn hiến dâng được trở nên sinh động hơn.
Ml 3,1-4 (hoặc Dt 2,14-18); Lc 2,22-40 (hoặc Lc 2,22-32).
Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.
03/02/2024: Thứ Bảy Tuần IV Thường Niên.
Thứ Bảy đầu tháng, ngày đền tạ trái tim vô nhiễm Đức Mẹ.
Thánh Bơ-la-xi-ô (Blaise), Giám mục, Tử đạo.
Thánh An-ga-ri-ô, Giám mục.
Lễ Đức Mẹ ngày thứ Bảy.
1 V 3,4-13; Mc 6,30-34.
Thánh Gio-an Tê-ô-phan Vê-na Ven (Jean Théophane Vénard), Linh mục (1861), Tử đạo, lễ nhớ (hoặc lễ kính).
04/02/2024: CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN.
Ca vịnh tuần I.
Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.
G 7,1-4.6-7; 1 Cr 9,16-19.22-23; Mc 1,29-39.
05/02/2024: Thứ Hai Tuần V Thường Niên.
Thánh A-ga-ta, Trinh nữ, Tử đạo, lễ nhớ.
1 V 8,1-7.9-13; Mc 6,53-56.
06/02/2024: Thứ Ba Tuần V Thường Niên.
Thánh Phao-lô Mi-ki và các bạn, Tử đạo tại Nhật Bản, lễ nhớ.
1 V 8,22-23.27-30; Mc 7,1-13.
07/02/2024: Thứ Tư Tuần V Thường Niên.
Thứ Tư đầu tháng, kính Thánh Cả Giu-se.
1 V 10,1-10; Mc 7,14-23.
08/02/2024: Thứ Năm Tuần V Thường Niên.
Thánh Giê-rô-ni-mô Ê-mi-li-a-ni.
Thánh Gio-sep-phi-na Ba-khi-ta, Trinh nữ.
1 V 11,4-13; Mc 7,24-30.
09/02/2024: Thứ Sáu Tuần V Thường Niên.
1 V 11,29-32;12,19; Mc 7,31-37.
KẾT THÚC NĂM ÂM LỊCH QUÝ MÃO
Lễ Tất niên: Is 63,7-9; 1 Cr 1,3-9; Lc 1,39-55.
10/02/2024: Thứ Bảy Tuần V Thường Niên.
TẾT NGUYÊN ĐÁN-GIÁP THÌN.
Ngày Mồng Một Tết: Cầu Bình An Cho Năm Mới.
Hôm nay lần hạt 50, đọc Kinh Thờ Lạy, kính thờ Đức Chúa Trời Ba Ngôi, cầu cho các tín hữu vững lòng tin Đạo và xa tránh các điều lỗi đức tin.
Thánh Cô-lát-ti-ca, Trinh nữ, lễ nhớ.
Lễ Giao Thừa: Ds 6,22-27; 1 Tx 5,16-26.28; Mt 5,1-10.
Lễ Năm Mới: St 1,14-18; Pl 4,4-8; Mt 6,25-34. (hoặc: Is 65,17-21; Kh 21,1-6; Mt 5,43-48. hoặc: Is 11,1-9; Cl 3,12-17; Ga 14,23-27).
11/02/2024 CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN
Ca vịnh tuần II.
Ngày Mồng Hai Tết: Kính nhớ Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ.
Hôm nay lần hạt 50, đọc Kinh Cầu Tên Rất Thánh Đức Chúa Giêsu, kính Chúa Giêsu cứu chuộc nhân loại, cầu cho mọi người được ơn cứu chuộc. Đọc Kinh Vực Sâu, cầu cho các linh hồn nơi luyện ngục.
Cử hành các Thánh lễ và Các giờ Kinh phụng vụ Chúa nhật VI Thường niên với ý cầu nguyện: Kính nhớ Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ. Ý cầu nguyện này, có thể đưa vào bài giảng và lời nguyện tín hữu.
Không cử hành lễ Đức Mẹ Lộ Đức, và không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.
Lv 13,1-2.44-46; 1 Cr 10,31-11,1; Mc 1,40-45.
12/02/2024 Thứ Hai Tuần VI Thường Niên.
Ngày Mồng Ba Tết: Xin Chúa Thánh Hoá Công Ăn Việc Làm
Hôm nay lần hạt 50, đọc Kinh Sáng Soi.
St 2,4b-9.15; Cv 20,32-35; Mt 25,14-30.
13/02/2024 Thứ Ba Tuần VI Thường Niên.
Thánh Phao-lô Lê Văn Lộc, Linh mục (1859), Tử đạo.
Gc 1,12-18; Mc 8,14-21.
MÙA CHAY
Hướng dẫn:
1. Về luật giữ chay và kiêng thịt:
Ngày giữ chay và kiêng thịt: Giáo Luật, Điều 1251, dạy “thứ Tư Lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh, phải giữ chay và kiêng thịt”.
Tuổi giữ chay: Giáo Luật, Điều 1252, dạy “Mọi người từ tuổi thành niên cho đến khi bắt đầu 60 tuổi, thì phải giữ chay; và Giáo Luật, Điều 97 Khoản 1, quy định: “Ai đã được 18 tuổi tròn mới là thành niên”.
Tuổi kiêng thịt: Giáo Luật, Điều 1252 “buộc những người từ 14 tuổi tròn”.
2. Về các yếu tố phụng vụ trong mùa Chay
Trong mùa Chay, không được bày hoa trên bàn thờ và chỉ được dùng nhạc cụ để đệm cho giọng hát mà thôi; trừ Chúa Nhật IV mùa Chay, Lễ trọng, Lễ kính Có thể dùng màu hồng trong ngày Chúa Nhật IV mùa Chay” (CE 41, 252, 300).
3. Cử hành phụng vụ các ngày trong tuần của mùa Chay:
Cấm cử hành Thánh lễ ngoại lịch và Thánh lễ cầu hồn hàng ngày (IM 376).
Chỉ được cử hành Thánh lễ tuỳ nhu cầu, nếu có nhu cầu và lợi ích mục vụ quan trọng đòi hỏi (IM 376).
Nếu muốn kính nhớ một vị thánh ghi trong lịch ngày hôm đó, có thể cử hành như sau:
a. Các Giờ Kinh Phụng Vụ:
Giờ Kinh Sách: Sau khi đọc bài các giáo phụ (lấy trong phần riêng về mùa với câu Xướng Đáp), đọc thêm tiểu sử vị thánh nhớ ngày hôm đó, và lời nguyện về vị thánh (để kết thúc).
Giờ Kinh Sáng và Kinh Chiều: Sau lời nguyện về mùa (bỏ câu kết thúc), có thể thêm điệp ca (riêng hay chung) và lời nguyện về vị thánh rồi mới kết thúc (xem Văn kiện trình bày và quy định CGKPV, số 238-239).
b. Thánh lễ
Cử hành Thánh lễ theo ngày phụng vụ, nhưng có thể đọc lời nguyện nhập lễ (collecta) của lễ nhớ, nếu lễ nhớ được ghi trong lịch ngày đó (IM 355a).
Về việc cử hành Thánh lễ tùy nhu cầu cũng như Thánh lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời, xin xem Bảng chỉ dẫn (Mục VIII trong Những điều cần biết trước) ở đầu lịch (tr.11).
Trong Thánh lễ và Các Giờ kinh phụng vụ, bỏ không đọc “Al-lê-lui-a” mỗi khi gặp.
Trong các lễ trọng và lễ kính, và trong các cử hành riêng biệt, đọc Thánh Thi “Lạy Thiên Chúa – TE DEUM” và Kinh Vinh Danh.
Khi cử hành bí tích Hôn phối, trong Thánh lễ cũng như ngoài Thánh lễ, vẫn đọc lời cầu chúc hôn nhưng khuyên đôi tân hôn nên ý thức về đặc tính của mùa phụng vụ này (OCM 11).
Các ngày Chúa Nhật mùa Chay, cấm cử hành Thánh lễ nào khác, kể cả lễ an táng.
5. Chuẩn bị các dự tòng lãnh nhận bí tích Khai Tâm Ki-tô Giáo
Theo truyền thống xa xưa của Giáo Hội, mùa Chay là thời gian chuẩn bị các dự tòng gia nhập Ki-tô giáo qua những giai đoạn khác nhau. Linh mục sẽ cử hành các nghi thức khảo hạch dự tòng trong các Thánh lễ Chúa Nhật III, IV, V mùa Chay như chỉ định. Trừ những trường hợp khẩn cấp, Giáo Hội mong muốn các dự tòng sẽ được lãnh nhận các bí tích Khai Tâm (Rửa Tội, Thêm sức, Thánh thể) trong đêm Vọng Phục Sinh.
14 /02/2024 Thứ Tư. LỄ TRO
Ca vịnh tuần IV.
Khởi đầu mùa Chay. Làm phép tro và xức tro. Ăn chay và kiêng thịt.
Đọc Kinh Tiền Tụng Mùa Chay IV.
Không cử hành lễ thánh Xy-ri-lô, đan sĩ và thánh Mê-tô-đi-ô và không cử hành lễ nào khác, ngoại trừ lễ an táng.
Ge 2,12-18; 2 Cr 5,20-6,2; Mt 6,1-6.16-18.
Về việc làm phép tro và xức tro:
Tro làm phép hôm nay được đốt từ những lá đã được làm phép trong Lễ Lá năm trước.
Trong Thánh lễ, sau bài Tin Mừng và bài giảng, thì làm phép tro và xức tro. Vì vậy bỏ phần Sám Hối ở phần mở đầu Thánh lễ.
Cũng có thể làm phép tro và xức tro, ngoài Thánh lễ. Trong trường hợp này, nếu tiện, thì cử hành Phụng Vụ Lời Chúa (Ca Nhập Lễ, Lời Nguyện, các Bài Đọc với các bài ca… như trong Thánh lễ); tiếp đến là bài giảng, rồi làm phép tro và xức tro. Nghi thức kết thúc bằng Lời Nguyện Tín Hữu.
Tại Việt Nam, Tòa Thánh cho phép chủ tế được dùng những người không có chức thánh giúp xức tro.
15/02/2024 Thứ Năm sau thứ Tư Lễ Tro.
Đnl 30,15-20; Lc 9,22-25.
16/02/2024 Thứ Sáu sau thứ Tư Lễ Tro.
Is 58,1-9a; Mt 9,14-15.
17/02/2024 Thứ Bảy sau thứ Tư Lễ Tro.
Bảy thánh lập dòng Tôi Tớ Đức Mẹ.
Is 58,9b-14; Lc 5,27-32.
18/02/2024 CHÚA NHẬT I MÙA CHAY
Ca vịnh tuần I.
Chúa Nhật hôm nay cử hành nghi thức “Ghi Danh” hay “Tuyển Chọn” các dự tòng sẽ lãnh nhận bí tích Khai Tâm Kitô Giáo vào đêm Vọng Phục Sinh sắp tới (Nghi Thức Khai Tâm số 133-135).
Không cử hành lễ nào khác kể cả lễ an táng.
St 9,8-15; 1 Pr 3,18-22; Mc 1,12-15.
19/02/2024 Thứ Hai Tuần I Mùa Chay.
Lv 19,1-2.11-18; Mt 25,31-46.
20/02/2024 Thứ Ba Tuần I Mùa Chay.
Is 55,10-11; Mt 6,7-15.
21/02/2024 Thứ Tư Tuần I Mùa Chay.
Thánh Phê-rô Đa-mi-a-nô, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh.
Gn 3,1-10; Lc 11,29-32.
22/02/2024 Thứ Năm Tuần I Mùa Chay.
LỄ LẬP TÔNG TÒA THÁNH PHÊ-RÔ, TÔNG ĐỒ, lễ kính.
Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.
1 Pr 5,1-4; Mt 16,13-19.
23/02/2024 Thứ Sáu Tuần I Mùa Chay.
Thánh Pô-li-ca-pô, Giám mục, Tử đạo.
Ed 18,21-28; Mt 5,20-26.
24/02/2024 Thứ Bảy Tuần I Mùa Chay.
Đnl 26,16-19; Mt 5,43-48.
25/02/2024 CHÚA NHẬT II MÙA CHAY.
Ca vịnh tuần II.
Không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.
St 22,1-2.9a.10-13.15-18; Rm 8,31b-34; Mc 9,2-10.
26/02/2024 Thứ Hai Tuần II Mùa Chay.
Đn 9,4b-10; Lc 6,36-38.
27/02/2024 Thứ Ba Tuần II Mùa Chay.
Thánh Grêgôriô Narek, Viện phụ, Tiến sĩ Hội Thánh.
Is 1,10.16-20; Mt 23,1-12.
28/02/2024 Thứ Tư Tuần II Mùa Chay.
Gr 18,18-20; Mt 20,17-28.
29/02/2024 Thứ Năm Tuần II Mùa Chay.
Gr 17,5-10; Lc 16,19-31.
2. Mùa chay năm 2024 bắt đầu từ ngày nào?
Theo lịch Công giáo Việt Nam, Mùa Chay năm 2024 bắt đầu từ thứ Tư Lễ Tro, ngày 14 tháng 02 năm 2024. Mùa Chay kéo dài 40 ngày, kết thúc trước thánh lễ Tiệc Ly chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh, ngày 28 tháng 03 năm 2024.
=> Vậy, Mùa chay năm 2024 bắt đầu khai mạc vào ngày 14 tháng 2 năm 2024 với ngày Lễ tro.
Lễ Tro chính là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm của người theo đạo Thiên Chúa Giáo.
Ngày lễ này có đặc điểm là làm phép Tro. Sau khi làm phép, tro sẽ được sử dụng để rắc lên đầu các tín đồ theo hình của cây Thánh Giá hoặc được vẽ lên trán của tín đồ cũng theo hình Thánh Giá.
Lễ Tro được xem là khởi đầu cho Mùa Chay trong năm, thế nhưng Giáo hội lại không xem đây là ngày lễ buộc. Lý do cơ bản để Thứ Tư Lễ Tro không được xem như ngày lễ buộc bởi đó là ngày giữ chay, trái ngược với ngày lễ.
Xem thêm: Lịch ăn chay công giáo 2024
3. Mùa chay Công giáo 2024
Mùa chay công giáo 2024 bắt đầu vào ngày 14/2
Mùa chay là gì?
Theo lịch sử, Mùa Chay là thời kỳ 40 ngày trước Phục Sinh, không tính các ngày Chúa Nhật. Mùa chay bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro và kết thúc vào Thứ Bảy Tuần Thánh (ngày trước Chúa nhật Phục Sinh). Trong những năm gần đây, điều nầy được sửa đổi sao cho bây giờ nó kết thúc với Lễ Chiều Thứ Năm Tuần Thánh, để dọn đường cho Tam Nhật Thánh.
Ngoài Thứ Tư Lễ Tro, còn có những ngày nào khác trong Mùa Chay phải kiên khem hoặc ăn chay kiêng thịt nữa không?
Có. Tất cả các ngày Thứ Sáu suốt Mùa Chay là những ngày phả ăn chay. Cũng vậy, Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày Chúa Giêsu chịu đóng đinh, là một ngày phải vừa ăn chay vừa kiêng thịt.
Tất cả mọi ngày trong Mùa Chay đều phù hợp cho việc hãm mình và chay tịnh, nhưng Giáo Luật không đòi buộc phải ăn chay trong những ngày này. Việc hãm mình chay tịnh như vậy phải là tự nguyện, như một lễ vật tự nguyện.
Ngoài Thứ Tư Lễ Tro khởi đầu Mùa Chay, đâu là các sự kiện chính yếu?
Có một sự đa dạng những ngày lễ các thánh trùng vào Mùa Chay, và một số trong đó thay đổi từ năm này sang năm khác bởi vì các ngày tháng của chính Mùa Chay cũng thay đổi dựa trên ngày Phục Sinh. Dù thế, các ngày Chúa Nhật trong suốt Mùa Chay tưởng nhớ các sự kiện đặc biệt trong cuộc đời của Chúa chúng ta, như là sự Biến Hình của Chúa và sự Khải Hoàn Vào Thành Giêrusalem trong ngày Chúa Nhật Lễ Lá, khởi đầu Tuần Thánh. Tuần Thánh đạt đỉnh điểm với Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, trong ngày đó Chúa Kitô cử hành Thánh Lễ đầu tiên, Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh,trong ngày đó Chúa chịu đóng đinh và Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh – ngày cuối cùng của Mùa Chay – trong ngày đó Chúa chúng ta năm trong mộ đá trước khi Phục Sinh trong ngày Chúa Nhật Phục Sinh,ngày đầu tiên sau Mùa Chay.
4. Tháng 2 có ngày lễ công giáo gì?
Như đã nói ở trên, ngày 14/2/2024 sẽ diễn ra ngày Lễ Tro.
Khi tham dự Thánh Lễ Tro, các tín đồ sẽ được rắc tro trên đầu với ý niệm ”con người xuất thân từ tro bụi và cũng sẽ trở về tro bụi”. Điều này dựa trên bản văn Kinh Thánh: “...Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất.”
Đối với các tín đồ, Lễ Tro có ý nghĩa khá quan trọng, đây là dịp để nói lên tinh thần sám hối và sự khiêm nhường của họ, là dịp để họ nhìn nhận lại thân phận cát bụi của chính bản thân mình.
5. Ý nghĩa của phụng vụ
- Phụng vụ luôn thể hiện ý nghĩa cộng đoàn, được biểu lộ trong tâm tình bên trong và các hành vi bên ngoài, để tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi và thánh hoá con người.
- Phụng vụ là phương tiện để các tín hữu tiếp xúc với Thiên Chúa và nuôi dưỡng đời sống kitô hữu, đời sống mới trong Đức Kitô.
- Nhờ phụng vụ, Hội thánh diễn tả và biểu lộ cho người khác những mầu nhiệm Chúa Kitô và bản tính đích thực của Hội thánh. Như thế, Hội thánh đã trở nên dấu chỉ để quy tụ các con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi thành một Dân duy nhất.
- Chúa Kitô chính là tác giả của phụng vụ khi Người thiết lập và cử hành hiến tế thập giá phát sinh ơn cứu độ.
- Phụng vụ là tột đỉnh quy hướng mọi hoạt động của Hội thánh, là nguồn mạch tuôn trào mọi năng lực của Hội thánh và nguồn mạch ban ơn thánh vào tâm hồn tín hữu.
6. Các ngày lễ trọng tháng 2 năm 2024 theo lịch Công giáo
Dưới đây là danh sách các ngày lễ trọng Công giáo tháng 2 năm 2024. Trong đó, chúng ta có thể thấy trong tháng 2/2024 theo lịch Công giáo, có ngày Lễ Tro mà các tín đồ cần phải giữ chay rất quan trọng.
- Ngày 02/02/2024, thứ sáu: Lễ dâng Chúa Giêsu trong đền thờ. Lễ kính
- Ngày 10/02/2024, thứ bảy: Mồng một Tết Nguyên Đán (năm Giáp Thìn)
- Ngày 11/02/2024, Chúa Nhật: Mồng hai Tết Nguyên Đán (năm Giáp Thìn). Kính nhớ Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ
- Ngày 14/02/2024, thứ tư: Lễ Tro. Khởi đầu Mùa Chay. Lễ trọng. Làm phép tro và xức tro. Giáo hữu giữ chay và kiêng thịt
Trên đây là Lịch phụng vụ Công giáo tháng 2 năm 2024 chi tiết nhất. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu: Văn hóa của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Lê Diệu Linh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công