Câu thơ, ca dao, tục ngữ về nét đẹp trong đời sống văn hóa người Việt Nam

Em hãy sưu tầm một số câu nói, câu thơ hoặc ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu học và những nét đẹp trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Đây là nội dung thuộc sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 11. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ tổng hợp câu thơ, ca dao, tục ngữ về nét đẹp trong đời sống văn hóa người Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.

Văn học dân gian Việt Nam có một kho tàng ca dao, tục ngữ... vô cùng phong phú. Những bài ca dao được sáng tác và truyền từ đời này qua đời khác là những đúc kết kinh nghiệm quý báu cũng như thể hiện đời sống nội tâm phong phú của người dân. Có thể nói ca dao là một món ăn tinh thần vô cùng ý nghĩa trong đời sống văn hóa xã hội của người dân xưa kia. Dưới đây là tổng hợp những câu ca dao tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Hoatieu xin chia sẻ để các em cùng tham khảo.

Ca dao tục ngữ về văn hóa Việt Nam

Ca dao tục ngữ về văn hóa Việt Nam

Sống tết, chết giỗ.

Ông bà ta từ xưa đã có truyền thống thờ cũng tổ tiên, ông bà để thể hiện tình yêu thương ông bà, tưởng nhớ tổ tiên và nhớ về cội nguồn. Câu tục ngữ trên thể hiện tinh thần kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.Truyền thống yêu thương, nhớ ơn ông bà được thể hiện qua câu tục ngữ trên.

Cây có cội, nước có nguồn.

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay là truyền thống thờ cúng và nhớ về công ơn ông bà ta. Câu tục ngữ đã thể hiện rõ truyền thống tốt đẹp ấy và nhân dân ta đã kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy đã được phát huy.

Đói lòng ăn đọt chà là,
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.

Tình cảm yêu thương đối với ông bà cha mẹ, tình yêu thương ấy được ông bà ta dạy qua bao thế hệ. yêu thương ông bà cha mẹ để thể hiện lòng hiếu thảo, lòng yêu thương đối với ông bà. Chúng ta hãy tiếp thu và phát huy truyền thống này của dân tộc.

Giấy rách giữ lề.

Một trong những truyền thống tốt đẹp mà ông bà ta để lại là những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như trung kiên, dũng cảm, cần cù, siêng năng,… Câu tục ngữ trên thể hiện truyền thống tốt đẹp của ông bà ta là phẩm chất lòng tự trong. Câu tục ngữ có ý nghĩa rằng dù cuộc sống có khó khăn gian khổ, thiếu thốn về vật chất thì con người không đánh mất lòng tự trọng hay danh dự của mình.

Con người có cố có ông
Như cây có cội như sông có nguồn.

Truyền thống tốt đẹp của ông bà ta xưa để lại là nhớ ơn tổ tiên, yêu thương cha mẹ. truyền thống tốt đẹp này đã được chúng ta ngày nay kế thừa và phát huy một cách hiệu quả. Sự kế thừa và phát huy này thể hiện tinh thần nhớ ơn tổ tiên, yêu thương ông bà và cha mẹ.

Ca dao tục ngữ về nét đẹp văn hóa người Việt

  • Muốn sang thì bắc cầu Kiều
  • Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
  • Tôn sư trọng đạo
  • Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
  • Đi thưa, về gửi
  • Trên kính, dưới nhường
  • Tiên học lễ, hậu học văn
  • Công cha như núi Thái Sơn
  • Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
  • Một lòng thờ mẹ kính cha
  • Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Câu ca dao về truyền thống yêu nước

1.

Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng nuôi cái cùng con
Để anh trấn thủ nước non Cao Bằng.

2.

Đồn Tây dù chắc, dù dày,
Thuế nộp đủ đầy, đồn ắt phải tan.

3.

Hải Vân cao ngất từng mây
Giặc đi đến đó bỏ thây không về.

4.

Đứng trên cầu Cấm em thề:
Chưa xong nhiệm vụ chưa về quê hương.

5.

Đeo hoa chỉ tổ nặng tai
Đeo kiềng nặng cổ hỡi ai có vàng
Làm thâm một nước vẻ vang
Đem vàng giúp nước giàu sang nào tầy
Đổi vàng lấy súng cối say
Bắn tan giặc Pháp dựng ngày vinh quang.

Ca dao tục ngữ về truyền thống hiếu học

Bảy mươi còn học bảy mươi mốt

Có cày có thóc, có học có chữ

Học hành vất vả kết quả ngọt bùi

Học là học để mà hành/Vừa hành vừa học mới thành người khôn

Tiên học lễ, hậu học văn

Học khôn đến chết, học nết đến già

Dao có mài có sắc/Người có học có khôn

Dốt đến đâu học lâu cũng biết

Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.

Học ăn học nói, học gói học mở.

Học hay cày biết.

Học một biết mười.

Học thầy chẳng tày học bạn.

Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.

Ăn vóc học hay.

Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.

Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời, tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ.

Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.

Hay học thì sang, hay làm thì có.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
14 15.103
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm