Câu thơ, ca dao tục ngữ nói về truyền thống hiếu học

Học tập vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi của con người. Có thể nói truyền thống hiếu học là một đức tính tốt mà mỗi chúng ta cần rèn giũa và phát huy mỗi ngày. Đặc biệt, truyền thống hiếu học còn được ông cha ta đưa vào thơ ca nghệ thuật để trở thành những câu ca dao, tục ngữ nhằm khuyên bảo chúng ta phải biết nỗ lực và vươn lên trong học tập. Dưới đây là tổng hợp những câu ca dao tục ngữ về truyền thống hiếu học Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc cùng tham khảo.

Những câu ca dao, tục ngữ về truyền thống hiếu học truyền từ ngàn xưa không chỉ thể hiện cha ông đã có tinh thần học tập từ xưa, mà còn có ý muốn răn dạy con cháu sau này phải có ý thức tự rèn giữa, bồi đắp kiến thức, nhân phẩm đạo đức cho bản thân. Từ đó tiếp tục giữ gìn, vun vén, truyền lại truyền thống hiếu học ấy cho đời sau.

1. Các câu ca dao về học tập

- Học là học biết giữ giàng. Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung. => Câu ca dao khuyên mỗi người chúng ta cần phải học tập những đạo lý, lễ nghĩa làm người.

- Làm người mà được khôn ngoan. Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay. Nghề gì đã có trong tay. Mai sau rồi cũng có ngày ích to. => Câu ca dao khuyên con người nhờ học tập hôm nay mới thu được thành quả tốt đẹp mai sau.

- Học là học để làm người. Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi. => Học ở đây không chỉ là học kiến thức, mà còn là học cách đối nhân xử thế, rèn luyện phẩm chất đạo đức, phân biệt được tốt xấu.

- Học trò học hiếu học trung. Học cho đến mực anh hùng mới thôi. => Câu ca dao khuyên học trò cần học lễ học nghĩa làm người, trở thành người vừa có đức có tài, cống hiến cho đất nước.

- Học là học để mà hành. Vừa hành vừa học mới thành người khôn. => Câu ca dao khuyên chúng ta phải biết học đi đôi với hành, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn thì kiến thức đó mới bổ ích, phục vụ đời sống con người.

- Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài. Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi. => Một viên ngọc có chất ngọc đẹp mà không được mài giũa thì cũng trở thành hòn đá vô dụng, cũng như con người, dù thông minh đến đâu mà không chăm chỉ bồi dưỡng thì cũng khó thành tài.

Một kho vàng không bằng một nang chữ. => Ý nói đến tầm quan trọng của việc học. Khi chăm chỉ học tập, kiến thức mới là thứ tồn tại lâu dài, sử hữu đến hết đời, còn vàng bạc rồi cũng sẽ có lúc tiêu hết.

2. Những câu tục ngữ về học tập

– Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi. => Câu này có ý nghĩa rất sâu sắc, ý muốn nhắc nhở con người cần chăm chỉ luyện tập, bồi dưỡng bản thân, chăm chỉ ắt sẽ thành tài.

– Học ăn học nói, học gói học mở. => Ý nói con người cần phải học mọi điều trong cuộc sống, từ điều đơn giản nhất để biết cách ứng xử, đối nhân xử thế văn minh, lịch sử, lễ nghĩa.

– Học hay cày biết. => Ý muốn nói về những người toàn tài, không chỉ học giỏi mà lao động cũng giỏi.

– Học một biết mười. => Ý muốn nói đến những người thông minh, không chỉ học nhanh hiểu nhanh những điều được dạy, mà còn biết phát triển, sáng tạo thêm.

– Học thầy chẳng tầy học bạn. => Câu tục ngữ này có nghĩa học những điều hay lẽ phải do thầy cô hướng dẫn là quan trọng, nhưng học ở bạn bè cũng rất cần thiết vì bạn sẽ giúp ta biết được những điều bổ ích đôi khi không có trong bài học của thầy cô giáo.

– Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.

– Ăn vóc học hay. => Câu tục ngữ có nghĩa có ăn mới có sức khỏe, vóc dáng, có học mới biết điều hay lẽ phải trong cuộc sống.

– Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.

– Có cày có thóc, có học có chữ. => Ý nói muốn có cái ăn thì phải lao động, muốn có chữ nghĩa thì phải chăm học tập.

– Có học, có khôn.

– Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.

– Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời, tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ.

– Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng. => Lỏng chữ, còn có chỗ để chen, để thêm cho nó hết lỏng.Dốt đặc thì không thể thêm bất cứ cái gì vô đó cả.

– Dốt đến đâu học lâu cũng biết.

– Đi một ngày đàng học một sàng khôn. => Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

– Hay học thì sang, hay làm thì có. => Ham học thì làm quan sang, ham làm thì trở nên giàu có, ý khuyên bảo con người nên chăm chỉ với công việc của mình.

– Học để làm người.

– Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.

– Học khôn đến chết, học nết đến già. => Câu tục ngữ khuyên chúng ta cần không ngừng học hỏi dù ở bất kỳ độ tuổi nào đi chăng nữa. Học kiến thức hết đời vẫn chưa hết, bồi dưỡng nhân phẩm thì đến già vẫn cần thiết.

– Tiên học lễ, hậu học văn.

- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.

- Dẫu có bạc vài trăm vạn lạng, chẳng bằng kinh sử một vài pho => Nói lên giá trị của việc học tập, bồi đắp tri thức còn quý giá hơn vàng bạc. 

3. Thơ ca về truyền thống hiếu học

1. Con ơi mẹ dạy con này

Chăm lo đèn sách cho tày áo cơm.

Làm người đói sạch, rách thơm

Công danh là nợ nước non phải đền.

2. Đời nối khoa danh, Bằng Sơn, Biệt Hữu, trời ban bảng;

Năm liền tên tặng, Hồng Lĩnh, Quy Nhiên, đất dựng bia.

=> Ý nghĩa sâu xa của đôi câu đối này là ca ngợi truyền thống hiếu học, khoa bảng của nhân dân, của các gia đình, dòng họ ở xứ Nghệ, năm nào cũng đều có nhiều người thi đậu, được triều đình công nhận, ban tặng ân điển lưu tên…

3. Sáng trăng trải chiếu hai hàng

Chiếu anh đọc sách chiếu nàng quay tơ.

4. Trăng xuống làm gương em chải tóc

Làm đèn anh học suốt đêm dài.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
35 16.927
0 Bình luận
Sắp xếp theo