Cách tổ chức đại hội chi Đoàn 2024
Chương trình tổ chức Đại hội Đoàn chi tiết
Đại hội chi Đoàn là buổi lễ quan trọng đối với mỗi chi đoàn nhằm bầu ra ban chấp hành mới và đưa ra phương hướng hoạt động của chi Đoàn. Sau đây là mẫu hướng dẫn cách tổ chức đại hội chi Đoàn đầy đủ nhất Hoatieu.vn xin chia sẻ các bạn tham khảo.
- Kỹ năng cần có của bí thư chi đoàn
- Lời dẫn chương trình Đại hội chi đoàn giáo viên
- Bài phát biểu trong Đại hội chi Đoàn
1. Đại hội chi đoàn là gì?
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục đích, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Chi đoàn là tổ chức tế bào của Đoàn, là hạt nhân nòng cốt đoàn kết, tập hợp thanh thiếu nhi. Chi đoàn sinh hoạt định kỳ một tháng một lần; đối với các đơn vị đặc thù thực hiện theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn. Đơn vị có ba đoàn viên trở lên được thành lập chi đoàn. Nếu chưa đủ ba đoàn viên thì Đoàn cấp trên giới thiệu đến sinh hoạt ở một tổ chức cơ sở Đoàn thích hợp. Chi đoàn có thể thành lập các phân đoàn.
Nhiệm kỳ Đại hội của chi đoàn như sau:
- Đại hội chi đoàn khu vực địa bàn dân cư, chi đoàn trong trường học, Đoàn trường trung học phổ thông, Đoàn Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên là 1 năm 1 lần.
- Đại hội chi đoàn trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp; Đoàn trường trung cấp là 5 năm 2 lần.
Đại hội thảo luận và biểu quyết thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành; quyết định phương hướng, nhiệm vụ công tác nhiệm kỳ; bầu Ban Chấp hành; góp ý kiến vào các văn kiện của Đại hội Đoàn cấp trên và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên (nếu có)
Tựu chung lại, Đại hội chi đoàn là việc tổng kết lại những kết quả đã đạt được trong một nhiệm kỳ hoạt động của ban chấp hành chi đoàn, trên cơ sở đó sẽ đưa ra được những phương hướng và nhiệm vụ cụ thể để nâng cao chất lượng hoạt động của đoàn trong những nhiệm kỳ tiếp theo.
2. Ban chấp hành chi đoàn, lớp gồm những ai?
Những thông tin cơ bản cần biết đối với những ai chưa phải là Đoàn viên hoặc mới kết nạp Đoàn viên, những người nào được bầu vào Ban Chấp hành Chi đoàn?
Ban Chấp hành Chi đoàn là cơ quan gồm có các thành phần như bí thư, phó bí thư và các ủy viên, mỗi tháng họp một lần (trước thời gian họp Chi đoàn) nhằm đánh giá công việc của tháng trước và xây dựng kế hoạch công tác của tháng tiếp theo. Ban Chấp hành chi đoàn mỗi tháng họp ít nhất một kỳ.
3. Quy trình tổ chức đại hội chi đoàn
Để tổ chức một kỳ đại hội chi đoàn thành công, Ban tổ chức cần lên kế hoạch tổ chức đại hội một cách chi tiết và kỹ lưỡng. Dưới đây là bản kế hoạch tổ chức đại hội chi đoàn chuẩn nhất, mời bạn đọc tham khảo.
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI:
1. Chuẩn bị các văn bản của Đại hội:
1.1. Báo cáo Đại hội:
Báo cáo Đại hội: cần phải được chuẩn bị tốt và bảo đảm đúng quy trình nguyên tắc của Đại hội Đoàn.
Cách viết một báo cáo Đại hội Đoàn như sau:
- Tiêu đề báo cáo: Báo cáo của BCH chi đoàn ............tại Đại hội nhiệm kỳ 20… - 20….
- Bố cục báo cáo có 2 phần chính:
+ Phần đánh giá tình hình công tác Đoàn và Phong trào Thanh niên nhiệm kỳ 20… - 20…;
+ Phần phương hướng hoạt động công tác đoàn nhiệm kỳ 20… - 20…. Chi đoàn có thể gắn phần kiểm điểm BCH thành một mục trong phần đánh giá tình hình hoặc xếp thành 1 mục riêng.
- Cơ cấu báo cáo cần bảo đảm cân đối giữa phần đánh giá tình hình và phần phương hướng, tránh tình trạng phần đánh giá thì dài mà phương hướng lại ngắn.
Cách viết từng phần cơ bản như sau:
* Phần đánh giá tình hình:
+ Tình hình đặc điểm của đơn vị, đặc điểm của chi đoàn.
+ Kết quả đạt được trên các mặt chính, bao gồm: học tập rèn luyện, công tác giáo dục chính trị tư tưởng; các phong trào hành động cách mạng; công tác củng cố, xây dựng tổ chức.
+ Nêu những hạn chế, tồn tại, yếu kém, khuyết điểm và những kinh nghiệm.
* Phần phương hướng và nhiệm vụ: Cách viết cũng theo từng mặt công tác nói trên nhưng không nên dàn trải mà cần có trọng tâm, xây dựng được mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu cụ thể và đề ra những giải pháp thực hiện có hiệu quả.
1.2. Diễn văn khai mạc Đại hội :
Nội dung của một bài khai mạc Đại hội phải cần có những nội dung cơ bản sau đây:
+ Những căn cứ tiến hành Đại hội (thường gọi là tuyên bố lý do).
+ Giới thiệu đại biểu.
+ Những nhiệm vụ chính của Đại hội.
+ Nêu trách nhiệm, ý thức của Đoàn viên tham dự Đại hội.
+ Tuyên bố khai mạc Đại hội.
1.3. Diễn văn bế mạc:
Cần có các ý chính sau: Khái quát tinh thần và kết quả các nội dung công việc đã làm được của Đại hội; Kêu gọi tinh thần của cán bộ đoàn viên, thanh niên ra sức thi đua thực hiện nghị quyết Đại hội; Cám ơn sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của cấp ủy và của Đoàn cấp trên đối với Đại hội.
1.4. Nghị quyết Đại hội:
Nghị quyết Đại hội khác với biên bản Đại hội. Nghị quyết Đại hội là văn bản ghi tóm tắt những nội dung chính sau đây:
+ Thời gian diễn ra Đại hội.
+ Đại hội đã thống nhất báo cáo của BCH chi đoàn trình Đại hội.
+ Đại hội nhấn mạnh hoặc bổ sung những vấn đề gì.
+ Đại hội xác định những mục tiêu, chỉ tiêu nào là trọng tâm và giải pháp thực hiện cho các mục tiêu.
+ Đại hội giao cho BCH khóa mới hoàn chỉnh theo tinh thần thảo luận của Đại hội và triển khai thực hiện nghị quyết.
+ Đại hội kêu gọi tất cả đoàn viên, thanh niên phấn đấu thực hiện thắng lợi nghị quyết. (Nghị quyết Đại hội chi đoàn chỉ nên viết trong phạm vi 1 trang giấy)
Ngoài báo cáo, diễn văn khai mạc, bế mạc, văn bản trong Đại hội chi đoàn cần chuẩn bị gồm: Chương trình Đại hội, biên bản kiểm phiếu, vv...
2. Chuẩn bị nhân sự BCH, Bí thư, Phó bí thư:
- BCH Chi đoàn có 3 uỷ viên, trong đó có 01 Bí thư và 01 Phó Bí thư.
- BCH Chi đoàn nhiệm kỳ 20…- 20… cần thảo luận và đề xuất nhân sự dự kiến cho BCH Chi đoàn khóa mới (bao gồm dự kiến chức danh cụ thể) về cho BCH Đoàn khoa trước Đại hội. Danh sách dự kiến ứng cử vào BCH nhiệm kỳ 20… - 20… nên có số dư.
3. Tổ chức hội nghị BCH hoặc toàn thể chi đoàn lần cuối để thống nhất nội dung, công việc Đại hội:
Vì BCH là cơ quan lãnh đạo giữa 2 kỳ Đại hội nên trước khi Đại hội nhất thiết phải họp Ban chấp hành chi đoàn hoặc họp toàn thể chi đoàn để thông qua các nội dung, chương trình, điều kiện tiến hành Đại hội. Nội dung hội nghị gồm: Thông qua dự thảo báo cáo Đại hội; dự kiến nhân sự BCH khóa mới; chương trình Đại hội; dự kiến chủ tịch; thư ký Đại hội; phân công công tác chuẩn bị, điều hành Đại hội và các công việc khác cần thiết trong Đại hội.
- Chủ tịch đoàn: 3 người gồm 1 đại diện đoàn cấp trên (Đại diện Ban Thường vụ Đoàn khoa)
- Thư ký Đại hội bố trí 2 người: giúp cho chủ tịch đoàn ghi biên bản, dự thảo nghị quyết Đại hội và đếm số đoàn viên biểu quyết khi Đại hội quyết định các chỉ tiêu hoặc vấn đề của Đại hội.
4. Duyệt Đại hội:
Sau khi họp BCH lần cuối, Bí thư Chi đoàn phải chuẩn bị kỹ các nội dung sau đây để báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của chi ủy cùng cấp (nếu có), Giáo viên chủ nhiệm và Đoàn cấp trên:
+ Toàn văn báo cáo Đại hội.
+ Chương trình Đại hội.
+ Danh sách trích ngang dự nguồn nhân sự BCH, trong đó nêu rõ từng chức danh dự kiến.
Khi duyệt Đại hội ở cấp ủy (nếu có) và Đoàn cấp trên, nếu cơ bản thống nhất như dự kiến của chi đoàn thì không cần họp chi đoàn. Nếu có ý kiến khác, nhất là về nhân sự thì phải họp BCH hoặc chi đoàn để thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của cấp ủy và Đoàn cấp trên.
5. Trang trí Đại hội:
Trang trí Đại hội chi đoàn cần được coi trọng để thể hiện tính nghiêm túc của tổ chức Đoàn. Cách thức trang trí như sau:
- Trên cùng có khẩu hiệu: Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm.
- Phông chính giữa: (nhìn từ dưới lên), bố trí như sau: Ở giữa là tượng, hoặc ảnh Bác Hồ. Bên trái trên ảnh (hoặc tượng) là cờ Đảng; bên phải ảnh (hoặc tượng) Bác là cờ Tổ quốc (nếu có cờ xếp thì búa liềm thay cờ Đảng, sao vàng thay cờ tổ quốc). Bên phải (treo thấp hơn) là huy hiệu Đoàn (hay cờ Đoàn). Dưới huy hiệu Đoàn (hay cờ Đoàn) là hàng chữ:
ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN...........
NHIỆM KỲ 20.. - 20…
….…, ngày ...... tháng ..... năm 20..
- Phía dưới phông trang trí bố trí bàn chủ tọa chính giữa, bàn thư ký chếch về một bên (để có thể quan sát toàn thể đại hội).
II. NHỮNG VẤN ĐỀ NHẤT THIẾT PHẢI THỰC HIỆN ĐÚNG NGUYÊN TẮC CỦA ĐẠI HỘI.
1. Việc bầu cử BCH :
- Theo điều lệ Đoàn quy định, việc bầu cử BCH nhất thiết phải bầu bằng bỏ phiếu kín.
- Đại hội chi đoàn bầu BCH trước, sau đó BCH họp phiên thứ nhất với đại diện cấp ủy cùng cấp (nếu có) và đoàn cấp trên để bầu (hoặc chỉ định) Bí thư, Phó bí thư.
2. Phiếu hợp lệ và không hợp lệ:
Phiếu bầu hợp lệ là phiếu:
- Do BTC Đại hội phát hành và phải có mộc của Đoàn khoa.
- Phiếu viết rõ ràng tên người bầu, không có ký tên, không đánh dấu ký hiệu.
Phiếu bầu không hợp lệ là:
- Phiếu bầu thừa so với số lượng đã được đại hội quyết định.
- Phiếu không bầu ai (phiếu trắng) hoặc phiếu gạch hết tên danh sách ứng cử.
- Phiếu gạch giữa hai dòng chữ ghi họ tên người trong phiếu (không rõ bầu ai, để ai).
- Phiếu viết tên người ngoài danh sách bầu cử đã được đại hội thông qua.
- Phiếu có ký hiệu riêng, phiếu ký tên người bầu.
- Phiếu không phải là phiếu do BTC Đại hội phát hành.
- Cách tính kết quả bầu cử:
Người trúng cử phải có số phiếu được bầu hợp lệ > 1/2 so với số người tham gia bầu cử (tính theo số phiếu thu vào, nhưng phải tính từ cao xuống thấp).
Ví dụ: Chi đoàn có 20 đoàn viên. Dự Đại hội có 19 đoàn viên tham gia bầu cử. Danh sách bầu cử có 4 người; số lượng BCH định bầu là 3 người.
Kết quả kiểm phiếu là:
Số phiếu phát ra = 19; số phiếu thu vào 18. (vì có thể 1 đoàn viên nhận phiếu nhưng vì lý do đột xuất nào đó lại không bỏ).
Số phiếu hợp lệ =16; phiếu không hợp lệ = 2
Như vậy, người trúng cử phải có số phiếu hợp lệ ghi tên người đó tối thiểu phải có 10/18. Còn phiếu không hợp lệ có ghi tên ai thì cũng không được tính. Tuy vậy, phiếu không hợp lệ vẫn có ảnh hưởng tới kết quả vì nó vẫn nằm trong tổng số để tính tỷ lệ. (Ví dụ có người được 10 phiếu bầu nhưng lại nằm ở 2 phiếu không hợp lệ thì chỉ được (tính 8/18 phiếu, như vậy không trúng cử).
- Trường hợp bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng đã quyết định bầu, thì việc có tiếp tục bầu nữa hay không do đại hội quyết định.
- Nếu đại hội tiến hành bầu lần thứ 2 mà vẫn thiếu số lượng định bầu thì không tiến hành bầu tiếp nữa. Nếu là bầu các chức danh chủ chốt của Đoàn thì báo cáo với cấp uỷ và Đoàn cấp trên trực tiếp quyết định, nếu là bầu đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên thì báo cáo để Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội quyết định.
3. Họp phiên thứ nhất
- BCH mới họp phiên thứ nhất để bầu Bí thư, Phó bí thư và phân công nhiệm vụ đối với từng ủy viên.
- Thành phần dự họp: cuộc họp này phải mời đại diện cấp ủy (nếu có), đại diện Đoàn cấp trên, Giáo viên chủ nhiệm và Bí thư chi đoàn nhiệm kỳ .....-...... chỉ đạo.
III. TRÌNH TỰ ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN:
Đại hội chi đoàn thông thường không tiến hành họp trù bị, nên trình tự như sau:
1.Ổn định tổ chức.
2.Chào cờ.
3.Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (Bí thư hoặc người dẫn chương trình thực hiện).
4.Bầu Đoàn chủ tịch Đại hội (Bầu bằng biểu quyết giơ tay hoặc giơ thẻ đoàn viên). Chủ tịch đoàn giới thiệu Đoàn thư ký.
5.Chủ tịch đoàn thông qua chương trình đại hội. Đại hội biểu quyết.
6.Báo cáo của Ban thẩm tra về tư cách của đại biểu tham dự ĐH.
7.Trình bày dự thảo Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ ....-....., Phương hướng công tác Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ ....-..... và bản tự kiểm của Ban chấp hành nhiệm kỳ cũ.
8.Đại hội thảo luận về dự thảo báo cáo, phương hướng hoạt động và bản tự kiểm.
9.Phát biểu chỉ đạo đại hội:
+ Chi ủy (nếu có)
+ Đoàn cấp trên.
+ Giáo viên chủ nhiệm.
10.Ban chấp hành cũ tuyên bố hết nhiệm kỳ.
11.Thông qua danh sách ứng cử và đề cử vào BCH.
12.Biểu quyết thông qua danh sách ban bầu cử.
13.Ban bầu cử làm việc: công bố thể lệ BC, công bố thùng phiếu, phát phiếu và kiểm phiếu (có đại diện của Đoàn cấp trên giám sát).
14.Công bố kết quả bầu cử, BCH mới họp phiên thứ nhất, ra mắt và nhận nhiệm vụ.
15.Thư ký đoàn thông qua Nghị Quyết Đại hội.
16. Chào cờ bế mạc (không hát Quốc ca).
Lưu ý:
+ Để tạo không khí tươi trẻ, BTC cần bố trí văn nghệ xen kẽ trong chương trình Đại hội.
+ Chi đoàn có thể lồng ghép lễ trưởng thành đoàn cho Đoàn viên hết tuổi đoàn.
IV. MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN
1. Phương pháp điều hành bầu cử BCH:
Khi Đại hội chuyển sang phần bầu cử BCH, Bí thư là người điều hành phải công bố BCH cũ hết nhiệm kỳ, báo cáo tiêu chuẩn, dự kiến cơ cấu, số lượng BCH khóa mới. Lấy biểu quyết Đại hội về số lượng BCH (không lấy biểu quyết cơ cấu và tiêu chuẩn). Sau đó tiến hành ứng cử, hết ứng cử chuyển sang đề cử.
* Lưu ý:
- Những đoàn viên vắng mặt có lý do thì đại biểu của Đại hội vẫn có quyền đề cử người đó vào BCH và bầu đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên.
- Khi người được đề cử có ý kiến rút tên khỏi danh sách đề cử (hoặc người đề cử xin rút ý kiến đề cử người vắng mặt) thì việc rút tên hay không rút tên khỏi danh sách bầu cử sẽ do Đoàn chủ tịch Đại hội hội ý và thông báo. Nếu chủ tịch Đại hội có 1 người thì cần xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy và Đoàn cấp trên. Việc cho rút tên hay không cho rút không cần phải lấy biểu quyết Đại hội.
- Chỉ nên cho rút những người ngoài nguồn nhân sự chuẩn bị của BCH khóa cũ. Tuy nhiên những người trong nguồn vẫn cố ý xin rút thì xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy và Đoàn cấp trên.
- Sau khi chốt danh sách ứng cử, đề cử, phải lấy biểu quyết Đại hội về danh sách bầu cử. Sau đó chủ tịch Đại hội dự kiến lập Ban kiểm phiếu và lấy biểu quyết Đại hội về Ban kiểm phiếu.
- Ban kiểm phiếu thông báo nguyên tắc, thể lệ bầu cử, nói rõ như thế nào là phiếu hợp lệ, không hợp lệ để đại biểu khỏi mắc phải, thực hiện việc công khai thùng phiếu, phát phiếu, sau đó thu phiếu. Đại biểu bỏ phiếu xong, kiểm tra lại để thông báo với Đại hội về tổng số phiếu phát ra, phiếu thu vào ngay tại Đại hội, sau đó mang phiếu đến nơi khác kiểm phiếu. Kiểm phiếu xong trở lại thông báo kết quả bầu cử.
2. Các bước thực hiện sau Đại hội:
- Gửi hồ sơ lên Đoàn cấp trên để Đoàn cấp trên công nhận BCH.
- Hồ sơ gồm:
+ Biên bản Đại hội;
+ Biên bản kiểm phiếu bầu BCH;
+ Biên bản họp phiên thứ nhất của BCH
+ Biên bản kiểm phiếu bầu Bí thư và Phó bí thư (nếu có);
+ Danh sách trích ngang BCH.
- BCH và các chức danh mới được bầu có quyền điều hành công việc ngay sau khi được phân công và được công nhận chính thức khi có quyết định chuẩn y của Đoàn cấp trên.
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết khác tại mục Bài thu hoạch, bài dự thi thuộc mảng Tài liệu.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Biểu mẫu tổng hợp phân loại chi đoàn
Quy trình tổ chức đại hội chi đoàn trường
Kế hoạch tổ chức đại hội chi Đoàn
Mẫu báo cáo tình hình thu chi đoàn phí
Chế độ của bí thư chi đoàn tại trường tiểu học
Hướng dẫn công tác tổ chức đại hội chi đoàn
Biên bản phân công nhiệm vụ BCH chi đoàn
Mẫu báo cáo tình hình thu chi đoàn phí đoàn khoa
Gợi ý cho bạn
-
Top 6 mẫu Tưởng tượng em là một siêu anh hùng mang sứ mệnh làm cho mọi con đường trên thế giới an toàn hơn với trẻ em
-
Em hãy kể tên và nêu chức năng một số bộ phận của xe đạp
-
Đáp án Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Công đoàn Việt Nam và Công đoàn tỉnh Cao Bằng tuần 3
-
Cuộc thi tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến Nghệ An 2024
-
Đáp án câu hỏi Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc năm 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Bài thu hoạch, bài dự thi
Đáp án thi Tìm hiểu biển đảo Việt Nam Gia Lai - Kỳ 7
Đáp án thi Tìm hiểu Chỉ thị 24-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
8 Bài thu hoạch cảm tình Đoàn cập nhật mới, hay nhất năm 2024
Vẽ tranh nha học đường 2024
Đáp án cuộc thi trắc nghiệm “Đảng trong cuộc sống của tôi”
Bài thu hoạch lớp nhận thức về Đảng 2024 mới nhất