Bài thu hoạch về vấn đề dân tộc, tôn giáo
Bài thu hoạch về vấn đề dân tộc, tôn giáo. Vấn đề dân tộc, tôn giáo là một vấn đề luôn cần được quan tâm và điều chỉnh phù hợp. Bởi vì đất nước ta là đất nước đa văn hoá, đa tôn giáo và đa dân tộc. Bởi chính sự đa dạng đó đã giúp đất nước có nhiều nét văn hoá riêng biệt được bạn bè quốc tế công nhận. Vậy nước ta đã có những chính sách nào để phát triển, giữ vững nét dân tộc, tôn giáo? Hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể trong nội dung bài viết dưới đây.
Mẫu bài thu hoạch về vấn đề dân tộc, tôn giáo
1. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
Nước ta là đất nước đa dân tộc với 54 dân tộc anh em sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số và sinh sống phần lớn ở khu vực đồng bằng. Còn những dân tộc thiểu số nhỏ sống xen kẽ nhau ở khu vực vùng núi xa xôi. Từ xưa thì nước ta nhân dân mới biết đến trồng lúa nước, dân tộc ở khu vực đồng bằng có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên phát triển kinh tế và nhân dân sống no đủ. Nhưng những người dân ở khu vực vùng núi lại hạn chế về tự nhiên, với địa hình khó di chuyển nên người dân nơi đây kém phát triển hơn.
Nhà nước nhận thấy được sự chệnh lệch đó, nên điều tiên quyết để đất nước phát triển đó là dân tộc đoàn kết, vững mạnh, bình đẳng thì mới có sức mạnh để chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Bởi vậy nhà nước luôn tăng cường việc giúp người dân khu vực vùng núi được phát triển để hạn chế sự chênh lệch về kinh tế giữa các vùng. Do đó nhà nước ta đã xây dựng những chính sách dưới đây để dân tộc thiểu số được giúp đỡ cùng đi lên:
Phát triển đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
Trong phát triển đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi thì nhà nước đã quan tâm toàn diện đến đời sống, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của người dân bằng chính chính sách:
- Về chính trị: Nâng cao nhận thức của nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số về tầm quan trọng của vấn đề dân tộc, đoàn kết các dân tộc, thống nhất mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Cùng với đó là nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số nhằm chăm lo cho đời sống người dân tốt hơn.
- Về kinh tế: Phát triển các chương trình, dự án kinh tế về khu vực miền núi phù hợp với địa lí tự nhiên và thế mạnh của người dân, giúp đỡ người dân trong công việc phát triển dự án để đạt kết quả tốt nhất.
- Về xã hội: Tiếp tục đầu tư vào các cơ sở hạ tầng bao gồm y tế, giáo dục và dân số. Tiếp tục xây dựng công tác nhằm giúp xoá đói, giảm nghèo của người dân tộc thiểu số, vùng núi. Trong giáo dục thì nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng chính sách ưu tiên, nâng đỡ học sinh dân tộc, vùng núi. Trong y tế thì đào tạo đội ngũ cán bộ y tế chất lượng về địa phương để chữa trị, phòng chống bệnh tật cho nhân dân.
- Về văn hoá: Nâng cao nhận thức văn hoá của nhân dân, đào tạo đội ngũ cán bộ về văn hoá giúp phát huy và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc phù hợp với định hướng phát triển của nhà nước.
- Cuối cùng là để phát triển toàn diện thì cần phối hợp của các bộ, ban, ngành trong các lĩnh vực với nhau để cùng phát triển cho dân tộc thiểu số, vùng núi.
Tăng cường cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số
Tăng cường đội ngũ cán bộ nữ và cán bộ dân tộc thiểu số cũng là mục tiêu nhằm giữ sự bình đẳng của các dân tộc trong cơ quan nhà nước như:
- Tăng cường bồi dưỡng và giáo dục để người dân tộc thiểu số chủ động học tập không ỷ lại.
- Xây dựng các cơ chế tuyển dụng, đào tạo, luân chuyển người dân tộc thiểu số làm việc tại những cơ quan đặc thù thuộc vùng dân tộc thiểu số.
- Xây dựng cụ thể tỉ lệ cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số trong từng cấp hành chính, cơ quan nhà nước cụ thể để đảm bảo sự cân bằng.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng về pháp luật, kinh tế cho cán bộ dân tộc, đặc biệt là cán bộ nữ ở cấp xã.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ về công tác tuyển dụng, tỉ lệ cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số của từng vùng nhằm lan toả những tấm gương của cán bộ nữ dân tộc để thúc đẩy sự tự giác học tập, tu dưỡng của cán bộ nữ.
Vai trò của báo chí với đồng bào dân tộc thiểu sổ miền núi
Để nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi hiểu được đường lối, chính sách của Đàng thì cần có sự tuyên truyền mạnh mẽ của báo chí đến với người dân. Khi báo chí được tăng cường thì nhân dân sẽ nhanh chóng cập nhật được những thông tin về Đảng và Nhà nước, các chính sách, chủ trương, kinh tế, pháp luật của nước nhà. Những chính sách cụ thể:
- Thông qua công tác tuyên truyền trên các báo, tạp chí thì tiếp tục công tác vận động người dân đặc biệt là dân tộc thiểu số ở miền núi tích cực học tập, rèn luyện theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Biên tập các báo, tạp chí theo định hướng ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu phù hợp với trình độ dân trí của từng dân tộc thiểu số, từng vùng trên đất nước. Và cũng phải trình bày một cách đúng khuôn khổ, hấp dẫn, kết hợp ảnh và cỡ chữ để người dân dễ dàng tiếp thu thông tin được truyền tải.
- Những thông tin trên các báo, tạp chí phải đúng, đủ, chính xác, đưa ra kịp thời những thông tin về chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm tuyên truyền cho đồng bào không gây mất ổn định an ninh và trật tự xã hội không nghe kẻ xấu xúi giục.
- Rà soát về việc tuyên truyền của các báo, tạp chí, loại bỏ những báo không hiệu quả. Và tăng cường những đầu số báo chất lượng phù hợp
2. Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước
Tôn giáo cũng là một nhu cầu chính đáng của nhân dân. Bởi vậy nhà nước cần đảm bảo tôn giáo luôn được bảo vệ và phát triển bình đẳng. Nhà nước luôn chủ động hoàn thiện các chính sách về tôn giáo của nước ta như:
- Chủ động quan tâm giải quyết nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Khuyến khích nhân dân phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo.
- Ngăn chặn những luận điệu sai trái, gây chia rẽ, mất đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch liên quan đến tôn giáo.
- Các cấp chính quyền thông qua chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước cần tuyên truyền cho đồng bào có đạo hiểu, tuân thủ pháp luật liên quan đến vấn đề tôn giáo.
- Nhà nước động viên tín đồ và chức sắc tôn giáo phát huy những mặt tích cực, giá trị văn hóa của tôn giáo, phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào tôn giáo.
- Phát huy truyền thống thờ cúng tổ tiên, những người có công với Tổ quốc và nhân dân, đây cũng chính là đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
- Xây dựng định hướng cho các tôn giáo, tín ngưỡng đoàn kết với nhau đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần, tâm lý, tâm linh của người dân.
- Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện các hoạt động trái pháp luật, gây chia rẽ nhân dân, chia rẽ dân tộc.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tôn giáo và tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với tình hình mới của đất nước.
3. Mối quan hệ giữa dân tộc - tôn giáo trong giai đoạn hiện nay
Thời gian gần đây thì sự du nhập những tôn giáo, tín ngưỡng có sự thay đổi lớn khiến cho mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo càng trở nên mạnh mẽ. Những dân tộc thiểu số luôn có niềm tin mạnh mẽ vào những tín ngưỡng, tôn giáo điều này ảnh hưởng đến văn hoá của dân tộc thiểu số. Mối quan hệ giữa dân tộc thiểu số và tôn giáo luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau trong đời sống của người dân:
- Tôn giáo giúp các dân tộc gắn kết lại với nhau, khi tham gia tôn giáo thì mọi người được hiểu nhau hơn, tiếp xúc với nhau trong các hoạt động tôn giáo.
- Tôn giáo còn là chỗ dựa, niềm tin, tâm linh, tâm lý vững chắc của nhân dân trong đời sống.
- Tôn giáo làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt đời sống của người dân các dân tộc và ảnh hưởng đến nét văn hoá của dân tộc.
- Còn dân tộc lại là nền tảng để tôn giáo được duy trì. Những người dân khi theo tôn giáo nào đó thì cộng đồng tôn giáo sẽ được lớn mạnh. Ngược lại thì tôn giáo sẽ dân mất đi khi không có người tin tưởng.
Mối quan hệ này đã tác động đến những vấn đề trong xã hội bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực. Tích cực là quan hệ tôn giáo dân tộc giúp mở rộng cộng đồng tôn giáo - dân tộc với nhau giúp mở động sự giao tiếp giữa các dân tộc với nhau. Và mối quan hệ này còn giúp ổn định các hoạt động chính trị xã hội của nhà nước. Tiêu cực là có thể khiến cho các hoạt động chính trị xã hội không ổn định và bị rạn nứt các quan hệ cộng đồng.
Như vậy trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Bài thu hoạch về vấn đề dân tộc, tôn giáo. Mời các bạn tham khảo những bài viết hữu ích trong mục Bài thu hoạch liên quan.
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Bộ câu hỏi Tìm hiểu Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XIII có đáp án
-
10 Bài tuyên truyền về phòng chống pháo nổ dịp Tết 2024
-
Đáp án thi trắc nghiệm tìm hiểu về Chuyển đổi số Thái Bình
-
Cuộc thi khoa học kỹ thuật là gì?
-
Viết thư cho các thế hệ tương lai về thế giới mà bạn hy vọng họ sẽ thừa hưởng (9 mẫu)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Bài dự thi
Đáp án thi Tìm hiểu về cải cách hành chính tỉnh Lạng Sơn năm 2022
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu về lịch sử 90 năm Đảng bộ Thành phố Hà Nội
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu Luật Thống Kê 2024
Đáp án thi đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Nghệ An 2022
Khi đi bộ trên vỉa hè em gặp một bà cụ già yếu muốn đi bộ sang đường - Đáp án an toàn giao thông 2022-2023 lớp 3
Đáp án thi Tìm hiểu kiến thức về Công đoàn Việt Nam