Liên hệ trách nhiệm bản thân về vấn đề dân tộc, tôn giáo?
Liên hệ trách nhiệm bản thân về vấn đề dân tộc, tôn giáo? Vấn đề dân tộc, tôn giáo từ xưa đến nay luôn nắm giữ vai trò quan trọng, góp phần tạo nên mối đại đoàn kết dân tộc, đưa đất nước vượt qua mọi thử thách, khó khăn. Do đó, mỗi người dân ở từng vị trí, việc làm, độ tuổi khác nhau thì đều phải có việc làm cụ thể để thể hiện trách nhiệm của mình trong xây dựng tình đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu về trách nhiệm đó nhé.
Vấn đề dân tộc, tôn giáo là vấn đề của toàn dân, toàn xã hội nên mọi người đều có trách nhiệm trong vấn đề dân tộc tôn giáo. Trách nhiệm của mỗi người ở mỗi vị trí khác nhau lại có những trách nhiệm phù hợp với mình. Vậy những trách nhiệm đó là gì?
Trách nhiệm của mọi người trong vấn đề dân tộc, tôn giáo
- 1. Trách nhiệm học sinh, sinh viên trong vấn đề dân tộc, tôn giáo
- 2. Trách nhiệm của gia đình, trường học trong vấn đề dân tộc, tôn giáo
- 3. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong vấn đề dân tộc, tôn giáo
- 4. Trách nhiệm của tổ chức trong vấn đề dân tộc, tôn giáo
- 5. Liên hệ tình hình thực tiễn địa phương về vấn đề dân tộc, tôn giáo
- 6. Liên hệ bản thân về chính sách dân tộc, tôn giáo
Dân tộc và tôn giáo từ trước đến nay luôn là vấn đề nhạy cảm. Thực tế cũng cho thấy, không ít lần các thế lực thù địch mượn cớ dân tộc, tôn giáo để gây kích động, chống phá, hòng làm suy yếu mối đoàn kết toàn dân ta. Như vậy, bên cạnh chủ trương của nhà nước nhằm bảo đảm mọi dân tộc, tôn giáo đều bình đẳng với nhau. Thì toàn dân cũng cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình, xây dựng tình hữu nghị, gắn bó giữa các dân tộc, tôn giáo.
1. Trách nhiệm học sinh, sinh viên trong vấn đề dân tộc, tôn giáo
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác dân tộc, tôn giáo có vai trò chiến lược quan trọng trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tạo ra nguồn sức mạnh to lớn giúp đất nước vượt qua mọi khó khăn. Với nhận thức như vậy, là một học sinh, sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, em nghĩ rằng, mỗi người dân Việt Nam, không phân biệt già trẻ, gái trai, công việc, hoàn cảnh... đều phải có ý thức xây dựng tình đoàn kết dân tộc, tôn giáo, nhất là trong điều kiện đất nước bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế, đứng trước các thách thức khó lường. Trong đó, học sinh, sinh viên là thế hệ tương lai của đất nước, cần nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình góp phần xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong vấn đề dân tộc, tôn giáo. Cụ thể như:
- Chủ động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh để trau dồi thêm tinh thần cách mạng, tư tưởng chính trị vững vàng. Từ đó có những nhận định sắc bén chống lại các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch.
Đặc biệt với lứa sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học, có kiến thức chuyên môn tốt nhưng chưa có nhiều trải nghiệm, là đối tượng dễ bị các thế lực thù địch kích động. Do đó, chúng ta cần nâng cao cảnh giác, tích cực đấu tranh với mọi hành động sai trái, luận điệu xuyên tạc, biến chất của kẻ thù, đảm bảo bình yên cho Tổ quốc.
- Quan tâm, nắm rõ tình hình thời sự đang diễn ra trong nước và thế giới ở mọi mặt đời sống, xã hội, để có cái nhìn đa chiều về các sự việc, không để các luận điệu xấu độc che mờ lý tưởng.
- Tích cực học tập, có kiến thức chuyên môn vững vàng, trở thành những công dân ưu tú xây dựng đất nước, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
- Sống chan hòa, hòa đồng với mọi dân tộc, tôn giáo, không phân biệt vùng miền, tôn giáo với các bạn cùng trang lứa và mọi người xung quanh, giữ vững mối đại đoàn kết dân tộc.
- Chủ động tìm hiểu kiến thức văn hóa của các dân tộc và tôn giáo. Qua đó không chỉ thể hiện sự tôn trọng với các dân tộc anh em, tôn giáo trên mọi miền đất nước, mà còn góp phần giữ gìn sự đa dạng văn hóa truyền thống.
- Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ những bạn học sinh, sinh viên đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn, chung tay giúp sức để các bạn có điều kiện đến trường.
2. Trách nhiệm của gia đình, trường học trong vấn đề dân tộc, tôn giáo
Gia đình là tế bào của xã hội nên cũng có ảnh hưởng nhất định đến các vấn đề dân tộc tôn giáo. Nhà trường là nơi dạy các em những điều đúng đắn nên cũng có những trách nhiệm.
- Cha mẹ, nhà trường luôn đi đầu về những tư tưởng công bằng về dân tộc, tôn giáo.
- Giảng dạy con em không được phân biệt đối xử với bạn bè, nhất là với những bạn dân tộc thiểu số.
- Tổ chức các hoạt động liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo để các em được tìm hiểu.
- Khuyến khích con em tham gia những hoạt động về dân tộc, tôn giáo.
3. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong vấn đề dân tộc, tôn giáo
Là một cán bộ, công chức, viên chức trong nhà nước thì càng phải tuân theo những vấn đề về bình đẳng dân tộc, tôn giáo mà nhà nước đưa ra:
- Luôn gương mẫu trong tư tưởng, hành động về vấn đề dân tộc tôn giáo. Vì cán bộ có gương mẫu thì người dân mới noi theo và học tập.
- Luôn tuyên truyền cho nhân dân về bình đẳng và giúp đỡ dân tộc, tôn giáo.
- Với cán bộ là dân tộc thiểu số thì luôn học tập, rèn luyện để trở thành người gương mẫu trong cơ quan và ngoài xã hội.
- Luôn khuyến khích người dân giao lưu văn hoá, tôn giáo trong đời sống.
4. Trách nhiệm của tổ chức trong vấn đề dân tộc, tôn giáo
Tổ chức là một tập thể có nhiều cá thể khác nhau, nên việc thực hiện bình đẳng dân tộc, tôn giáo là rất quan trọng, tổ chức cũng như một xã hội nhỏ của nhiều người nên cần phải:
- Cần tôn trọng các vấn đề dân tộc, tôn giáo trong cơ quan.
- Khuyến khích các nhân viên giao lưu văn hoá liên quan đến dân tộc, tôn giáo trong cơ quan.
- Không xâm phạm đến các quyền tham gia dân tộc, tôn giáo của người lao động.
- Bảo vệ các vấn đề tôn giáo, dân tộc trong cơ quan được bình đẳng.
Như vậy với mỗi vị trí khác nhau thì bản thân hoặc cá nhân lại có những trách nhiệm khác nhau trong vấn đề dân tộc, tôn giáo.
5. Liên hệ tình hình thực tiễn địa phương về vấn đề dân tộc, tôn giáo
Hiện nay, tỉnh ............................ có 03 tôn giáo được Nhà nước công nhận và hoạt động ổn định là đạo Phật giáo, đạo Công giáo và đạo Tin lành với trên ...........vạn tín đồ, ...........chức sắc, nhà tu hành tôn giáo và ........... cơ sở thờ tự tôn giáo. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có........... đồng bào dân tộc thiểu số đã đăng ký tạm trú, chủ yếu là công nhân tại các khu công nghiệp thuộc địa bàn huyện.................
Điều này cho thấy, .................. là địa phương điển hình cho sự đa dạng về sắc tộc, tín ngưỡng, tôn giáo. Sự đa dạng này không chỉ tạo nét phong phú, đặc sắc về con người, văn hóa của địa phương, còn góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cũng sẽ dễ là cơ hội để các thế lực thù địch, phản động tìm cớ chống phá.
Trong thời gian qua, các hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh diễn ra ổn định, cơ bản tuân thủ các quy định của pháp luật; chức sắc, chức việc, nhà tu hành tích cực hưởng ứng, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân:
- Sự hỗ trợ của các tôn giáo trong hoạt động thiện nguyện
- Sự tham gia của các tổ chức tôn giáo trong bộ máy nhà nước, là đại biểu hội đồng nhân dân, đại diện cho tiếng nói của nhân dân, người có đạo.
- Các cơ sở tôn giáo tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương, thể hiện ý thức, tinh thần trách nhiệm và tình cảm của chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo đối với đất nước, dân tộc.
- Đồng bào các tôn giáo tích cực hưởng ứng các phong trào của địa phương: bảo vệ môi trường, hạn chế tệ nạn xã hội...
=> Có thể nói, trong thời gian qua, tín đồ các tôn giáo trên địa bàn đã tích cực xây dựng Đảng, chính quyền và tham gia vào các phong trào thi đua, các cuộc vận động do các các cấp, ngành, địa phương phát động. Qua đó đã thể hiện vai trò, trách nhiệm của các tôn giáo đối với đất nước, với dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sức lan tỏa, tác động tích cực, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương.
Với các đồng bào là người dân tộc thiểu số hiện đang sinh sống, làm việc, cư trú tại địa phương, thời gian qua đã có đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương:
- Đa số người dân không mắc phải tệ nạn xã hội.
- Nhiều người có ý định xây nhà, lập nghiệp tại địa phương => Tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa, tín ngưỡng.
6. Liên hệ bản thân về chính sách dân tộc, tôn giáo
Trách nhiệm bản thân làm gì để thực hiện tốt chính sách tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay luôn là một vấn đề quan trọng đối với bất cứ mỗi người công dân Việt Nam. Việc ý thức được tầm quan trọng của chính sách dân tộc và tôn giáo trong việc xây dựng đất nước cần phải được đặt lên hàng đầu. Bởi lẽ, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, và sự đa dạng này chính là một nguồn sức mạnh vô cùng lớn.
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người chúng ta cần phải cố gắng rèn luyện cho mình tinh thần tôn trọng sự khác biệt, học cách lắng nghe, thấu hiểu những quan điểm, tín ngưỡng khác nhau. Không chỉ vậy, cần tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, góp phần xóa bỏ những định kiến, hận thù. Hiểu được rằng, việc tôn trọng các dân tộc, tôn giáo không chỉ là một nghĩa vụ mà còn là một trách nhiệm. Mỗi người chúng ta đều có quyền tự do tín ngưỡng, nhưng quyền tự do này đi kèm với trách nhiệm tôn trọng quyền tự do của người khác.
Để góp phần xây dựng một xã hội đoàn kết, bản thân mỗi chúng ta cần không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức về lịch sử, văn hóa của các dân tộc, tôn giáo. Tích cực cùng nhau tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về chính sách dân tộc, tôn giáo trên nhiều địa phương.
Dù mỗi hành động của từng cá nhân chỉ là một phần nhỏ, nhưng khi cùng nhau thực hiện sẽ mang lại ý nghĩa lớn lao. Nếu mỗi người chúng ta đều chung tay góp sức, cùng nhau đoàn kết sẽ xây dựng được một đất nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Trên đây là những phân tích của Hoa Tiêu về vấn đề Liên hệ trách nhiệm bản thân về vấn đề dân tộc, tôn giáo? Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Tài liệu liên quan.
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
- Tham vấn:Đinh Ngọc Tùng
Tham khảo thêm
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024
13 Bài dự thi viết về người phụ nữ tôi yêu 2024 hay chọn lọc
Hướng dẫn làm bài thu hoạch trình bày nhận thức về Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy, thầy cô hãy chia sẻ những dấu hiệu mất an toàn hoặc bạo lực học đường đối với học sinh
Bài thu hoạch về vấn đề dân tộc, tôn giáo
Bài dự thi tìm hiểu về giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo 2024
Tình cảm của học sinh tiểu học thường có những biểu hiện như thế nào?
Nội dung nào sau đây không thuộc quy trình phân tích trường hợp thực tiễn về tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học?
Gợi ý cho bạn
-
Trình bày và phân tích các giai đoạn phát triển của pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở nước ta từ năm 1945 đến nay?
-
Khi tham gia giao thông đến nơi đường giao nhau, trên làn đường rẽ phải có vạch kẻ mắt võng, người tham gia giao thông phải dừng xe như thế nào nếu gặp đèn tín hiệu màu đỏ?
-
Bài thu hoạch môn Mỹ thuật - Chương trình giáo dục tổng thể 2024
-
Khi ngồi sau xe máy, em cần ngồi như thế nào để bảo đảm an toàn
-
Người tham gia giao thông đường bộ nếu gặp nhiều báo hiệu đường bộ, cần ưu tiên thực hiện báo hiệu nào nhất?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27