Nên hay không việc lập di chúc chia tài sản khi còn khỏe 2024?

Nên hay không việc lập di chúc chia tài sản khi còn khỏe 2024? Đây là vấn đề thắc mắc của nhiều người dân về việc có nên lập di chúc sớm không bởi ngày nay người dân chứng kiến rất nhiều những trường hợp tranh chấp di sản thừa kế, tranh chấp đất đai của bố mẹ để lại,.. những vụ tranh chấp như vậy kéo dài gây nên nhiều hệ lụy. Mời bạn đọc tham khảo cụ thể về vấn đề này trong bài viết của Hoatieu.vn. 

1. Di chúc là gì?

Di chúc là một giấy tờ hợp pháp thể hiện nguyện vọng, mong muốn của một người về cách phân chia tài sản mình có được sau khi chết. Trong di chúc, cá nhân hoặc nhóm người được chỉ định là người thực thi, quản lý tài sản cho đến khi được phân chia hết đúng theo di chúc.

2. Nên hay không việc lập di chúc chia tài sản khi còn khỏe?

Hiện nay, lập di chúc chia tài sản khi còn khỏe được khá nhiều người quan tâm bởi cuộc sống vô thường, đặc biệt người dân cả nước đã chứng kiến biết bao những hoàn cảnh gia đình có người thân ra đi trong đại dịch Covid-19 vừa rồi, những người hôm nay trông rất khỏe mạnh thì ngày mai cũng chưa thể biết trước, họ có thể gặp những tình huống xấu trong cuộc sống mà buồn hơn là không thể tiếp tục sống trên cõi đời này nữa. Do vậy, có thể những tâm tư, nguyện vọng của họ chưa kịp nói cũng bị chôn vùi theo.

Theo quan niệm xưa, việc lập di chúc thông thường được thực hiện khi đã ở tuổi xế chiều, gần đất xa trời còn những người đang trẻ khỏe thì lập di chúc được coi là điểm gở cho họ.

Tuy nhiên, ngày nay xảy ra rất nhiều các vụ tranh chấp di sản thừa kế mà chủ yếu là các trường hợp cha mẹ không để lại di chúc nên việc phân chia tài sản thừa kế do những người trong gia đình tự quyết định. Mặc khác, việc chia di sản theo pháp luật cũng xảy ra tranh chấp giữa những người trong diện thừa kế không đồng ý với quyết định của Tòa án.

Nên hay không việc lập di chúc chia tài sản khi còn khỏe?

Để hạn chế những tranh chấp đó cũng như hoàn thành tâm nguyện của người để lại di sản nếu trong trường hợp có sự cố xảy ra thì việc lập di chúc càng sớm càng tốt. Việc lập di chúc thể hiện quyền định đoạt của người để lại di sản đối với tài sản của mình, không có quy định nào về việc lập di sản khi còn trẻ hay về già, người lập di chúc có thể thực hiện bất kì thời điểm nào và thể hiện ý chí của chủ thể về tài sản của mình cho ai. Việc lập di chúc sớm, người để lại di sản hoàn toàn chủ động về tài sản của mình sẽ trao cho người nào, và những người không xứng đáng sẽ không được hưởng di sản nếu để chia thừa kế theo pháp luật thì họ có thể được hưởng.

3. Di chúc có hiệu lực bao nhiêu năm?

Di chúc được lập ra do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như xã hội, con người, thời đại thay đổi không ngừng nên hiệu lực của di chúc bị giới hạn trong một khoảng thời hạn nhất định. Tùy và quy định pháp luật của từng quốc gia mà di chúc có hiệu lực khác nhau. Căn cứ Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế cụ thể như sau:

- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

  • Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
  • Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

- Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

4. Thủ tục lập di chúc hợp pháp

Di chúc là bản di nguyện mang tính riêng tư, bí mật, do vậy pháp luật tôn trọng và luôn luôn đề cao hiệu lực của di chúc do dù ở bất cứ hình thức nào như viết tay, đánh máy, di chúc miệng. Tuy nhiên, trên thực tế, không ít các trường hợp làm giả di chúc, lập di chúc giả, giả mạo di chúc nhằm mục đích hưởng di sản thừa kế. Do vậy, một bản di chúc hợp pháp cần đáp ứng những điều kiện sau:

- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

- Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định.

- Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

5. Lập di chúc cần những giấy tờ gì?

Khi đến các tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã làm di chúc, người lập di chúc cần chuẩn bị các giấy tờ đầy đủ để tránh những thiếu sót trong bản di chúc. Các giấy tờ bao gồm:

- Giấy tờ nhân thân của người lập di chúc:

  • Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc Căn cước công dân còn giá trị sử dụng;
  • Sổ hộ khẩu.

- Giấy tờ nhân thân của người hưởng di sản như:

  • Giấy khai sinh
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
  • Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc Căn cước công dân còn giá trị sử dụng;
  • Sổ hộ khẩu.

- Giấy tờ về tài sản:

  • Nhà đất: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Tiền gửi trong ngân hàng: Sổ tiết kiệm ;
  • Động sản: đăng ký xe,… ;
  • Quyền tài sản: cổ phiếu, cổ phần…… ;
  • Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản khác.

- Bản di chúc đã viết sẵn (nếu có).

- Giấy tờ nhân thân của người làm chứng: Chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người làm chứng (trong trường hợp cần có người làm chứng).

Trên đây, Hoatieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Nên hay không việc lập di chúc chia tài sản khi còn khỏe 2024? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Dân sự mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn:

Đánh giá bài viết
2 86
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm