Tội làm nhục người khác được quy định tại điều bao nhiêu của Bộ luật hình sự
Tội làm nhục người khác được quy định tại điều bao nhiêu của Bộ luật hình sự. Trong xã hội, không ít những hành vi làm nhục người khác, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của họ bằng những lời nói và hành động. Ngày nay, ý thức pháp luật của người dân được nâng cao và biết cách bảo vệ mình. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết của Hoatieu.vn về vấn đề này nhé.
Tìm hiểu quy định của Bộ luật hình sự về tội làm nhục người khác
1. Tội làm nhục là gì?
Làm nhục người khác là hành vi cố ý xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người. Người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo, quay clip...
Hành vi làm nhục người khác có thể có nhiều mức độ, mức độ làm nhục cao nhất dẫn đến những hậu quả khôn lường như ảnh hưởng đến tâm thần, thương tích về thể xác, thậm chí khiến người bị làm nhục tử vong.
2. Cấu thành tội làm nhục người khác
Tội phạm được cấu thành từ các mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể, khách thể. Sau đây, Hoatieu.vn phân tích các mặt cấu thành nên tội làm nhục người khác.
- Mặt khách quan tội làm nhục người khác
+ Thể hiện bằng lời nói: sỉ nhục, thóa mạ, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu…nhằm vào nhân cách, danh dự, với tính chất là hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại, đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy xấu hổ, nhục nhã trước những người khác.
+ Thể hiện bằng việc làm: có những hành vi lột trần truồng nạn nhân, nhổ nước bọt vào mặt, ném phân, cà chua, trứng thối vào người, xe cộ...(có hoặc không kèm theo lời nói thô tục) với chính bản thân mình hoặc người bị hại trước đám đông để bêu riếu.
Người thực hiện hành vi thường diễn ra công khai, trực tiếp và trước nhiều người, có thể thực hiện công khai trước mắt người đó hoặc vắng mặt nạn nhân nhưng người phạm tội có ý thức để cho nạn nhân biết việc lăng nhục đó vì động cơ cá nhân.
Tuy nhiên, người làm nhục người khác dựa theo mức độ của hành vi, lời nói đến một mức độ nhất định thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của hành vi phải căn cứ vào thái độ, nhận thức của người phạm tội; cường độ và thời gian kéo dài của hành vi; vị trí và môi trường xung quanh; vị thể, vai trò của người bị hại trong gia đình, tổ chức cũng như trong xã hội; dư luận xã hội về hành vi lăng nhục đó.
Tội phạm được coi là hoàn thành từ khi người phạm tội có lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội làm nhục người khác.
- Khách thể tội làm nhục người khác
Công dân Việt Nam có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được pháp luật bảo về về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự. Hành vi làm nhục người khác xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Mặt chủ quan tội làm nhục người khác
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý, người phạm tội biết rõ hành vi của mình là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nhưng đã thực hiện hành vi phạm tội. Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau, như để trà thì, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại, để thoài mãn thú vui xác thịt…Động cơ, mục đích không phải dấu hiệu bắt buộc của tội làm nhục người khác.
- Chủ thể tội làm nhục người khác
Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển hành vi đó. Đối với tội làm nhục người khác, người có năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là người có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của người khác và có khả năng điều khiển hành vi đó.
3. Tội làm nhục người khác theo Bộ luật hình sự
Tội làm nhục người khác được quy định trong Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, tất cả những hành vi làm nhục người khác nếu đáp ứng đầy đủ các cấu thành tội phạm như mục 2 nêu trên thì sẽ bị xử phạt theo Điều 155 về Tội làm nhục người khác như sau:
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Người có hành vi làm nhục người khác phụ thuộc theo mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng thì mức phạt chung của tội làm nhục người khác được áp dụng là bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Nếu tội phạm có các tình tiết tăng nặng thì mức phạt tù có thể lên tới 05 năm, người phạm tội bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây, Hoatieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Tội làm nhục người khác được quy định tại điều bao nhiêu của Bộ luật hình sự. Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.
Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Dân sự mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn:
- Chia sẻ:Thanh Ngân
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27