Tội phạm là gì? Các tội phạm cụ thể trong luật Hình sự
Tội phạm là gì? Các tội phạm cụ thể trong luật Hình sự. Tội phạm, tội danh, các tội phạm cụ thể là những vấn đề được quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS). Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu về các quy định này nhé.
Tội phạm và các tội phạm cụ thể
1. Tội phạm là gì?
Tội phạm được định nghĩa tại Điều 8 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
Điều 8. Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
=> Chúng ta thường nhầm lẫn tội phạm là danh từ để chỉ người nhưng thực chất, tội phạm lf danh từ để chỉ hành vi vi phạm quy định của BLHS, là hành vi phạm tội.
2. Các tội phạm cụ thể trong luật Hình sự
Các tội phạm cụ thể với các tội danh cụ thể được quy định tại phần hai BHLS, từ chương XIII đến chương XXVI, gồm các nhóm tội sau:
- Các tội xâm phạm an ninh quốc gia
- Các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người
- Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân
- Các tội xâm phạm sở hữu
- Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
- Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
- Các tội phạm về môi trường
- Các tội phạm về ma túy
- Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
- Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
- Các tội phạm về chức vụ
- Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
- Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu
- Các Tội phá hoại hòa bình, chống loài người và Tội phạm chiến tranh
3. Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp
Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp được hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP (đã hết hiệu lực), theo đó, vấn đề này được hiểu như sau:
Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” được hiểu là người phạm tội cố ý 05 lần thực hiện tội phạm trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích) và người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống, lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.
Tuy nhiên Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 324 BLHS 2015 về tội rửa tiền lại hướng dẫn "Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" như sau:
Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi rửa tiền từ 05 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích) và người phạm tội lấy khoản lợi bất chính thu được từ việc rửa tiền làm nguồn thu nhập.
Ta thấy điểm giống nhau là người phạm tội phải cùng thực hiện một tội phạm 05 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích); điểm khác nhau là Nghị quyết số 01/2006 thì người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính còn theo Nghị quyết số 03/2019 thì chỉ cần người phạm tội lấy khoản lợi bất chính thu được từ việc phạm tội làm nguồn thu nhập.
Nghị quyết số 01/2006 đã hết hiệu lực thi hành tuy nhiên việc hướng dẫn của Nghị quyết số 03/2019 thì chỉ hướng dẫn về tội “rửa tiền” quy định tại Điều 324 BLHS 2015; cũng chưa có văn bản nào hướng dẫn về tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS.
Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc quy định về tội phạm, các tội phạm cụ thể theo BLHS và quy định hướng dẫn về tình tiết tăng nặng phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:
Phương Nga
- Ngày:
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Top 4 bài phân tích 16 câu giữa bài Vội vàng
Mẫu hợp đồng góp vốn
Có thể bạn quan tâm
-
Mẫu lý lịch cá nhân 2025
-
Giáo viên đánh bạc có bị buộc thôi việc không?
-
Khoản 2 tội đánh bạc bao nhiêu năm tù 2025
-
Ví dụ về quan hệ pháp luật năm 2025
-
Danh mục hung khí nguy hiểm 2025
-
7 Hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình bị phạt năm 2025
-
Sơ thẩm, Phúc thẩm, Giám đốc thẩm, Tái thẩm trong tố tụng hình sự là gì?
-
Jackmmo là gì?
-
Thủ tục trình báo công an năm 2025
-
Mức phạt lỗi uống rượu, bia khi lái xe 2025
-
Chưa đủ 18 tuổi có phải đi tù không?
-
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là gì?