Khi nào phát lệnh truy nã?

Khi nào phát lệnh truy nã? Thông thường những đối tượng phạm tội hoặc đã bị kết tội không chấp hành quy định của pháp luật về tạm giam, chấp hành hình phạt tù,... và những trường hợp sẽ được đề cập trong bài viết bên dưới sẽ bị phát lệnh truy nã để không trường hợp nào được trốn thoát nhằm trốn tránh pháp luật. Mời bạn đọc tham khảo nhé.

1. Truy nã là gì?

Truy nã tội phạm là hoạt động tố tụng hình sự - nghiệp vụ của lực lượng công an nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm phát hiện, tìm kiếm, bắt giữ người có hành vi phạm tội đang lẩn trốn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án phạt tù hoặc tử hình.

Truy nã là việc cơ quan điều tra ra quyết định để truy tìm tung tích của người vi phạm pháp luật hình sự (đã có hoặc chưa có bản án xét xử của tòa án) khi người đó bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu. Truy nã được thực hiện bằng quyết định truy nã.

2. Lệnh truy nã là gì?

Lệnh truy nã là một văn bản quy phạm pháp luật được ban hành tức là quyết định của cơ quan điều ra để truy tìm tung tích của người phạm tội đã bỏ trốn khỏi trại giam. Khi có lệnh truy nã tội phạm, tất cả các cơ quan có thẩm quyền phối hợp thực hiện ngay để truy tìm tung tích của tội phạm thật nhanh chóng để phòng trừ những hậu quả về sau.

3. Quy định về truy nã tội phạm

Truy nã tội phạm được quy định tại Điều 112 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về bắt người đang bị truy nã như sau:

Điều 112. Bắt người đang bị truy nã

1. Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

2. Khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

3. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

4. Khi nào thì ra lệnh truy nã

Lệnh truy nã được ban hành khi nào? Có phải tất cả các trường hợp trốn thoát đều bị truy nã không? và liệu không có quyết định truy nã thì Cơ quan công an có được truy nã tội phạm không?

Căn cứ vào Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về truy nãn bị can như sau:

1. Khi bị can trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can.

2. Quyết định truy nã ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, đặc điểm để nhận dạng bị can, tội phạm mà bị can đã bị khởi tố và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này; kèm theo ảnh bị can (nếu có).

Quyết định truy nã bị can được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai để mọi người phát hiện, bắt người bị truy nã.

3. Sau khi bắt được bị can theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã phải ra quyết định đình nã. Quyết định đình nã được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai.

5. Truy tìm và truy nã khác nhau như thế nào?

Rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm truy tìm và truy nã, vậy điểm khác nhau giữa 2 khái niệm này như thế nào?

Truy tìm là việc tìm kiếm nạn nhân chưa rõ tung tích, người mất tích, đối tượng gây án bỏ trốn chưa rõ lai lịch, nhân chứng vật chứng của vụ án hình sự phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. Truy tìm được áp dụng cho tất cả những đối tượng không rõ tung tích, phạm vi tìm kiếm rộng hơn truy nã.

Truy nã là việc cơ quan tìm hiểu ra quyết định hành động truy nã nhằm mục đích phát hiện, tìm kiếm, bắt giữ người có hành vi phạm tội đang lẩn trốn cho công tác làm việc tìm hiểu, truy tố, xét xử, thi hành án phạt tù hoặc tử hình. Đối tượng của truy nã chỉ áp dụng cho phạm vi trong lĩnh vực tố tụng hình sự, các tội phạm về hình sự.

Trên đây, Hoatieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Khi nào phát lệnh truy nã? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Dân sự mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn:

Đánh giá bài viết
2 275
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi