Hợp đồng đặt cọc có cần người làm chứng 2024?

Hợp đồng đặt cọc có cần người làm chứng? Trong các giao dịch dân sự mà ở đây là giao dịch mua bán hàng hóa, tài sản,... thông thường bên mua sẽ phải đặt cọc cho bên bán một khoản tiền trong thời hạn nhất định để xác nhận các bên đã thống nhất sẽ giao kết một hợp đồng hoặc đã giao kết một hợp đồng và buộc các bên phải thực hiện đúng nội dung đã cam kết. Thông tin chi tiết về hợp đồng đặt cọc mời bạn đọc tham khảo trong bài viết của Hoatieu.vn.

1. Hợp đồng đặt cọc là gì?

Theo Khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định: "Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng."

Hợp đồng đặt cọc là hợp đồng xác nhận việc đã đặt cọc của bên mua một khoản tiền hoặc tài sản có giá trị, ngoài ra còn quy định quyền và nghĩa vụ của các bên về thực hiện hợp đồng. Hợp đồng đặt cọc phải tuân thủ những quy định về nội dung và hình thức đối với hợp đồng theo quy định của Bộ luận dân sự 2015. 

2. Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không?

Theo quy định của Bộ luật dân sự, hợp đồng đặt cọc cần được lập bằng văn bản. Hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải công chứng, tuy nhiên để đảm bảo tính pháp lý, hợp đồng đặt cọc nên được công chứng chứng thực.

3. Hợp đồng đặt cọc có cần người làm chứng

Hợp đồng đặt cọc được lập thành văn bản, có chữ ký đầy đủ của các bên nên hợp đồng đặt cọc có hiệu lực pháp lý, hơn nữa cũng không có quy định nào bắt buộc hợp đồng đặt cọc bắt buộc có người làm chứng. Để đảm bảo và chắc chắn về hợp đồng đặt cọc thì các bên hoàn toàn có thể có người làm chứng và kí đầy đủ phần xác nhận của người làm chứng. Nếu đặt cọc không có hợp đồng thì người làm chứng sẽ là căn cứ để chứng minh sự xác thực của giao dịch đặt cọc.

Tìm hiểu về hợp đồng đặt cọc mua nhà đất

4. Hợp đồng đặt cọc mua nhà có cần công chứng không?

Pháp luật không bắt buộc Hợp đồng đặt cọc phải công chứng, chứng thực. Trường hợp các bên chỉ ký giấy tay thì Hợp đồng đặt cọc vẫn có giá trị pháp lý, theo Điều 328 Bộ luật dân sự 2015.

Tuy nhiên trên thực tế tham gia tố tụng tại Tòa án thì Luật sư khuyến khích các bên nên đi công chứng hợp đồng đặt cọc, bởi điểm lợi về chứng minh chứng cứ, đó là khi xảy ra tranh chấp thì hợp đồng được công chứng được coi là chứng cứ không cần chứng minh; còn hợp đồng giấy tay nhiều khi xảy ra tranh cãi vì 1 bên cho rằng chữ ký giả, phải giám định chữ ký chữ viết.

5. Hợp đồng đặt cọc mua đất có cần công chứng không?

Căn cứ theo những phân tích ở mục 4, pháp luật không quy định hợp đồng đặt cọc mua đất phải công chứng, tuy nhiên nhằm hạn chế rủi ro và tranh chấp thì việc công chứng hợp đồng đặt cọc mua đất là khuyến khích.

6. Nội dung cần có trong hợp đồng đặt cọc mua nhà đất

Như phân tích ở mục 1, nội dung cơ bản của hợp đồng đặt cọc mua nhà đất phải tuân thủ theo nội dung của hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2015. Về nội dung chi tiết của hợp đồng đặt cọc mua nhà đất như sau:

- Thông tin bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc.

- Đối tượng hợp đồng: chính là tài sản đặt cọc, thường là số tiền cụ thể được viết bằng chữ và bằng số. Cần nêu rõ số tiền này đặt cọc nhằm mục đích chuyển nhượng toàn bộ thửa đất số…., tờ bản đồ số,… và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ….. Ngoài ra cần liệt kê các thông tin thuộc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thửa đất.

- Giá chuyển nhượng. Kèm theo phương thức đặt cọc và thanh toán.

- Các điều khoản về thỏa thuận trách nhiệm tiến hành thủ tục công chứng chuyển nhượng và đăng ký sang tên.

- Thời hạn đặt cọc.

- Nghĩa vụ nộp thuế, phí và lệ phí.

- Xử lý tiền đặt cọc: Theo thỏa thuận của hai bên nếu một trong hai bên từ chối chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

- Phương thức giải quyết tranh chấp và cam đoan của các bên.

- Ký và ghi rõ tên các bên kể cả bên thứ 3 (Người làm chứng).

Trên đây, Hoatieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Hợp đồng đặt cọc có cần người làm chứng? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Dân sự mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn:

Đánh giá bài viết
1 612
0 Bình luận
Sắp xếp theo