Nợ xấu nhóm 5 vay được ngân hàng nào 2024?

Nợ xấu nhóm 5 vay được ngân hàng nào? Hoạt động cho vay của Ngân hàng là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất, do vậy ngân hàng luôn quản lý chặt chẽ các thủ tục cho vay để hoạt động cho vay an toàn và hiệu quả. Có thể kể đến một trong những rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng là nợ xấu. Vậy để tìm hiểu các thông tin liên quan đến nợ xấu, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau của Hoatieu.vn.

1. Nợ xấu là gì?

Theo định nghĩa chung, nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.

Khái niệm nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng và hoạt động cho vay thì nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu. Những người dính nợ xấu sẽ bị liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC.

2. Phân loại nợ xấu?

Thông tư số 11/2021/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp luật dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng,chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định Điều 10 về phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng như sau:

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

  • Khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
  • Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;
  • Khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này.

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

  • Khoản nợ quá hạn đến 90 ngày, trừ khoản nợ quy định tại điểm a (ii) Khoản này, khoản 3 Điều này;
  • Khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;
  • Khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
  • Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
  • Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;
  • Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;
  • Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;
  • Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:
  • Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra;
  • Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

  • Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;
  • Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
  • Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được;
  • Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
  • Khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

  • Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
  • Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
  • Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;
  • Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
  • Khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản;
  • Khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này;
  • Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.

Ngoài cách phân loại theo nhóm từ 1 đến 5, khoản nợ của khách hàng còn được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong các trường hợp sau đây:

+ Đối với khoản nợ quá hạn, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Khách hàng đã trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trung hạn, dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;
  • Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;
  • Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở thông tin, tài liệu đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
  • Đối với nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
  • Khách hàng đã trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trung hạn, dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại;
  • Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;
  • Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở thông tin, tài liệu để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn đã được cơ cấu lại.

- Khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn trong các trường hợp sau đây:

  • Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn, dòng tiền, khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm liên tục qua 03 lần đánh giá, phân loại nợ liên tục;
  • Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng;
  • Khoản nợ đã được phân loại vào nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 theo quy định tại điểm a, b Khoản này từ 01 (một) năm trở lên nhưng không đủ điều kiện phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn;
  • Khoản nợ mà hành vi cấp tín dụng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

3. Nợ xấu nhóm 5 bao lâu được xoá?

Đối chiếu với quy định trên mục 2, có thể thấy rằng nợ xấu nhóm 5 là nhóm được xếp vào nhóm có khả năng mất vốn. Nhóm 5 cũng là nhóm nợ xấu có rủi ro cao nhất và tất cả những đối tượng nợ xấu nhiều rủi ro nhất cũng nằm trong nhóm này. Do vậy, những ai thuộc có nợ xấu nhóm 5 sẽ bị cản trở rất nhiều khi thực hiện các thủ tục ngân hàng và các thủ tục khác vì các tổ chức có thể tra được lịch sử nợ xấu của bạn.

Vậy làm cách nào để xóa nợ xấu thuộc nhóm 5? Theo quy định thời gian xóa nợ xấu nhóm 5 sẽ là 60 tháng (5 năm). Thời gian này được tính từ khi thanh toán hết dư nợ. Và trong khoảng 5 năm sẽ không thể tham gia vào các sản phẩm vay vốn, đồng thời nếu như vi phạm thì sẽ bị xếp vào các nhóm nợ xấu tương ứng.

Nợ xấu không tự nhiên mà mất đi, bạn phải thực hiện các quy định xóa nợ mà cụ thể là phải trả hết số nợ còn thiếu và chờ đợi trong 5 năm thì mới được xóa lịch sử nợ xấu trên CIC và mới tiếp tục vay vốn được.

4. Nợ xấu nhóm 5 vay được ngân hàng nào?

Mặc dù nợ xấu nhóm 5 là nhóm bị hạn chế cho vay, tuy nhiên tùy thuộc vào từng chính sách của ngân hàng, một số ngân hàng sẽ từ chối cho vay đối với các trường hợp nằm trong danh sách nợ xấu nhóm 5. Nhưng ngược lại, vẫn có ngân hàng áp dụng chính sách cho vay đối với các trường hợp này nhưng phải tuân thủ theo quy định của ngân hàng đó.

- Ngân hàng MB Bank: Hiện nay, ngân hàng MB là ngân hàng rất được ưa chuộng và có nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng, nếu bạn đang vẫn đang không biết nợ xấu nhóm 5 vay được ngân hàng nào thì có thể thử tìm đến MB Bank với các bước đơn giản sau đây:

  • Đến trực tiếp chi nhánh, phòng giao dịch của MB Bank để làm thủ tục;
  • Cung cấp giấy tờ chứng thực cá nhân;
  • Cung cấp thông tin tài sản bảo đảm (nếu có);
  • Ngân hàng sẽ định giá tài sản bảo đảm để xét duyệt khoản vay, trường hợp vay qua bảng lương, ngân hàng sẽ kiểm định thông tin;
  • Xét duyệt hồ sơ

- Ngân hàng số TNex: TNex là ngân hàng điện tử đầu tiên tại Việt Nam, miễn phí tất cả phí dịch vụ ngân hàng. Một ưu điểm nổi bật của TNex là giúp bạn dễ dàng tiếp cận gói vay vốn với lãi suất thấp, nộp hồ sơ vay vốn trực tuyến dễ dàng qua nhanh chóng. Bạn có thể thực hiện qua các bước sau đây:

  • Tải app TNex về điện thoại
  • Tạo tài khoản online
  • Tạo hồ sơ vay vốn sau đó đợi ngân hàng xét duyệt

- Ngân hàng số Cake: Cake là một ngân hàng điện tử uy tín với các tính năng ưu Việt. Cake cũng tạo điều kiện cho các trường hợp nợ xấu nhưng vẫn vay được tiền.

5. Nợ xấu FE có vay được ngân hàng khác không?

Nhiều người thắc mắc nợ xấu FE có vay được ngân hàng khác không? Trước hết cần phải hiểu nợ xấu FE là gì? Đây là các khoản nợ khách hàng đã vay tại FE Credit, bao gồm các khoản vay tiền mặt, vay trả góp đã quá hạn thanh toán theo quy định tại hợp đồng đã ký trước đó.

Các khoản nợ xấu nói chung và nợ xấu FE nói riêng để rất khó để ngân hàng chấp nhận đặc biệt nếu thuộc các nhóm 3,4,5 thì cáng khó được được ngân hàng cho vay. Chỉ khi bạn đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ thì mới được ngân hàng xem xét cho vay tiếp.

Trên đây, Hoatieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Nợ xấu nhóm 5 vay được ngân hàng nào? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Dân sự mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn:

Đánh giá bài viết
2 779
0 Bình luận
Sắp xếp theo