Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo bao nhiêu cấp độ?

Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo bao nhiêu cấp độ? Bảo vệ trẻ em là vấn đề luôn được nhà nước quan tâm, bởi trẻ em là tương lai của đất nước, là đối tượng dễ bị tổn thương. Các bạn đã biết các cấp độ bảo vệ trẻ em chưa? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo bao nhiêu cấp độ?

Các cấp độ bảo vệ trẻ em được quy định tại điều 47 Luật Trẻ em 2016. Theo đó, có các cấp độ bảo vệ trẻ em như sau:

Điều 47. Các yêu cầu bảo vệ trẻ em

1. Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo ba cấp độ sau đây:

a) Phòng ngừa;

b) Hỗ trợ;

c) Can thiệp.

=> Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo 3 cấp độ

2. Cấp độ phòng ngừa được hiểu như thế nào?

Cấp độ phòng ngừa được hiểu như thế nào?

Phòng ngừa là cấp độ đầu tiên của bảo vệ trẻ em. Cấp độ phòng ngừa được quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật Trẻ em năm 2016:

1. Cấp độ phòng ngừa gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với cộng đồng, gia đình và mọi trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

2. Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ phòng ngừa bao gồm:

a) Tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng, gia đình, trẻ em về mối nguy hiểm và hậu quả của các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em; về trách nhiệm phát hiện, thông báo trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;

b) Cung cấp thông tin, trang bị kiến thức cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em về trách nhiệm bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng ngừa, phát hiện các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em;

c) Trang bị kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ để bảo đảm trẻ em được an toàn;

d) Giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em;

đ) Xây dựng môi trường sống an toàn và phù hợp với trẻ em.

3. Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ hỗ trợ bao gồm?

Cấp độ hỗ trợ là cấp độ bảo vệ trẻ em thứ 2, bao gồm các cấp độ sau theo khoản 2 Điều 49 Luật Trẻ em năm 2016:

Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ hỗ trợ bao gồm:

  • Cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị xâm hại; tư vấn kiến thức, kỹ năng, biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ xâm hại trẻ em cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và trẻ em nhằm tạo lập lại môi trường sống an toàn cho trẻ em có nguy cơ bị xâm hại;
  • Tiếp nhận thông tin, đánh giá mức độ nguy hại, áp dụng các biện pháp cần thiết để hỗ trợ trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;
  • Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật này;
  • Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và gia đình của trẻ em được tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội và các nguồn trợ giúp khác nhằm cải thiện Điều kiện sống cho trẻ em.

4. Các tổ chức bảo vệ trẻ em ở Việt Nam

Bảo vệ trẻ em là việc quan tâm hàng đầu của nhà nước, hiện nay tại Việt Nam có các tổ chức, cơ quan bảo vệ trẻ em sau:

  • Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp
  • Chính phủ
  • Tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân
  • Bộ lao động - thương binh xã hội
  • Bộ Tư pháp
  • Bộ Y tế
  • Bộ GD&ĐT
  • Bộ Văn hóa thể thao du lịch
  • Bộ Thông tin truyền thông
  • Bộ Công an
  • Ủy ban nhân dân các cấp
  • MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận
  • Tổ chức xã hội
  • Tổ chức kinh tế
  • Tổ chức liên ngành về trẻ em
  • Quỹ bảo trợ trẻ em
  • Ủy ban quốc gia về trẻ em

Hoatieu.vn đã gửi đến bạn đọc 3 cấp độ bảo vệ trẻ em ở Việt Nam. Mời các bạn tham khảo thêm tại mục Hỏi đáp pháp luật trong phần văn bản pháp luật nhé.

Bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 4.282
0 Bình luận
Sắp xếp theo