Khiếu nại và tố cáo có ý nghĩa là gì?

Khiếu nại và tố cáo có ý nghĩa là gì? Khiếu nại và tố cáo là quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp, mọi công dân đều có thể thực hiện quyền của mình khi có sai phạm từ phía cơ quan nhà nước hoặc thấy hành vi vi phạm pháp luật. Vậy tố cáo và khiếu nại có ý nghĩa gì? mời bạn đọc tham khảo chi tiết trong bài viết của Hoatieu.vn.

1. Khiếu nại và tố cáo có ý nghĩa là gì?

Để hiểu một cách khái lược nhất và đầy đủ nhất, mời đọc đọc tham khảo câu hỏi trắc nghiệm về ý nghĩa của khiếu nại và tố cáo. Đây cũng là câu hỏi cơ bản được đưa vào trong chương trình học và đề thi của học sinh THCS, THPT và đại học.

Câu hỏi: Khiếu nại và tố cáo có ý nghĩa là gì?

A. Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp.

B. Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

C. Là phương tiện công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

D. Cả A,B,C.

Đáp án đúng: D

Ý nghĩa của khiếu nại và tố cáo là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp, là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và là phương tiện công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Khiếu nại và tố cáo có ý nghĩa là gì?

2. Khiếu nại là gì?

Cùng tìm hiểu về khái niệm chuẩn theo luật định về khiếu nại. Căn cứ quy định theo Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 như sau:

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

3. Tố cáo là gì?

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật tố cáo năm 2018 báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

4. Phân biệt khiếu nại và tố cáo

Khiếu nại và tố cáo đều là quyền của công dân, thể hiện quan điểm, ý kiến của mình về các quyết định của cơ quan nhà nước và các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, 2 quyền này được dùng trong các điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Sau đây, Hoatieu.vn xin đưa ra những yếu tố để phân biệt về khiếu nại và tố cáo để bạn đọc hiểu rõ và sử dụng những quyền đó đúng hoàn cảnh.

- Thứ nhất về chủ thể: chủ thể của tố cáo chỉ có thể là cá nhân, trong khi đó người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.

- Thứ hai về đối tượng: đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức. Còn tố cáo có đối tượng rộng hơn, đó là hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại tới lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

- Thứ ba về mục đích: mục đích của khiếu nại hướng tới bảo vệ và khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, còn mục đích của tố cáo không chỉ nhằm bảo vệ và khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo mà còn hướng tới lợi ích của Nhà nước và xã hội.

- Thứ tư về cách thức thực hiện: cách thức thực hiện của khiếu nại là việc người khiếu nại “đề nghị” người có thẩm quyền “xem xét lại” các quyết định hành chính, hành vi hành chính... trong khi đó, cách thức thực hiện tố cáo là việc người tố cáo “báo” cho người có thẩm quyền giải quyết tố cáo “biết” về hành vi vi phạm pháp luật.

- Thứ năm, giải quyết khiếu nại là việc xác minh kết luận và quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại. Trong khi đó giải quyết tố cáo là việc người giải quyết tố cáo xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, từ đó áp dụng biện pháp xử lý cho thích hợp với tính chất, mức độ sai phạm của hành vi chứ không phải ra quyết định giải quyết tố cáo.

Trên đây, Hoatieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Khiếu nại và tố cáo có ý nghĩa là gì? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Dân sự mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn:

Đánh giá bài viết
2 1.518
0 Bình luận
Sắp xếp theo