Nhãn hiệu là gì? Vì sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
Nhãn hiệu là gì? Vì sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu? Chắc hẳn nhãn hiệu trong các loại sản phẩm hàng hóa không còn gì xa lạ đối với chúng ta, những nhãn hiệu nổi tiếng toàn cầu có thể kể đến như cocacola, nike, gucci, google, pepsi, rolex,... Vậy mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết các thông tin xoay quanh nhãn hiệu trong bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu thông tin về nhãn hiệu
1. Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu tên tiếng anh là Trademark là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng trong nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được, theo quy định của pháp luật Việt Nam, những dấu hiệu không nhìn thấy được như âm thanh, mùi vị không được bảo hộ.
2. Ví dụ về nhãn hiệu
Nhãn hiệu rất phổ biến và xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua hình thức quảng cáo. Nhãn hiệu được phân thành nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng.
Ví dụ về nhãn hiệu tập thể: quất cảnh Văn Giang Huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, Vải thiều Thanh Hà, Gốm Bát Tràng, Nhãn lồng Hưng Yên,...
Ví dụ về nhãn hiệu chứng nhận: Nhãn hiệu chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao, Chứng nhận sản phẩm an toàn của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản trực thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Nhãn hiệu chứng nhận an toàn sinh học của Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nhãn hiệu chứng nhận “Hàng Việt Nam tin dùng” của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR),...
3. Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và thương hiệu bởi hiện nay những thương hiệu nổi tiếng và có uy tín được người tiêu dùng biết đến thông qua cả nhãn hiệu và thương hiệu. Vậy sự khác nhau giữa 2 thuật ngữ này là gì? Để thấy rõ sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu, mời bạn đọc tham khảo sự phân tích trên các khía cạnh sau:
- Về mặt pháp lý: Ở góc độ pháp lý, sử dụng thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa là đúng như trong quy định của pháp luật Việt Nam nhưng ở góc độ quản trị doanh nghiệp thì người ta sử dụng thuật ngữ thương hiệu nhiều hơn. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam chưa có định nghĩa về thương hiệu mà chỉ đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu, do đó chỉ có nhãn hiệu mới về đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
Vì chí có nhãn hiệu là đối tượng của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam nên nhãn hiệu được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận.
- Về khía cạnh vật chất: Nói đến thương hiệu là nói đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng. Ví dụ như khi nói tới điện thoại Nokia, người dùng sẽ hình dung ra một sản phẩm bền, điện thoại Iphone thì “sang chảnh”,… Còn nhãn hiệu lại có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng…giúp khách hàng nhận diện bên ngoài của hàng hóa.
- Về thời gian tồn tại: Thương hiệu tồn tại lâu hơn nhãn hiệu. Có những thương hiệu nổi tiếng mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu thì thay đổi theo những yếu tố tác động bên ngoài nhất định như thị hiếu người tiêu dùng… Hơn nữa nhãn hiệu được bảo hộ trong thời gian có hạn, còn thương hiệu được định vị lâu dài trong tâm trí của người tiêu dùng.
4. Vì sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Lợi dụng sự uy tín và nổi tiếng của nhãn hiệu, lợi dụng lòng tin của khách hàng, nhiều công ty đã sử dụng các nhãn hiệu fake để thu lợi nhuận nhờ sự sao chép, bắt chước nhãn hiệu thật. Do vậy, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn đối thủ sử dụng nhãn hiệu của mình để gây nhầm lẫn hoặc thu lợi từ nhãn hiệu đã đăng ký. Trường hợp doanh nghiệp nào đó vẫn cố tình kinh doanh sản phẩm có khả năng gây nhầm lẫn thì có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường.
Trên đây, Hoatieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Nhãn hiệu là gì? Vì sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.
Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Dân sự mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn:
- Chia sẻ:Trần Thị Quỳnh
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình có được phục vụ tại ngũ?
-
Thủ tục hồ sơ chuyển trường 2024 cho mọi cấp học
-
Đối tượng nào được cấp Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?
-
Phân biệt Quan hệ lao động và Quan hệ dân sự
-
Việc miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến do ai hoặc cấp nào qui định?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27