Chồng vay tiền cờ bạc vợ có phải trả không?
Chồng vay tiền cờ bạc vợ có phải trả không? Đây là những thắc mắc của bạn đọc về tệ nạn cờ bạc không chỉ của người thân trong gia đình mà còn là thói cờ bạc của chính người vợ hoặc người chồng. Với các hình thức biến tướng của cờ bạc hiện nay có hình thức chơi cờ bạc online đã lừa đảo biết bao nhiêu người ham mê cờ bạc dẫn đến nhiều gia đình phải bán nhà để trả nợ. Chi tiết về vấn đề này mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết trong bài viết của Hoatieu.vn.
Quy định về trách nhiệm trả nợ của vợ khi chồng cờ bạc
1. Chơi cờ bạc là gì?
Đánh bạc (hay cờ bạc, bài bạc, trò đỏ đen, kiếp đỏ đen) là việc chấp nhận được thua bằng tiền hay bằng một vật có giá trị dựa vào kết quả chưa rõ ràng của một sự kiện với một mục đích có thêm tiền bạc hoặc giá trị vật chất. Do vậy đánh bạc dựa trên 3 yếu tố: sự tính toán, cơ hội và phần thưởng.
Cờ bạc online là gì? Đánh bạc online hay đánh bạc trực tuyến là bất kỳ loại đánh bạc nào được thực hiện trên internet. Điều này bao gồm poker ảo, sòng bạc, tài xỉu, cá cược thể thao,...
2. Chồng vay tiền cờ bạc vợ có phải trả không?
Nhiều gia đình tan vỡ, nhiều gia đình phá sản cũng chỉ vì cờ bạc, là vợ chồng khi chồng nợ nần vì cờ bạc, người vợ có phải trả số tiền đã vay của người chồng không? Về vấn đề này, pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ vào Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định tại Điều 27 về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng như sau:
1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.
Cụ thể, vợ chồng có nghĩa vụ chung như sau:
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Xét các căn cứ được trích dẫn nêu trên, vợ chồng chỉ có nghĩa vụ chung với nhau khi xác lập giao dịch liên quan đến tài sản chung và gia đình. Hành vi vay tiền để người chồng không thuộc các trường hợp trên mà chỉ nhằm phục vụ cho mục đích cá nhân.
Ngoài ra, tại Điều 45 Luật hôn nhân và gia đình quy định nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng như sau:
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.
Từ những căn cứ trên, hành vi vay tiền chơi vờ bạc của chồng là hành vi được xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình và cũng là hành vi vi phạm pháp luật thuộc nghĩa vụ riêng của người chồng. Do đó, người chồng phải chịu trách nhiệm trả số nợ mà mình đã vay, người vợ không có trách nhiệm và nghĩa vụ phải trả nợ khi chồng vay tiền đánh bạc.
3. Mức phạt đối với hành vi chơi cờ bạc
Vậy hành vi đánh bạc là hành vi vi phạm pháp luật bị xử phạt như thế nào? Theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về hành vi đánh bạc trái phép như sau:
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, người nào đánh bạc từ 5 triệu đến dưới 50 triệu hoặc dưới 5 triệu nhưng đã bị xử phạt vi phạm hoặc bị kết tội về tội này thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, ngoài hình thức phạt tiền còn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Với những tội có mức độ nặng hơn còn có thể bị phạt lên tới 07 năm tù.
Ngoài ra, tại Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống bạo lực gia đình quy định tại Điều 28 về hành vi đánh bạc trái phép như sau:
- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng:
- Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;
- Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
- Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:
- Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;
- Bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng;
- Giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép;
- Bảo vệ các điểm đánh bạc trái phép;
- Chủ sở hữu, người quản lý máy trò chơi điện tử, chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử hoặc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động đánh bạc ở cơ sở do mình quản lý.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:
- Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;
- Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa
- Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;
- Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
- Làm chủ lô, đề;
- Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;
- Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;
- Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.
Trên đây, Hoatieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Chồng vay tiền cờ bạc vợ có phải trả không?. Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.
Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Dân sự mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn:
- Chia sẻ:Thanh Ngân
- Ngày:
Tham khảo thêm
Không nhường đường cho xe ưu tiên, xe cứu thương phạt bao nhiêu?
Người bị phạt án treo có được đi làm không?
Nhãn hiệu là gì? Vì sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
Thủ tục mua nhà chung cư 2024
Cá nhân có đăng ký được thương hiệu không 2024?
Xe ưu tiên là gì? Thứ tự xe ưu tiên trên đường 2024
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 2024
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27