Điều kiện giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án của Tòa án

Khi ly hôn thì việc xác định quyền nuôi con rất quan trọng. Khi Tòa án đã ra bản án xác định quyền nuôi con thì bạn có giành lại được quyền nuôi con đã mất không?

Trong bài viết này, Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc Cách giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án của Tòa án theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Điều kiện giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án của Tòa án

1. Kháng cáo giành lại quyền nuôi con là gì?

Giành lại quyền nuôi con là việc tòa án xác định quyền nuôi con không thuộc về bạn nhưng bạn không đồng ý với bản án đó và muốn tòa án xét xử lại.

2. Quyền giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án của tòa án

Điều 17 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015) quy định:

Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.

Điều 271 BLTTDS 2015 quy định những người sau đây có quyền kháng cáo:

Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Trong đó đương sự gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

=> Vợ/chồng trong vụ án dân sự (Ly hôn) có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm của tòa án để giành lại quyền nuôi con

3. Thủ tục giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án của tòa án

Trong trường hợp bản án dân sự sơ thẩm của tòa án tuyên quyền nuôi con thuộc về vợ/chồng mà người chồng/vợ không đồng ý và muốn giành quyền nuôi con thì phải làm đơn kháng cáo gửi tòa án đã xét xử sơ thẩm.

Đơn kháng cáo

Điều 272 BLTTDS 2015 quy định về đơn kháng cáo như sau:

Đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;

b) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;

c) Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;

d) Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;

đ) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

  • Người kháng cáo là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người kháng cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ.
  • Người kháng cáo trên nếu không tự mình kháng cáo thì có thể ủy quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo, của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo và văn bản ủy quyền. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.
  • Gửi đơn kháng cáo:

- Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của Bộ luật này.

- Kèm theo đơn kháng cáo, người kháng cáo phải gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Thời hạn kháng cáo

Thời hạn kháng cáo

Điều 273 BLTTDS 2015 quy định về thời hạn kháng cáo như sau:

  • Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
  • Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.

Kháng cáo quá hạn 

  • Kháng cáo quá hạn là kháng cáo không theo thời hạn quy định phía trên
  • Kháng cáo quá hạn vẫn có thể được xem xét. Tuy nhiên bạn phải gửi kèm theo đơn kháng cáo bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.
  • Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn.

4. Chi phí giành lại quyền nuôi con

Khi bạn làm đơn kháng cáo thì bạn phải nộp phí kháng cáo

BLTTDS 2015 quy định:

  • Đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.
  • Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.
  • Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; nghĩa vụ chịu án phí được xác định lại khi giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.
  • Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo cho người kháng cáo biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật, nếu họ không thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.

Các bạn có thể xem mức phí Tại đây

Trên đây, Hoatieu.vn cung cấp các quy định của pháp luật liên quan Kháng cáo giành lại quyền nuôi con. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 124
0 Bình luận
Sắp xếp theo