Trốn truy nã ở nước ngoài, nếu bắt được dẫn độ về Việt Nam ra sao?

Rất nhiều người phạm tội chọn cách lẩn trốn ra nước ngoài để tránh các hình phạt của Pháp luật Việt Nam. Vậy những trường hợp này nếu bị dẫn độ về Việt Nam thì bị xử lý thế nào?

Trong bài viết này, Hoatieu.vn xin trả lời câu hỏi "Trốn truy nã ở nước ngoài, nếu bắt được dẫn độ về Việt Nam ra sao?" theo quy định tại Luật Tương trợ tư pháp Việt Nam 2007, Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước khác.

Trốn truy nã ở nước ngoài, nếu bắt được dẫn độ về Việt Nam ra sao?

1. Dẫn độ là gì?

Điều 32 Luật Tương trợ tư pháp Việt Nam 2007 quy định:

Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.

=> Dẫn độ áp dụng cho 2 đối tượng: có hành vi phạm tội nhưng chưa bị kết án và người đã bị kết án hình sự.

2. Trường hợp nào được dẫn độ?

Nếu giữa Việt Nam ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp có quy định về việc dẫn độ thì nước đó sẽ chuyển sao người thực hiện hành vi phạm tội cho Việt Nam để Việt Nam truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.

Ngoài ra, để thực hiện được việc dẫn độ tội phạm thì trường hợp đó phải không thuộc Các trường hợp không được dẫn độ tội phạm.

3. Tội phạm dẫn độ về Việt Nam như thế nào?

Chương 4 Luật Tương trợ tư pháp Việt Nam 2007 quy định về vấn đề dẫn độ tội phạm như sau:

  • Các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài dẫn độ cho Việt Nam người có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án.
  • Yêu cầu dẫn độ được gửi thông qua đường ngoại giao. Văn bản yêu cầu dẫn độ phải kèm theo các tài liệu mô tả chi tiết về người bị yêu cầu dẫn độ, bao gồm các thông tin để xác định đặc điểm nhận dạng, quốc tịch và nơi cư trú của người đó...
  • Khi yêu cầu dẫn độ liên quan đến người chưa bị kết án thì phải kèm theo bản sao lệnh bắt của thẩm phán hay người có thẩm quyền khác của Việt Nam và văn bản xác nhận theo quy định của bên được yêu cầu dẫn độ, việc chuẩn bị xét xử về tội phạm đã thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, thông tin xác nhận người bị dẫn độ là người được nêu trong lệnh bắt.

=> Việt Nam phải có yêu cầu dẫn độ gửi quốc gia mà người phạm tội đó đang lẩn trốn

Hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể phải dẫn độ bằng con đường gì (hàng không, đường bộ hay đường thủy...). Do đó việc dẫn độ có thể được thực hiện bằng nhiều con đường và thông thường là đường hàng không (đảm bảo vấn đề thời gian), miễn là chuyển giao an toàn người phạm tội về Việt Nam.

4. Ví dụ về dẫn độ tội phạm

Ví dụ: A (công dân Việt Nam) phạm tội giết người trên lãnh thổ Việt Nam nhưng lẩn trốn sang Lào để trốn tránh trách nhiệm hình sự

Việt Nam và Lào đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp các vấn đề dân sự và hình sự thì theo điều 59 của hiệp định này (về trách nhiệm dẫn độ tội phạm):

Phù hợp với những điều đã ghi trong Hiệp định này, Nước ký kết này sẽ dẫn độ công dân của Nước ký kết kia đang ở trên lãnh thổ của nước mình cho Nước ký kết kia để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để thi hành bản án, quyết định hình sự.

Và điều 60 về Điều kiện dẫn độ người phạm tội thì:

  • Căn cứ vào các điều kiện của Hiệp định này, hành vi phạm pháp dẫn đến việc dẫn độ người phạm tội là hành vi phạm pháp mà theo pháp luật của các Nước ký kết có thể kết án tù từ một năm trở lên hoặc hình phạt nặng hơn.
  • Việc dẫn độ để thi hành bản án hình sự chỉ được thực hiện khi người có hành vi phạm pháp bị kết án tù từ một năm trở lên hoặc hình phạt nặng hơn.

Vậy hành vi của A là tội giết người, thỏa mãn các điều kiện tại điều 59, 60 của hiệp định thì khi Việt Nam có yêu cầu dẫn độ thì Lào sẽ dẫn độ A trở về Việt Nam để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Trốn truy nã ở nước ngoài, nếu bắt được dẫn độ về Việt Nam ra sao?. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các văn bản liên quan

Đánh giá bài viết
1 156
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm