Công dân với tư cách là chủ thể trong phòng chống tội phạm cần phải làm gì?
Công dân với tư cách là chủ thể trong phòng chống tội phạm cần phải làm gì? Công dân cũng là một trong những chủ thể được pháp luật quy định về trách nhiệm phòng chống tội phạm. Vì thế công dân phải hoàn thành trách nhiệm của mình. Vậy nên dưới đây Hoatieu.vn tìm hiểu những việc công dân phải làm để phòng chống tội phạm.
Trong phòng, chống tội phạm công dân cần phải làm gì?
1. Phòng ngừa tội phạm là gì?
Phòng ngừa tội phạm là hoạt động chủ động của nhà nước, xã hội và công dân nhằm mục đích là hạn chế, ngăn ngừa sự hình thành của tội phạm, làm cho các yếu tố này không được phát huy, dần sẽ loại trừ được nguyên nhân của tội phạm.
Phòng ngừa tội phạm là một hoạt động được thực hiện ngăn chặn gốc rễ của tội phạm, trước khi chúng diễn ra. Còn chống tội phạm là hoạt động được thực hiện sau khi tội phạm đã diễn ra nhằm chống lại mục đích của hành động phạm tội. Phòng ngừa tội phạm là việc được ưu tiên hơn việc chống tội phạm.
Để phòng ngừa tội phạm hiệu quả thì sử dụng những biện pháp tuyên truyền và giáo dục pháp luật là chính. Những biện pháp này phải thực hiện sâu rộng đến toàn dân để người hiểu và không vi phạm. Hoạt động phòng ngừa tội phạm là một hoạt động phải thực hiện xuyên suốt từ hệ thống giáo dục đến xã hội.
3. Công dân với tư cách là chủ thể trong phòng, chống tội phạm cần phải làm gì?
Căn cứ theo quy định tại điều 4 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
Điều 4. Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm
1. Cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, cá nhân phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.
2. Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình.
3. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm.
Như vậy theo quy định pháp luật thì công dân, cơ quan công an, viện kiểm sát nhân dân, toà án nhân dân, cơ quan khác đều là chủ thể có trách nhiệm phòng ngừa, phòng chống tội phạm.
Vì thế Công dân với tư cách là chủ thể trong phòng chống tội phạm cần phải tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tội phạm.
Các hoạt động mà công dân có thể tham gia như:
- Tham gia vào lực lượng tự vệ của địa phương;
- Phát hiện những hành vi vi phạm thì báo cho cơ quan chức năng;
- Phối hợp với các cơ quan trong công tác bắt tội phạm;
- Tố cáo hành vi phạm tội lên cơ quan để xét xử;
- Giáo dục thành viên gia đình, tổ chức về phòng chống tội phạm;
- Tuyên truyền về pháp luật tại địa phương;
Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Công dân với tư cách là chủ thể trong phòng chống tội phạm cần phải làm gì? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Hình sự liên quan.
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27