Công dân có quyền gì trong công tác phòng chống tham nhũng?

Công dân có quyền gì trong công tác phòng chống tham nhũng? Công dân là người đặt niềm tin và nhà nước sẽ xây dựng một đất nước công bằng, nhưng trong chính nhà nước lại có những hành vi tham nhũng. Vậy công dân có quyền gì đối với những hành vi như trên. Hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Phòng chống tham nhũng là gì?

Phòng chống tham nhũng là một trong những công tác vô cùng quan trọng của cơ quan nhà nước dưới sự điều hành của Đảng đưa ra những biện pháp phòng chống tham nhũng trong các cơ quan nhà nước và tổ chức ngoài nhà nước. Công tác phòng chống tham nhũng luôn gắn liền với những công tác về đổi mới kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị và tăng cường đoàn kết nhân dân. Chính vì xây dựng một thực thể đoàn kết thì không thể có những đối tượng lợi dụng lòng tin của người khác để vụ lợi, như vậy sẽ khiến cho mục tiêu đoàn kết khó thực hiện.

Công tác phòng, chống tham nhũng còn cần sự cảnh giác của người dân để người dân được quyền thực hiện những giám sát đối với những cán bộ trong và nhà nước trong quá trình làm việc của mình.

Hoạt động phòng chống tham nhũng là cần thiết, bởi hoạt động tham nhũng vẫn xuất hiện thường xuyên, ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia, khiến đất nước kém phát triển. Vì những kẻ tham quan đã thu lợi ích về mình dựa trên lợi ích của toàn dân khiến cho nhân dân càng khổ cực. Nền kinh thế sụt giảm do kinh tế kém, còn những kẻ ôm tiền lại không bỏ ra giúp nhân dân.

2. Công dân có quyền gì trong công tác phòng chống tham nhũng?

Theo điều 5 Luật phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về quyền và nghĩa vụ của người dân trong công tác phòng chống tham nhũng như sau:

1. Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

2. Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng.

Quyền của công dân trong phòng chống tham nhũng là thuộc những quyền làm chủ, quyền giám sát những hoạt động của cơ quan nhà nước. Công dân được thực hiện quyền này mọi lúc mọi nơi.

Vậy khi là một người công dân đang sinh sống và làm việc trên đất nước ta có quyền tố giác, phát hiện, báo tin về những hành vi tham nhũng. Công dân được quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện những quy định về pháp luật phòng, chống tham nhũng, giám sát việc thực hiện pháp luật phòng chống tham nhũng.

Khi thực hiện những quyền phòng chống tham nhũng nêu trên là công dân đã và đang bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân, mọi người trong xã hội. Vì hành vi tham nhũng là hành xâm phạm đến lợi ích của người khác vì lợi ích cá nhân như hành vi rút bớt tiền công trình đường khiến cho đường nhanh xuống cấp, hoặc hành vi nhận hối lộ để xét xử không đúng pháp luật kẻ vi phạm thì nhởn nhơ xâm phạm đến quyền và lợi ích của nhiều đối tượng khác,....

Bên cạnh đó công dân còn có nghĩa vụ hợp tác giúp đỡ cơ quan phòng chống tham nhũng trong công tác thu thập thông tin về vụ việc, công tác bắt giữ đối tượng tham nhũng. Nghĩa vụ này yêu cầu công dân phải trung thực khi biết về vụ việc tham nhũng, không bao che cho những kẻ vi phạm pháp luật. Bởi sự hợp tác của người dân là yếu tố quan trọng để cán bộ triệt phá được những đối tượng tham nhũng.

3. Biện pháp phòng chống tham nhũng

Những biện pháp phòng chống tham nhũng được nhà nước quy định trong Luật phòng, chống tham nhũng 2018 như sau:

  • Luôn công khai minh bạch về những tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị và tổ chức. Công khai để người dân được biết và giám sát những hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
  • Xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
  • Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
  • Chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
  • Cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt.
  • Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Như vậy các biện pháp này giúp nhà nước phòng ngừa tham nhũng diễn ra. Bên cạnh đó nhà nước còn luôn giám sát, đánh giá qua những công tác kiểm tra, tự kiểm tra của cơ quan nhà nước; thực hiện công tác thanh tra, kiểm toán nghiêm ngặt không để tham nhũng xảy ra.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về câu hỏi Công dân có quyền gì trong công tác phòng chống tham nhũng? Mời các bạn tham khảo thêm những bài viết hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật sau đây:

Đánh giá bài viết
2 226
0 Bình luận
Sắp xếp theo