Quy định hạ bằng lái xe

Hạ bằng lái xe xuống hạng thấp hơn, thay đổi bằng lái xe và các thông tin ghi trên bằng lái xe được quy định thế nào?

1. Thay đổi thông tin trên GPLX

Trong những trường hợp thông tin cá nhân trên GPLX có sự sai lệch với CMND hoặc thẻ căn cước công dân thì người dân có quyền thay đổi các thông tin trên GPLX theo quy định tại điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT cụ thể:

Trường hp năm sinh, họ, tên, tên đệm ghi trên giấy phép lái xe có sai lệch với giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân thì cơ quan quản lý giấy phép lái xe làm thủ tục đổi giấy phép lái xe mới phù hp với thông tin ghi trong giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.

=> Có sự sai lệch thì người dân đên cơ quan quản lý giấy phép lái xe để thực hiện thủ tục thay đổi thông tin ghi trên GPLX

2. Người 60 tuổi có bị hạ bằng lái xe hạng D xuống không?

Thay đổi thông tin trên GPLX

Theo quy định tại điều 60 Luật GTĐB, tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (GPLX hạng E) là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT cũng quy định Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam

=> Pháp luật không quy định độ tuổi tối đa được sử dụng bằng lái xe hạng D

=> Nếu vẫn đủ các điều kiện sức khỏe cần cho bằng lái xe hạng D thì người 60 tuổi không bắt buộc phải hạ bằng lái xe hạng D xuống hạng C hay B

3. Có bắt buộc đổi bằng lái xe sang thẻ nhựa?

Có bắt buộc phải đổi bằng lái xe sang thẻ mới - thẻ PET?

Hiện nay loại GPLX thông dụng là loại làm bằng nhựa PET thân thiện với môi trường, vậy những GPLX cũ, dạng bìa cứng có bắt buộc phải đổi sang thẻ PET?

Khoản 1 điều 37 quy định: Việc đổi giấy phép lái xe bằng giấy bìa sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. được khuyến khích thực hiện trước ngày 31/12/2020.

=> Việc đổi GPLX sang thẻ nhựa là không bắt buộc.

4. Thủ tục đổi bằng lái xe máy sang thẻ PET

Để đổi bằng lái xe sang thẻ nhựa PET, người dân thực hiện các bước sau:

Bước 01: Chuẩn bị hồ sơ, gồm:

- Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe;

- Giấy khám sức khỏe của người lái xe trừ người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 và người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn;

- Bản sao giấy phép lái xe, giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.

Bước 02: Gửi hồ sơ đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải. Người dân có thể gửi hồ sơ trực tiếp hoặc bằng hình thức kê khai trực tuyến.

Bước 03: Đến chụp hình và nộp lệ phí.

Bước 04: Nhận giấy hẹn và đến lấy bằng mới theo ngày hẹn trên giấy hẹn.

5. Thủ tục thay đổi thông tin GPLX

Muốn thay đổi thông tin cá nhân trên GPLX, người dân thực hiện các bước:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, gồm:

- Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng sau:

  • Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3;
  • Người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn;

- Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

Khi nộp hồ sơ trực tiếp, người nộp hồ sơ phải xuất trình bản gốc của CMND hoặc thẻ CCCD để đối chiếu và chụp hình tại cơ quan

Không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, bạn sẽ được đổi GPLX.

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp quy định về Thay đổi bằng lái xe. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 4.297
0 Bình luận
Sắp xếp theo