Các trường hợp không dẫn độ tội phạm 2024

Không phải trường hợp nào cũng được dẫn độ tội phạm. Trong bài viết này, Hoatieu.vn cung cấp cho bạn đọc Các trường hợp không dẫn độ tội phạm 2024 theo quy định của Luật tương trợ tư pháp Việt Nam 2007 và các văn bản pháp luật có liên quan khác.

Các trường hợp không dẫn độ tội phạm

1. Dẫn độ là gì?

Căn cứ vào điều 32 Luật tương trợ tư pháp quy định:

Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.

Trong trường hợp người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự là công dân của một nước mà đang ở trên nước khác. Việc dẫn độ là dẫn người vi phạm đó về nước mình để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án.

Việc dẫn độ này chỉ diễn ra khi Việt Nam đã có hiệp ước quy định về điều nay với nước đó. Nếu không có điều ước quy định thì sẽ thực hiện theo nguyên tắc quốc tế, không trái với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế.

Vì vậy việc dẫn độ không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện được mà còn tuỳ thuộc vào các quy định, điều ước và nước dẫn độ.

Ví dụ: Tội phạm giết người H đã lẩn trốn sang nước Nga. Nga và Việt Nam có Hiệp định tương trợ tư pháp về Hình sự nên khi phát hiện và Việt Nam có yêu cầu thì Nga sẽ thực hiện dẫn độ người phạm tội đó về Việt Nam.

2. Nguyên tắc trong dẫn độ tội phạm

  • Dẫn độ tội phạm trước hết phải tuân thủ theo nguyên tắc của luật tương trợ tư pháp

Điều 4 Luật Tương trợ tư pháp Việt Nam 2007 quy định 2 nguyên tắc sau:

1. Tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

  • Ngoài ra, dẫn độ người phạm tội còn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia

Đây là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế cũng như hoạt động dẫn độ tội phạm. Chủ quyền quốc gia là tối cao và bất khả xâm phạm thể hiện qua quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Khi nhận được một yêu cầu dẫn độ tội phạm, quốc gia nhận được yêu cầu có quyền từ chối hay chấp nhận tùy vào pháp luật dẫn độ của nước mình hay các điều ước quốc tế mà mình đã kí kết hoặc tham gia. Quốc gia yêu cầu chỉ được tiếp nhận đối tượng sau khi quốc gia được yêu cầu thực hiện xong các hoạt động liên quan đến dẫn độ.

Nguyên tắc có đi có lại

Đây là nguyên tắc pháp lý cần thiết để đảm bảo việc dẫn độ tội phạm có hiệu quả. Nội dung của nguyên tắc này quy định: nước được yêu cầu dẫn độ sẽ chấp nhận dẫn độ với sự đảm bảo rằng nước có yêu cầu giúp đỡ cũng sẽ chấp nhận và thực hiện một yêu cầu như vậy của nước được yêu cầu trong tương lai. Nguyên tắc này thể hiện sự tôn trọng quyền bình đẳng và chủ quyền giữa các quốc gia. Tuy nhiên, nguyên tắc này không đồng nghĩa với sự trao đổi ngang bằng và ngay lập tức, mà tùy từng trường hợp để quyết định có thực hiện yêu cầu hợp tác của bên đối tác hay không.

Nguyên tắc định tội danh kép

Đây là nguyên tắc đặc thù trong dẫn độ tội phạm được hầu hết các nước áp dụng. Đối tượng bị yêu cầu dẫn độ sẽ được dẫn độ khi hành vi của họ được định danh là hành vi tội phạm theo luật quốc gia của cá nước yêu cầu và nước nhận được yêu cầu dẫn độ. Không đáp ứng được yêu cầu này, các quốc gia có quyền từ chối dẫn độ.

Nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình

Nguyên tắc này đã đươc ghi nhận trong hiệp định của Hội đồng châu âu 1957 về dẫn độ tội phạm, trong các hiệp định tương trợ tư pháp giữa các quốc gia, trong hiến pháp và luật quốc tịch của các nước. Đối tượng bị dẫn độ là các cá nhân đã thực hiện hành vi phạm tội và bị xét xử hành vi tội phạm này hoặc người bị tình nghi thực hiện hành vi tội phạm đang lẩn trốn ở ngoài lãnh thổ của quốc gia yêu cầu dẫn độ.

Nguyên tắc không dẫn độ người phạm tội về chính trị

Nguyên tắc này được ghi nhận trong một số điều ước quốc tế đa phương, song phương về tương trợ tư pháp giữa các quốc gia và trong luật quốc gia của các nước. Tuy nhiên, khái niệm về tội phạm chính trị cũng chưa được dưa ra rõ ràng. Tính chất chính trị của tội phạm có được đề cập tới bằng phương thức xác định chế định dẫn độ tội phạm là chế định đối lập với chế định cư trú chính trị. Nguyên tắc cũng có ngoại lệ là: thủ phạm giết hại nguyên thủ quốc gia, người đứng đàu chính phủ hoặc các nhà lãnh đạo cao cấp khác của quốc gia không được hưởng quyền không bị dẫn độ sau khi thực hiện hành vi phạm tội.

3. Việt Nam ký Hiệp ước dẫn độ với nước nào?

Việt Nam ký Hiệp ước dẫn độ với nước nào

DANH MỤC HIỆP ĐỊNH CHUYỂN GIAO NGƯỜI BỊ KẾT ÁN

STT

Tên nước

Tên điều ước

Ngày ký

Ngày có hiệu lực

1

Anh

Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù

12/09/2008

20/09/2009

2

Hàn Quốc

Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù

29/05/2009

30/08/2010

3

Ô-xtơ-rây-li-a

Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù

13/10/2008

11/12/2009

4

Thái Lan

Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù và hợp tác thi hành án hình sự

03/03/2010

19/07/2010

5

Hung-ga-ri

Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù

16/09/2013

30/06/2017

DANH MỤC HIỆP ĐỊNH DẪN ĐỘ

STT

Tên nước

Tên điều ước

Ngày ký

Ngày có hiệu lực

1

An-giê-ri

Hiệp định về dẫn độ

14/04/2010

Chưa có hiệu lực

2

Ấn Độ

Hiệp định về dẫn độ

3

Hàn Quốc

Hiệp định về dẫn độ

15/09/2003

19/04/2005

4

In-đô-nê-xi-a

Hiệp định về dẫn độ

27/06/2013

26/04/2015

5

Hung-ga-ri

Hiệp định về dẫn độ

16/09/2013

30/06/2017

DANH MỤC HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP

STT

Tên nước

Tên điều ước

Ngày ký

Ngày có hiệu lực

1

Ấn Độ

Hiệp định về tương trợ tư pháp về hình sự

8/10/2007

11/17/2008

2

An-giê-ri

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự

14/04/2010

Chưa có hiệu lực

3

An-giê-ri

Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại

14/04/2010

24/06/2012

4

Anh

Hiệp định về tương trợ tư pháp về hình sự

13/01/2009

30/09/2009

5

Ba Lan

Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự

22/03/1993

18/01/1995

6

Bê-la-rút

Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự

14/9/2000

18/10/2001

7

Bun-ga-ri

Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự

3/10/1986

Đang có hiệu lực

8

Ca-dắc-xtan

Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự

31/10/2011Chưa có hiệu lực
9

Căm-pu-chia

Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự

21/01/2013Chưa có hiệu lực
10

Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự

30/11/1984

Đang có hiệu lực

11

Đài Loan Trung Quốc

Thỏa thuận tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại

12/4/2010

02/12/2011

12

Hàn Quốc

Hiệp định về tương trợ tư pháp về hình sự

15/09/2003

19/04/2005

13

Hung-ga-ri

Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự

18/01/1985

Đang có hiệu lực

14

In-đô-nê-xi-a

Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự

27/06/201322/01/2016
15

Lào

Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự

06/07/1998

19/02/2000

16

Liên Xô (Nga kế thừa)

Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự

10/12/1981

10/10/1982

17

Mông Cổ

Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự

17/04/2000

13/06/2002

18

Nga

Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự

25/08/1998

27/08/2012

19

Nga

Nghị định thư bổ sung Hiệp định tương trợ tư pháp về và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự

23/04/2003

27/07/2012

20

Pháp

Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự

24/02/1999

01/05/2001

21

Tiệp Khắc (Séc và Xlô-va-ki-a kế thừa)

Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự và hình sự

12/10/1982

16/04/1984

22

Triều Tiên

Hiệp định về tương trợ tư pháp trong các vấn đề dân sự và hình sự

04/05/2002

24/02/2004

23

Trung Quốc

Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự

19/10/1998

25/12/1999

24

U-crai-na

Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự

06/04/2000

19/08/2002

25

ASEAN

Hiệp định ASEAN về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự

29/11/2004

20/9/2005 (chỉ có hiệu lực giữa các nước đã phê chuẩn)

26Tây Ban Nha

Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự

18/09/201508/07/2017
27Hung-ga-ri

Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự

16/03/201630/06/2017

4. Các nước không dẫn độ với Việt Nam

Những nước không ký hiệp định tương trợ tư pháp (không nằm trong danh sách trên) hoặc ký hiệp định tương trợ tư pháp nhưng không có về lĩnh vực hình sự hoặc có nhưng không quy định về dẫn độ thì nước đó không thực hiện hành động dẫn độ với Việt Nam.

=> Muốn xem một nước có dẫn độ với Việt Nam hay không thì phải xem Việt Nam và nước đó có ký hiệp định tương trợ tư pháp không và nếu ký thì có bao gồm nội dung dẫn độ không.

Có một số nước từ chối dẫn độ với bất kỳ quốc gia nào: Đức, Thụy Sỹ...

5. Các trường hợp không dẫn độ tội phạm

Không dẫn độ tội phạm trong trường hợp từ chối dẫn độ, trường hợp này được quy định tại điều 35 Luật tương trợ tư pháp Việt Nam 2007 như sau:

Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân Việt Nam;
b) Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt do đã hết thời hiệu hoặc vì những lý do hợp pháp khác;
c) Người bị yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị Tòa án của Việt Nam kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam;
d) Người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lý do có khả năng bị truy bức ở nước yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị;
đ) Trường hợp yêu cầu dẫn độ có liên quan đến nhiều tội danh và mỗi tội danh đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước yêu cầu dẫn độ nhưng không đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này.
2. Ngoài những trường hợp từ chối dẫn độ theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ không phải là tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam;
b) Người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Việt Nam về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ.

Không dẫn độ trong các trường hợp theo nguyên tắc dẫn độ:

  • Không dẫn độ tội phạm chính trị
  • Không dẫn độ công dân nước mình

6. Các trường hợp bị dẫn độ

Theo Luật tương trợ tư pháp thì có các trường hợp bị dẫn độ như sau:

  • Người có hành vi phạm tội mà Bộ luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của nước yêu cầu quy định hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình hoặc đã bị Tòa án của nước yêu cầu xử phạt tù.
  • Thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất sáu tháng.

Trường hợp hành vi phạm tội xảy ra ở ngoài nước yêu cầu dẫn độ mà pháp luật Việt Nam cũng quy định hành vi đó là hành vi phạm tội thì việc dẫn độ có thể được tiến hành.

Người có hành vi phạm tội bị dẫn độ không nhất thiết cùng một nhóm tội phạm hoặc tội danh, các yếu tố cấu thành tội phạm không nhất thiết phải giống nhau giữa pháp luật của Việt Nam và nước yêu cầu dẫn độ.

Trên đây, Hoatieu.vn cung cấp cho bạn đọc các Trường hợp không dẫn độ tội phạm. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
23 6.073
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm