Tội sửa chữa giấy tờ 2024

Mức phạt tội sửa chữa giấy tờ có đi tù không? Trong suy nghĩ của nhiều người, sửa chữa giấy tờ là một hành vi vi phạm nhỏ, chỉ bị xử lý hành chính. Thế nhưng bạn có biết sửa chữa giấy tờ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Trong bài viết này, Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc các hình thức xử phạt đối với Tội sửa chữa giấy tờ theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 và các văn bản pháp luật khác liên quan.

Tội sửa chữa giấy tờ

1. Tội sửa chữa giấy tờ là gì?

Sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức là hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật.

2. Dấu hiệu pháp lý của tội sửa chữa sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan tổ chức

Tội sửa chữa sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan tổ chức được quy định tại điều 340 BLHS 2015, có các cấu thành tội phạm sau:

Khách thể

Tội này xâm phạm trật tự quản lý hành chính Nhà nước về hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức. Đối tượng tác động của tội phạm này là hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức.

Mặt khách quan

- Mặt khách quan của tội này gồm các hành vi:

  • Hành vi sửa chữa, làm sai lệch hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức.
  • Sau khi đã sửa chữa, làm sai lệch các loại giấy tờ trên, người phạm tội dùng giấy tờ đã được sửa chữa, làm sai lệch để thực hiện hành vi trái pháp luật. Thí dụ: dùng hộ chiếu đã bị sửa chữa để xuất cảnh trái phép; dùng giấy khai sinh đã bị sửa chữa để không phải nhập ngũ; dùng giấy chứng nhận hải quan đã bị sửa chữa để tiêu thụ hàng nhập lậu…

Hành vi sửa chữa, làm sai làm sai lệch hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức và hành vi dùng giấy tờ đã bị sửa chữa, làm sai lệch để thực hiện hành vi trái pháp luật là điều kiện cần và đủ của hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm, nếu thiếu một trong hai hành vi trên đều không cấu thành tội phạm tại Điều 340 Bộ luật hình sự.

- Hậu quả:

Hậu quả vừa là dấu hiệu bắt buộc vừa không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.

  • Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc nếu hành vi sửa chữa, làm sai lệch hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức gây hậu quả nghiêm trọng thì mới cấu thành tội phạm
  • Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc nếu hành vi sửa chữa, làm sai lệch hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng người thực hiện hành vi đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Mặt chủ quan

Lỗi cố ý: Người phạm tội biết hành vi sửa chữa, làm sai lệch hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ đã sửa chữa đó thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện, mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả nghiêm trọng xảy ra hoặc không cần biết hậu quả của hành vi đó như thế nào.

Chủ thể

Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, người phạm tội này thường là những người có trách nhiệm trong việc cấp hoặc quản lý hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức, vì họ có điều kiện thực hiện hành vi phạm tội hơn đối với người khác.

3. Trách nhiệm hình sự tội sửa chữa giấy tờ

Trách nhiệm hình sự tội sửa chữa giấy tờ

Điều 340 BLHS 2015 quy định tội này có thể phải chịu các hình phạt sau:

Hình phạtHành vi
Phạt cảnh cáoSửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch, các loại giấy chứng nhận hoặc tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ đó thực hiện tội phạm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Phạt tù từ 02 năm đến 05 nămPhạm tội 02 lần trở lên
Sử dụng giấy tờ, tài liệu đã bị sửa chữa hoặc làm sai lệch thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

4. Sửa chữa giấy tờ có bị đi tù không?

Căn cứ các hình phạt được tại mục 3 bài này, người phạm tội sửa chữa giấy tờ có thể bị đi tù với mức cao nhất của khung là 05 năm tù.

5. Tẩy xóa sổ đỏ phạt thế nào?

Tẩy xóa sổ đỏ cũng là 1 dạng hành vi sửa chữa giấy tờ tuy nhiên không dùng để thực hiện hành vi phạm tội, chưa có tiền án tiền sự thì chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính

Để biết các mức phạt cụ thể đối với lỗi này, mời các bạn đọc Tại đây

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho các bạn quy định pháp luật về Tội sửa chữa giấy tờ.2024. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 781
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm