Tài sản đảm bảo là gì?

Với những người đi vay vốn ngân hàng thì chắc hẳn thuật ngữ "tài sản bảo đảm" vô cùng quen thuộc.

Trong bải viết "Tài sản đảm bảo là gì?", Hoatieu.vn sẽ cung cấp các quy định của pháp luật liên quan tài sản bảo đảm tại Bộ luật Dân sự 2015.

Tài sản đảm bảo là gì?

1. Tài sản đảm bảo là gì?

Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm, được tồn tại dưới 3 hình thức mà khách hàng có thể dùng để vay thế chấp là vật hiện hữu, giấy tờ có giá trị và quyền tài sản:

  • Tài sản đảm bảo là quyền tài sản như quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận bảo hiểm, quyền góp vốn kinh doanh, quyền khai thác tài nguyên, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố, các quyền tài sản khác.
  • Tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá như: Trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu và các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền.
  • Tài sản đảm bảo là vật như phương tiện giao thông, kim khí đá quý, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa.

2. Quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm

Tài sản bảo đảm được quy định tại điều 295 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

3. Quy định về tài sản đảm bảo của ngân hàng

Quy định về tài sản đảm bảo của ngân hàng phải tuân theo quy định pháp luật về tài sản bảo đảm tại bộ luật dân sự

Ngoài ra các yêu cầu khác như về loại tài sản, giá trị tài sản, cách thức bảo đảm thì tùy mỗi ngân hàng sẽ có các tiêu chí khác nhau để bảo vệ lợi ích của ngân hàng mình.

Điều này cũng tương tự với tài sản bảo đảm trong tín dụng.

4. Tài sản đảm bảo nhóm 1 là gì?

Điều 6 Thông tư 39/2013/TT-NHNN quy định về các nhóm tài sản có rủi ro với loại tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài như sau:

Nhóm 1: Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với đối tác thuộc tiêu chuẩn lựa chọn đầu tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt trong từng thời kỳ (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);

Nhóm 2: Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với đối tác không thuộc tiêu chuẩn lựa chọn đầu tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm xác định dự phòng rủi ro (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);

Nhóm 3: Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với đối tác tại quốc gia đang xảy ra chiến tranh, khủng bố, phá sản, thiên tai và đối tác đó không còn khả năng thanh toán.

5. Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo

Theo nguyên tắc phòng ngừa rủi ro của ngân hàng, tỷ lệ cho vay trả góp trên tài sản đảm bảo từ 60 - 70% giá trị của tài sản đảm bảo. Đối với tài sản bằng bất động sản, tỷ lệ này có thể lên tới 75%. Tuy nhiên, đối với tình trạng đẩy mạnh hoạt động cho vay, nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng thậm chí nâng tỷ lệ này lên tới 90 - 95%.

Trên đây, Hoatieu.vn cung cấp các quy định của pháp luật liên quan tài sản bảo đảm. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 909
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm