Mua bán giấy khám sức khỏe 2024 có bị phạt?

Mua giấy khám sức khỏe đang là "sự lựa chọn" của nhiều người vì nó "tiện", tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên hành vi mua bán giấy khám sức khỏe này có vi phạm pháp luật không?

Trong bài viết "Mua bán giấy khám sức khỏe có bị phạt?", Hoatieu.vn giới thiệu đến bạn đọc hình thức xử phạt hành vi trên theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015.

Mua bán giấy khám sức khỏe có bị phạt?

1. Mua bán giấy khám sức khỏe có bị phạt?

Hiện nay, các thủ tục hồ sơ giấy tờ đều yêu cầu cung cấp giấy khám sức khỏe. Hơn nữa do tính chất công việc bận rộn, nhiều người không có thời gian đi khám giấy khám sức khỏe nên đã mua giấy khám sức khỏe với để tiết kiệm thời gian, chi phí. Cũng vì nhu cầu mua giấy khám sức khỏe ngày càng tăng nên nhiều đối tượng đã rao bán một cách công khai, chủ động nhằm thu lợi nhuận. Mua bán giấy khám sức khỏe gồm 2 hành vi mua và bán.

Tuy nhiên không phải cả 2 hành vi này đều bị xử phạt, pháp luật hiện nay chỉ quy định hình phạt với hành vi "bán" mà chưa có quy định về xử phạt với hành vi "mua giấy khám sức khỏe".

2. Mua bán trái phép giấy khám sức khỏe

Bán trái phép giấy khám sức khỏe là hành vi một người kê khai sai các thông số sức khỏe cho người khác (điền các thông số sức khỏe mặc dù người mua chưa đến cơ sở y tế để khám) rồi bán với mục đích kiếm lời.

Không những vậy, nhiều đối tượng dùng chiêu trò lừa đảo để bán giấy khám sức khỏe giả, không có thông tin trên giấy khám, không có xác nhận bệnh viện, rất nhiều trường hợp đã bị "tiền mất tật mang".

3. Bán giấy khám sức khỏe phạt bao nhiêu?

Hành vi bán giấy khám sức khỏe có thể cấu thành tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được quy định tại điều 341 Bộ luật hình sự 2015, cụ thể:

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm;

đ) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

4. Trạm y tế có làm giấy khám sức khỏe không?

Trạm y tế là cơ sở thuộc Bộ y tế có chức năng thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người dân trên địa bàn xã như: tiêm chủng vacxin, sơ cứu cấp cứu ban đầu, hỗ trợ đỡ đẻ, tuyên truyền cách phòng chống cách bệnh gây ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng cho người dân,...

Căn cứ theo Thông tư 14/2013/TT-BYT hướng dẫn khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện khám sức khỏe, cơ sở y tế chỉ được thực hiện khám sức khỏe đi đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện và phạm vi hoạt động chuyên môn. Hiện nay, giấy khám sức khỏe chỉ do những bệnh viện được phép cấp giấy khám sức khỏe cho người dân. Nhiều bệnh viện còn cung cấp giấy khám sức khỏe như một loại hình dịch vụ liên kết với các trung tâm đào tạo sát hạch lái xe để thu nhiều hồ sơ khám sức khỏe nhằm kiếm lời.

Hiện nay, tại một số trạm y tế cấp xã, huyện vẫn còn nghèo nàn về trang thiết bị cũng như các hoạt động chuyên môn còn hạn chế do đó trạm y tế không làm giấy khám sức khỏe. Tuy nhiên, nếu đáp ứng đủ các yêu cầu theo Thông tư 14/2013/TT-BYT thì trạm y tế sẽ được cấp quyền thực hiện khám chữa bệnh trong đó có làm giấy khám sức khỏe cho người dân.

Có thể thấy, pháp luật quy định hình thức xử phạt rất nghiêm khắc đối với tội làm giả giấy khám sức khỏe. Bởi lẽ, nếu hành vi này không được ngăn cản kịp thời mà tiếp tục được nhân rộng thì sẽ gây ra những hệ lụy vô cùng nguy hiểm. Nếu người mua giấy khám sức khỏe giả bị mắc bệnh nhưng không được phát hiện mà được bố trí vào những vị trí công việc không phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của họ mà còn gây ảnh hưởng đến người tuyển dụng. Vì vậy, hành vi này cần phải được ngăn cản kịp thời và xử lý thật nghiêm khắc.

Trên đây Hoatieu.vn đã cung cấp quy định pháp luật về "Mua bán giấy khám sức khỏe". Dù hành vi mua giấy chưa bị xử phạt nhưng các bạn cũng không nên tiếp tay cho hành động bán giấy sức khỏe vốn dĩ là hành vi vi phạm pháp luật. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 333
0 Bình luận
Sắp xếp theo