Năng lực của chủ thể bao gồm?

Năng lực của chủ thể bao gồm? Trong quan hệ pháp luật thì người có năng lực chủ thể cụ thể sẽ được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ đi kèm với nhân thân của người đó. Vì vậy ai sinh ra cũng có năng lực chủ thể của riêng mình mà không thể dịch chuyển cho người khác. Vậy năng lực chủ thể bao gồm gì? Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết.

1. Năng lực chủ thể là gì?

Năng lực chủ thể là khả năng pháp lý của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách là một chủ thể của quan hệ đó.

Năng lực chủ thể cá nhân thì thường hiểu là những quyền và nghĩa vụ của một cá nhân được pháp luật quy định, gắn liền với nhân thân và được xuất hiện từ khi người đó sinh ra đến khi người đó mất đi.

Năng lực chủ thể pháp nhân cũng là những quyền và nghĩa vụ cụ thể của một pháp nhân được pháp luật quy định, nhưng năng lực chủ thể pháp nhân chủ hình thành khi con người đại diện đăng ký, thành lập pháp nhân đó, năng lực này mất đi khi pháp nhân bị phá sản hoặc giải thể.

2. Năng lực của chủ thể bao gồm?

Theo quy định của pháp luật thì năng lực chủ thể sẽ bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

Năng lực pháp luật: là khả năng hưởng các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mà nhà nước quy định cho cá nhân, tổ chức. Vì vậy để trở thành chủ thể của một của một giao dịch dân sự thì cá nhân, tổ chức cần có năng lực pháp luật phù hợp với giao dịch dân sự.

Năng lực hành vi: là khả năng của chủ thể được pháp luật thừa nhận và với khả năng đó họ có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí đồng thời chịu những hậu quả pháp lí do hành vi của mình đem lại.

Do đó một giao dịch hoặc hành vi của cá nhân xác lập chỉ có hiệu lực khi phù hợp với mức độ năng lực pháp luật, mức độ năng lực hành vi của chủ thể đó.

3. Điều kiện của năng lực chủ thể?

Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật thì năng lực chủ thể của một người chỉ được xác lập khi cá nhân đó có năng lực chủ thể phù hợp với quan hệ pháp luật.

Ví dụ: Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, ông Hải là người đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi để thành lập một doanh nghiệp mà ông là đại diện quản lý. Tuy nhiên theo quy định cụ thể về đối tượng không được phép thành lập doanh nghiệp thì ông Hải lại là người làm cán bộ, công chức nhà nước nên việc thành lập doanh nghiệp là không được phép.

Pháp luật quy định cụ thể về các quyền và nghĩa vụ của một cá nhân trong từng trường hợp độ tuổi nhất định mới được xác lập. Bởi với một số quyền và nghĩa vụ thì công dân phải đủ độ tuổi thì nhận thức mới đạt để thực hiện các quan hệ pháp luật. Ví dụ như nữ đủ 18 tuổi mới được phép kết hôn.

Như vậy trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Năng lực của chủ thể bao gồm? Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật dưới đây:

Đánh giá bài viết
1 509
0 Bình luận
Sắp xếp theo