Thực hành xây dựng chu trình bồi dưỡng chuyên môn về Học thông qua Chơi dành cho giáo viên

Thực hành xây dựng chu trình bồi dưỡng chuyên môn về Học thông qua Chơi dành cho giáo viên là gợi ý Đáp án module 4 Học thông qua Chơi ở Tiểu học: Chu trình bồi dưỡng chuyên môn về Học thông qua Chơi, giúp thầy cô tham khảo để xây dựng một chu trình BDCM về HTQC phù hợp với bối cảnh thực tế của nhà trường mình giảng dạy. Sau đây là nội dung chi tiết, mời thầy cô cùng theo dõi.

Đáp án Module 4 Học thông qua Chơi ở Tiểu học
Đáp án Học thông qua Chơi ở Tiểu học

1. Thực hành xây dựng chu trình bồi dưỡng chuyên môn về Học thông qua Chơi dành cho giáo viên

Bài tập: Dựa vào hiểu biết của thầy/cô về Chu trình BDCM dành cho giáo viên về HTQC đã tìm hiểu ở những phần trước, thầy/cô hãy xây dựng 1 chu trình BDCM về HTQC phù hợp với bối cảnh thực tế của nhà trường?

Gợi ý: Xây dựng kế hoạch tập huấn tập trung sử dụng phần mềm đưa bài giảng điện tử lên mạng (ngày giờ, địa điểm, thành phần giáo viên tập huấn, nội dung tập huấn....)

Xây dựng 1 chu trình BDCM về HTQC phù hợp với bối cảnh thực tế của nhà trường theo thời gian:

  • Đầu năm học: CBQL/Giáo viên cốt cán lồng ghép HTQC vào kế hoạch BDCM.
  • Trong năm học: Tổ chức tập huấn tập trung về HTQC. Kết hợp với các hình thức: tự học, hỗ trợ cá nhân, sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, cộng đồng học tập chuyên môn về HTQC, tập huấn bổ sung.
  • Cuối năm học: Nhìn nhận lại và định hướng việc thực hiện HTQC của nhà trường trong năm tiếp theo. Đây là cơ hội để giáo viên và CBQL chia sẻ và rút ra bài học kinh nghiệm cho năm học tới.
Chu trình bồi dưỡng chuyên môn về Học thông qua Chơi dành cho giáo viên
Chu trình bồi dưỡng chuyên môn về Học thông qua Chơi dành cho giáo viên

Sơ đồ trên cho thấy chu trình BDCM cho giáo viên về HTQC cần diễn ra trong suốt năm học. Tập huấn về HTQC dành cho giáo viên là bước khởi đầu của quá trình tìm hiểu và áp dụng HTQC trong dạy học. Giáo viên cần tiếp tục tìm hiểu, áp dụng, chia sẻ về HTQC để tạo ra sự thay đổi tích cực trong nhận thức và hành động. Chu trình này được xây dựng với mục đích khai thác tối đa các hình thức BDCM phổ biến hiện nay để hỗ trợ CBQL trong việc lập kế hoạch và triển khai các hoạt động BDCM về HTQC cho GV tại trường tiểu học. Chu trình bao gồm các hoạt động cụ thể như sau:

1. Lồng ghép BDCM cho giáo viên về HTQC vào kế hoạch giáo dục năm học hoặc kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của nhà trường với các nội dung, hoạt động cụ thể và phù hợp.

2. Tập huấn tập trung về HTQC cho giáo viên trong nhà trường: Khóa tập huấn nên được tổ chức vào đầu năm học với mục tiêu cung cấp những kiến thức và kĩ năng triển khai HTQC trong trường tiểu học. Báo cáo viên của khóa tập huấn là CBQL nhà trường và giáo viên cốt cán – những người đã được tập huấn về HTQC do Bộ GD&ĐT cùng VVOB tổ chức.

3. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn: Đẩy mạnh áp dụng HTQC của giáo viên thông qua việc đưa HTQC vào các buổi sinh hoạt chuyên môn thường kì của nhà trường, tạo cơ hội cho giáo viên nghiên cứu, thực hành 4 nguyên tắc và 5 đặc điểm của HTQC, cùng nhau suy ngẫm và chia sẻ với đồng nghiệp. Các buổi sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

4. Hỗ trợ cá nhân: Trong quá trình áp dụng HTQC trên lớp, một số giáo viên có thể gặp khó khăn. Khi đó, họ cần được hỗ trợ cá nhân để tháo gỡ những vướng mắc trong cách hiểu, cách vận dụng HTQC. Hoạt động hỗ trợ cá nhân cho giáo viên được thực hiện chủ yếu bởi CBQL và giáo viên cốt cán trong suốt năm học, nhằm củng cố và bổ sung các kiến thức, kĩ năng HTQC mà giáo viên đã tìm hiểu qua hoạt động tập huấn và các buổi sinh hoạt chuyên môn, qua lớp tập huấn để nâng cao hiệu quả áp dụng HTQC của giáo viên.

5. Tự học: Song song với các buổi SHCM, việc giáo viên chủ động tìm kiếm tài liệu, ý tưởng về HTQC sẽ giúp họ có thêm hiểu biết, kinh nghiệm thực hành HTQC. CBQL nên khuyến khích và tạo điều kiện để giáo viên xây dựng kế hoạch tự học và đưa ra những hỗ trợ cần thiết để đảm bảo quá trình tự học của giáo viên hiệu quả.

6. Phát triển cộng đồng học tập chuyên môn về HTQC: Việc áp dụng HTQC sẽ trở nên hiệu quả và có ý nghĩa nếu các giáo viên có nhiều cơ hội trao đổi, học hỏi, chia sẻ với nhau. Vì vậy, việc thành lập và vận hành cộng đồng chuyên môn về HTQC sẽ tạo môi trường và điều kiện cho giáo viên trong trường/liên trường học cùng nhau và học hỏi lẫn nhau về HTQC qua những thực hành, trải nghiệm của giáo viên trên lớp.

7. Tập huấn bổ sung: Trong quá trình triển khai các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn về HTQC, một số giáo viên chưa có cơ hội tham gia tập huấn hoặc còn vướng mắc khi áp dụng HTQC. Khi đó các nhà trường cần tổ chức hoạt động tập huấn bổ sung nhằm hỗ trợ GV tháo gỡ khó khăn.

8. Họp tổng kết cuối năm: Mục đích của hoạt động là nhìn nhận lại và định hướng việc thực hiện HTQC của nhà trường trong năm học tiếp theo. Đây là cơ hội để giáo viên và CBQL chia sẻ và rút ra bài học kinh nghiệm cho năm học tới. Tùy theo thực tế từng trường, cuộc họp này có thể tổ chức độc lập hoặc lồng ghép vào hoạt động tổng kết năm học của nhà trường.

Việc thực hiện đồng thời các hình thức bồi dưỡng chuyên môn về HTQC nói trên sẽ tạo nhiều cơ hội học tập cho giáo viên. Giáo viên thường xuyên được hỗ trợ, được tiếp cận kiến thức và kĩ năng về HTQC, từng bước cải thiện năng lực chuyên môn của mình, từ đó tạo cơ hội cho học sinh phát triển phẩm chất, năng lực, góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

2. Đáp án Mô đun 4 Học thông qua Chơi

Mô đun 4: Chu trình bồi dưỡng chuyên môn về HTQC

Mời các bạn tham khảo các tài liệu có liên quan khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
6 4.843
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nguyen van Thai
    Nguyen van Thai

    Có đáp án phần bài tập khảo sát cuối khoá k ạ

    Thích Phản hồi 14:26 27/07
    • Nguyen van Thai
      Nguyen van Thai

      Học thông qua chơi

      Thích Phản hồi 14:27 27/07