Đáp án 70 năm Đảng bộ Pleiku 95 năm Công đoàn Việt Nam
Đáp án 70 năm Đảng bộ Pleiku 95 năm Công đoàn Việt Nam - Cuộc thi tìm hiểu “70 năm Đảng bộ thành phố Pleiku, 95 năm đô thị Pleiku và 95 năm Công đoàn Việt Nam” mới nhất năm 2024 được Hoatieu cập nhật liên tục trong bài viết này. Mời các bạn cùng tham khảo Câu hỏi và gợi ý Đáp án thi viết 70 năm Đảng bộ Pleiku và 95 năm Công đoàn Việt Nam để có thêm tư liệu hoàn thành tốt bài dự thi của mình.
Lưu ý: Đây không phải là đáp án chính chức do BTC cuộc thi công bố, chỉ mang tính chất tham khảo.
Đáp án thi viết 70 năm Đảng bộ Pleiku và 95 năm Công đoàn Việt Nam
năm 2024
- 1. Đáp án Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Đảng bộ thành phố Pleiku, 95 năm Công đoàn Việt Nam
- Câu 1. Đảng bộ Thành phố Pleiku (trước đây là Đảng bộ Khu 9, Thị xã Pleiku) thuộc tỉnh Gia Lai được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Nêu tên các tổ chức Đảng tiền thân của Đảng bộ khu 9?
- Câu 2. Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ (thị xã) thành phố Pleiku trải qua mấy kỳ Đại hội. Mỗi kỳ Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ có bao nhiêu người? Ai làm Bí thư, Phó Bí thư?
- Câu 3. Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Pleiku lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra bao nhiêu chương trình trọng tâm, nội dung các chương trình? Nêu tên các Nghị quyết, chương trình của Đảng bộ Thành phố cụ thể hóa thực hiện các chương trình trọng tâm?
- Câu 4. Thị xã Pleiku được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Nêu tên Nghị định?
- Câu 5. Nghị định của Chính phủ thành lập thành phố Pleiku vào ngày, tháng, năm nào? Nêu tên các quyết định công nhận đô thị loại II, loại I?
- Câu 6. Công đoàn Việt Nam (tiền thân là Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ) được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Tên gọi của tổ chức Công đoàn qua các thời kỳ lịch sử?
- Câu 7. Từ khi thành lập đến nay, Công đoàn Việt Nam trải qua mấy kỳ Đại hội? Nêu vắn tắt về thời gian, địa điểm diễn ra Đại hội? nêu tên cụ thể về các đồng chí Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam qua các kỳ Đại hội?
- Câu 8. Nêu khái quát mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu, khâu đột phá, các chương trình, nghị quyết chuyên để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII Công đoàn Việt Nam?
- Câu 9. Nêu mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Công đoàn Thành phổ nhiệm kỳ 2023 - 2028?
- Câu 10. Theo anh (chị) để biến khát vọng xây dựng thành phố Pleiku sớm trở thành “Đô thị thông minh, thành phố cao nguyên xanh vì sức khỏe”, chúng ta cần phải làm gì? (bài viết không quá 1.500 từ hoặc không quá 05 trang giấy A4)?
- 2. Đáp án cuộc thi Gửi niềm tin trao kỳ vọng
- 3. Đáp án Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Công đoàn Việt Nam và Công đoàn tỉnh Cao Bằng 2023
- 4. Đáp án thi Tìm hiểu tổ chức Công đoàn Việt Nam năm 2022
1. Đáp án Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Đảng bộ thành phố Pleiku, 95 năm Công đoàn Việt Nam
Câu 1. Đảng bộ Thành phố Pleiku (trước đây là Đảng bộ Khu 9, Thị xã Pleiku) thuộc tỉnh Gia Lai được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Nêu tên các tổ chức Đảng tiền thân của Đảng bộ khu 9?
- Ngày 15/9/1954, Đảng bộ Khu 9 (nay là Đảng bộ thành phố Pleiku) chính thức hình thành, đảm nhận vai trò lãnh đạo toàn diện phong trào cách mạng địa phương.
- Đảng bộ Khu 9 (Đảng bộ thành phố Pleiku), Đảng bộ Đảng cộng sản Đông Dương tỉnh Gia Lai.
Câu 2. Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ (thị xã) thành phố Pleiku trải qua mấy kỳ Đại hội. Mỗi kỳ Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ có bao nhiêu người? Ai làm Bí thư, Phó Bí thư?
Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ (thị xã) thành phố Pleiku đã trải qua 12 kỳ Đại hội.
Câu 3. Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Pleiku lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra bao nhiêu chương trình trọng tâm, nội dung các chương trình? Nêu tên các Nghị quyết, chương trình của Đảng bộ Thành phố cụ thể hóa thực hiện các chương trình trọng tâm?
Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Pleiku lần thứ XII diễn ra từ ngày 04 đến ngày 06 tháng 8 năm 2020 đã đề ra 21 nhóm chỉ tiêu chủ yếu và các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện. Đồng thời, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đã ban hành 03 nghị quyết và 01 chương trình để cụ thể hóa 04 chương trình trọng tâm của Nghị quyết Đại hội XII, gồm: Nghị quyết về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng bền vững; Nghị quyết về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của thành phố; Nghị quyết về đầu tư, chỉnh trang hệ thống công trình hạ tầng đô thị, xây dựng thành phố theo hướng đô thị thông minh, “Cao nguyên xanh vì sức khỏe” đến năm 2030; Chương trình về tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, nhất là tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025.
Câu 4. Thị xã Pleiku được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Nêu tên Nghị định?
Thị xã Pleiku được thành lập ngày 03/12/1929 theo Nghị định Khâm sứ Trung kỳ.
Câu 5. Nghị định của Chính phủ thành lập thành phố Pleiku vào ngày, tháng, năm nào? Nêu tên các quyết định công nhận đô thị loại II, loại I?
- Ngày 24-4-1999, khi thị xã Pleiku được nâng lên thành phố (đô thị loại III) trực thuộc tỉnh theo Nghị định số 29/1999/NĐ-CP của Chính phủ.
- Ngày 25-2-2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 249/QĐ-TTg công nhận TP Pleiku là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Gia Lai.
- Ngày 22-01-2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 146/QĐ-TTg công nhận TP Pleiku là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Gia Lai.
Câu 6. Công đoàn Việt Nam (tiền thân là Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ) được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Tên gọi của tổ chức Công đoàn qua các thời kỳ lịch sử?
- Công đoàn Việt Nam tiền thân là tổ chức Tổng Công Hội đỏ Bắc kỳ được thành lập ngày 28/7/1929
- Tên gọi của tổ chức Công đoàn qua các thời kỳ lịch sử:
- Công hội Đỏ (1929 - 1935)
- Nghiệp đoàn Ái hữu (1935 - 1939)
- Hội Công nhân Phản đế (1939 - 1941)
- Hội công nhân Cứu quốc (1941 - 1946)
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1946 - 1961)
- Tổng Công đoàn Việt Nam (1961 - 1988)
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (từ 1988 đến ngày nay)
Câu 7. Từ khi thành lập đến nay, Công đoàn Việt Nam trải qua mấy kỳ Đại hội? Nêu vắn tắt về thời gian, địa điểm diễn ra Đại hội? nêu tên cụ thể về các đồng chí Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam qua các kỳ Đại hội?
- Từ khi thành lập đến nay, Công đoàn Việt Nam trải qua 13 kỳ Đại hội
- Nêu vắn tắt về thời gian, địa điểm diễn ra Đại hội, tên cụ thể về các đồng chí Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam:
- Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I khai mạc vào sáng ngày 1/1/1950 và làm việc đến hết ngày 15/1/1950, tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Đồng chí Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch danh dự Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
- Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ III họp từ ngày 11 – 14/2/1974, tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội. Đồng chí Hoàng Quốc Việt, Ủy viên Trung ương Đảng được bầu lại làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam
- Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ III họp từ ngày 11 – 14/2/1974, tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội. Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch danh dự; Đồng chí Hoàng Quốc Việt được bầu lại làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam.
- Ngày 8/5/1978 Đại hội lần thứ IV Công đoàn Việt Nam khai mạc tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội. Đại hội diễn ra trong 4 ngày (từ 8/5 đến 11/5/1978). Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (sau này là Tổng Bí thư BCHTW Đảng) được bầu làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam.
- Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V họp từ ngày 16/11 đến 18/11/1983 tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội. Đồng chí Nguyễn Đức Thuận được bầu làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam.
- Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VI tổ chức trọng thể từ ngày 17 - 20/10/1988, tại Hội trường Ba Đ́ình - Hà Nội. Đồng chí Nguyễn Văn Tư, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
- Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VII được tiến hành từ ngày 9 - 12/11/1993, tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội. Đồng chí Nguyễn Văn Tư được bầu làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhiệm kỳ 1993 - 1998.
- Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VIII họp từ ngày 3 đến 6/11/1998, được tổ chức trọng thể tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô, Thủ đô Hà Nội. Đồng chí Cù Thị Hậu - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch.
- Đại hội Công đoàn Việt Nam lần IX họp từ ngày 10 – 13/10/2003, tại Cung văn hóa lao động Hữu nghị Việt - Xô, thủ đô Hà Nội. Đồng chí Cù Thị Hậu - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch.
- Đại hội X Công đoàn Việt Nam diễn ra từ ngày 02-5/11/2008 tại Cung Văn hóa lao động Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội. Đồng chí Đặng Ngọc Tùng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch.
- Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2013 - 2018 diễn ra từ ngày 27 - 30/7/2013, tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Thủ đô Hà Nội. Đồng chí Đặng Ngọc Tùng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch.
- Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2018 - 2023 diễn ra từ ngày 24 - 26/9/2018, tại Thủ đô Hà Nội. Đồng chí Bùi Văn Cường - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch.
- Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII diễn ra từ ngày 1- 3/12/2023, tại Thủ đô Hà Nội. Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang.
Câu 8. Nêu khái quát mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu, khâu đột phá, các chương trình, nghị quyết chuyên để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII Công đoàn Việt Nam?
Mục tiêu:
- Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, trọng tâm là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động;
- Hoàn thành mô hình tổ chức, thu hút, tập hợp đông đảo người lao động tham gia công đoàn; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín và phương pháp công tác tốt.
- Đến cuối nhiệm kỳ, hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập, Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, là chỗ dựa tin cậy của người lao động, là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng và Nhà nước ta.
*) Chỉ tiêu hằng năm
- 85% trở lên đoàn viên, người lao động được tuyên truyền, phổ biến, học tập, quán triệt chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến lao động và công đoàn; Công đoàn tham gia thúc đẩy để ít nhất 65% công nhân lao động tại các doanh nghiệp tham gia học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.
- 100% công đoàn cơ sở khu vực hành chính, sự nghiệp công lập, doanh nghiệp khu vực nhà nước, ít nhất 85% công đoàn cơ sở doanh nghiệp, đơn vị ngoài khu vực nhà nước tham gia với người sử dụng lao động ban hành, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Bình quân mỗi công đoàn cơ sở giới thiệu ít nhất 1 đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng và kết nạp.
- 100% chủ tịch công đoàn cơ sở bầu mới được tập huấn, bồi dưỡng với hình thức phù hợp.
- Ít nhất 80% công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ; ít nhất 80% công đoàn cơ sở khu vực nhà nước và 55% công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Ít nhất 80% công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước có đủ điều kiện thành lập ban nữ công quần chúng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- 100% công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức thực hiện việc kiểm tra tài chính cùng cấp đúng tiến độ; ít nhất 10% công đoàn cơ sở doanh nghiệp được công đoàn cấp trên kiểm tra, giám sát tài chính.
*) Chỉ tiêu đến hết nhiệm kỳ
- Cả nước có 15 triệu đoàn viên công đoàn, thành lập tổ chức cơ sở ở 100% các doanh nghiệp có từ 25 lao động trở lên.
- Ít nhất 83% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức Công đoàn đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được công đoàn thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật.
- Phấn đấu 90% trở lên số vụ việc về lao động khởi kiện tại tòa án được công đoàn hỗ trợ, tham gia tố tụng bảo vệ khi đoàn viên có yêu cầu.
Về khâu đột phá: Gồm 3 khâu đột phá
- (1) Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động.
- (2) Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
- (3) Xây dựng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là chủ tịch công đoàn tại các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
Câu 9. Nêu mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Công đoàn Thành phổ nhiệm kỳ 2023 - 2028?
Đến năm 2028 thành phố Pleiku có 10.300 đoàn viên công đoàn; hầu hết doanh nghiệp có từ 25 công nhân, lao động trở lên có tổ chức Công đoàn; hàng năm LĐLĐ thành phố xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, 90% trở lên công đoàn cơ sở khu vực nhà nước, 55% trở lên công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước đạt loại hoàn thành nhiệm vụ; có ít nhất 83 doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn đủ điều kiện đại diện, thương lượng, ký kết được thỏa ước lao động tập thể theo quy định; có ít nhất 75% công đoàn cơ sở tham gia với người sử dụng lao động ban hành, triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; bình quân hàng năm, mỗi công đoàn cơ sở giới thiệu ít nhất 1 đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp; 100% công đoàn cơ sở khu vực Nhà nước, ít nhất 80% công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước đủ điều kiện thành lập Ban nữ công quần chúng; 95% trở lên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn đơn vị văn hóa; hàng năm, mỗi công đoàn cơ sở trồng mới và chăm sóc ít nhất 1 cây xanh gỗ lớn trở lên trong khuôn viên, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoặc địa điểm thích hợp…
Câu 10. Theo anh (chị) để biến khát vọng xây dựng thành phố Pleiku sớm trở thành “Đô thị thông minh, thành phố cao nguyên xanh vì sức khỏe”, chúng ta cần phải làm gì? (bài viết không quá 1.500 từ hoặc không quá 05 trang giấy A4)?
Để biến khát vọng xây dựng thành phố Pleiku sớm trở thành “Đô thị thông minh, thành phố cao nguyên xanh vì sức khỏe”, vấn đề đặt ra là làm sao khơi dậy mạnh mẽ ý chí quyết tâm, khát vọng phát triển Pleiku trong mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Trong thời kỳ mới, Đảng bộ TP Pleiku sẽ tập trung xây dựng, tổ chức thực hiện 4 chương trình trọng tâm, gồm: phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của thành phố; chuyển đổi cây trồng, phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng bền vững; thu hút có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, chỉnh trang hệ thống công trình hạ tầng đô thị, xây dựng thành phố theo hướng đô thị thông minh, thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe” và tiếp tục thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, nhất là tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, TP Pleiku phấn đấu đi trước, trở thành hạt nhân, tạo động lực thúc đẩy các địa phương khác trong tỉnh phát triển.
Để thực hiện thành công những chương trình trọng này, Đảng bộ TP Pleiku sẽ tập trung khai thực hiện đồng bộ một số giải pháp như: tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; phát triển nhanh, hợp lý các ngành, lĩnh vực có thế mạnh; chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao, nhằm xây dựng thành phố thành đầu mối trung chuyển, quá cảnh và giao lưu hàng hóa - dịch vụ không chỉ của tỉnh Gia Lai mà còn cho một số tỉnh miền Trung và Bắc Tây Nguyên; các tỉnh Đông Bắc các nước Campuchia, Lào.
Cùng với đó, Đảng bộ TP Pleiku sẽ triển khai các giải pháp cụ thể để liên kết, phát huy có hiệu quả tiềm năng du lịch của thành phố, kết nối với các địa phương trong tỉnh, khu vực Tây Nguyên để hình thành các điểm du lịch có chất lượng; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án kêu gọi đầu tư với các khu đô thị mới, khách sạn chất lượng cao, nhà phố thương mại, các chợ, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí; tập trung thu hút đầu tư vào các điểm du lịch, hình thành các sản phẩm du lịch mang đặc trưng văn hóa địa phương; phát triển các ngành, nghề truyền thống, như dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ dân tộc, dịch vụ ẩm thực tại các làng nông thôn mới, làng văn hóa du lịch, xây dựng thành phố là điểm đến du lịch trọng tâm của tỉnh, bảo đảm các điều kiện tốt nhất về môi trường “xanh - sạch - đẹp”, an ninh, an toàn và thân thiện để thu hút du khách trong nước và nước ngoài; đầu tư bảo tồn và xây dựng một số làng đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số....
2. Đáp án cuộc thi Gửi niềm tin trao kỳ vọng
Tham khảo
3. Đáp án Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Công đoàn Việt Nam và Công đoàn tỉnh Cao Bằng 2023
Bạn đọc tham khảo nội dung bài viết:
4. Đáp án thi Tìm hiểu tổ chức Công đoàn Việt Nam năm 2022
Đáp án trắc nghiệp thi Tìm hiểu tổ chức Công đoàn Việt Nam đợt 4
1) "Tổng công đoàn Việt Nam là tổ chức quần chúng rộng lớn nhất của giai cấp công nhân Việt Nam, là trường học chủ nghĩa cộng sản, trường học quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước." Câu trên được đề cập trong Hiến pháp năm bao nhiêu?
A. Hiến pháp năm 1980
B. Hiến pháp năm 1946
C. Hiến pháp năm 1992
D. Hiến pháp năm 1959
2) Hãy cho biết tên gọi của tổ chức Công đoàn Việt Nam giai đoạn 1941-1946?
A. Hội công nhân Cứu quốc
B. Hội công nhân Phản để
C. Tổng Công đoàn Việt Nam
D. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
3) “Giai cấp công nhân ở bất kỳ nơi nào trên thế giới cũng chỉ phát triển và chỉ có thể phát triển bằng con đường Công đoàn, bằng sự tác động qua lại giữa Công đoàn và Đảng của giai cấp công nhân, chứ không thể bằng con đường nào khác". Luận điểm này của ai?
A. Nguyễn Ái Quốc
B. Các Mác
C. Lênin
4) Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) được Đại hội thông qua vào ngày tháng năm?
A. 27/09/2018
B. 26/09/2018
C. 25/09/2018
D. 24/09/2018
5) Cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu” do đơn vị nào sau đây phát động?
A. Công đoàn Bộ Nội vụ
B. Công đoàn Y tế Việt Nam
C. Công đoàn Giáo dục Việt Nam
D. Công đoàn Viên chức Việt Nam
6) Trường Đại học Công đoàn là đơn vị trực thuộc của tổ chức nào sau đây?
A. Tổ chức Lao động quốc tế ở Việt Nam
B. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
C. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
D. Bộ Giáo dục và Đào tạo
7) Liên hiệp Công đoàn giải phóng miền Nam Việt Nam (tiền thân là Hội Lao động giải phóng miền Nam thành lập năm nào?
A. Năm 1965
B. Năm 1964
C. Năm 1960
D. Năm 1961
8) Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ mấy quyết định đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam?
A. Đại hội V
B. Đại hội IV
C. Đại hội III
D. Đại hội VI
9) Từ khi ra đời đến nay tổ chức Công đoàn Việt Nam đã mấy lần đổi tên?
A. 4
B.6
C.7
D.5
10) Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IX năm 2003, ai được bầu làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam?
A. Đặng Ngọc Tùng
B. Đặng Ngọc Chiến
C. Đỗ Đức Ngọ
D. Cù Thị Hậu
11) Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V năm 1983, bầu ai làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam?
A. Nguyễn Thị Thân
B. Phạm Thế Duyệt
C. Nguyễn Đức Thuận
D. Nguyễn An Lương
12) Đại hội thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc kỳ (tiền thân của tổ chức Công đoàn Việt Nam) đã bầu đồng chí nào làm Chủ tịch?
A. Nguyễn Đức Cảnh
B. Tôn Đức Thắng
C. Nguyễn Ái Quốc
D. Hoàng Quốc Việt
13) Vào ngày, tháng, năm nào, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định lấy ngày 28/7/1929 làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam?
A. Ngày 25/8/1993
B. Ngày 25/8/1983
C. Ngày 25/8/1963
D. Ngày 25/8/1973
14) Bác Tôn Đức Thắng thay mặt Đảng và Nhà nước đã trao lá cờ thêu với dòng chữ: “Vâng lời Bác dạy - Làm nghìn việc tốt – Chống Mỹ, cứu nước - Thiếu niên sẵn sàng” cho Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh khi nào?
A. Ngày 15/5/1966 (kỷ niệm 25 năm Ngày thành lập Đội)
B. Ngày 15/5/1976 (kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Đội)
C. Ngày 15/5/1961 (kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội)
D. Ngày 15/5/1971 (kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đội)
15) Theo đồng chí Tôn Đức Thắng, phải nắm vững nguyên tắc: “Đối với... phải vừa đoàn kết, đoàn kết để giữ vững mặt trận cách mạng, đấu tranh để đi đến đoàn kết cao hơn, không thể đoàn kết một chiều, thủ tiêu đấu tranh, cũng không thể đấu tranh vô nguyên tắc ảnh hưởng đến đoàn kết” nhưng phải "tiến hành đấu tranh trong nội bộ mặt trận một cách có lợi, có lý, có chừng mực để chĩa mũi nhọn vào bọn đế quốc xâm lược”.
Hãy chọn từ phù hợp thay cho dấu ... trong đoạn văn trên.
A. nội bộ mặt trận
B. bạn đồng minh
C. đoàn kết
D. bọn đế quốc xâm lược
16) Bác Tôn được tặng thưởng Huân chương Sao vàng vào năm nào?
A. 1930
B. 1958
C. 1969
D. 1960
17) Hội hữu nghị Việt – Xô được thành lập vào thời gian nào, ai được bầu làm chủ tịch Hội?
A. 19/5/1950 – Hồ Chí Minh
B. 17/5/1950 – Hồ Chí Minh
C. 19/5/1950 – Tôn Đức Thắng
D. 17/5/1950 – Tôn Đức Thắng
18) Năm 1945, trên chiếc xà lúp mang tên “Giải phóng” do Bác Tôn lái Có bao nhiêu đồng chí cùng đi với Bác từ Côn đảo trở về đất liền?
A. 14 đồng chí
B. 12 đồng chí
C. 15 đồng chí
D. 13 đồng chí
19) Năm 1932, với mục đích biến nhà tù thành trường học Cộng sản của mình, Bác Tôn và một số đồng chí thành lập Chi bộ Cộng sản nhà tù Côn Đảo, Hãy cho biết ai là Bí thư?
A. Tôn Đức Thắng
B. Nguyễn Văn Cừ
C. Nguyễn Hới
D. Hà Huy Giáp
20) Đồng chí Tôn Đức Thắng là Chủ tịch nước thứ mấy của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Thứ ba
B. Cuối cùng
C. Đầu tiên
D. Thứ hai
Đáp án trắc nghiệp thi Tìm hiểu tổ chức Công đoàn Việt Nam đợt 3
1) Hãy cho biết tên gọi của tổ chức Công đoàn Việt Nam từ 1988 đến nay?
A. Nghiệp đoàn Ái hữu
B. Tổng Công đoàn Việt Nam
C. Liên đoàn Lao động Việt Nam
D. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
2) Hãy cho biết tên gọi của tổ chức Công đoàn giai đoạn 1939-1941
A. Hội công nhân Phản đế
B. Hội công nhân Cứu quốc
C. Nghiệp đoàn Ái hữu
D. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
3) Ngày 30/4/1975, Thành phố được hoàn toàn giải phóng. 18 tháng sau, trong phong trào công nhân lao động Thành phố đã diễn ra sự kiện gì?
A. Hội nghị hợp nhất Công đoàn hai miền Nam - Bắc
B. Hội nghị đổi tên Liên hiệp Công đoàn giải phóng thành Liên hiệp Công đoàn Thành phố
C. Đại hội Công đoàn Thành phố lần thứ I
4) “Trong hoàn cảnh đất nước vừa có chiến tranh vừa có hòa bình, đời sống của công nhân viên chức còn khó khăn, Công đoàn phải đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, ngăn chặn các vụ việc tiêu cực, bảo vệ quyền lợi vật chất tinh thần cho người lao động. Đây là nhiệm vụ của cán bộ Công đoàn được giao trong buổi làm việc với Công đoàn Việt Nam ngày 18/7/1969. Hãy cho biết người giao nhiệm vụ là ai?
A. Lê Duẫn
B. Hoàng Quốc Việt
C. Hồ Chí Minh
D. Tôn Đức Thắng
5) Tiêu đề báo cáo chính trị tại Đại hội đã khẳng định: “Công đoàn Việt Nam chiến đấu cho độc lập, dân chủ và hòa bình". Tiêu đề này được xác định tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ mấy?
A. Đại hội lần thứ IV
B. Đại hội lần thứ III
C. Đại hội lần thứ I.
D. Đại hội lần thứ II
6) Tháng 6/1976, Hội nghị thống nhất Công đoàn toàn quốc đã quyết định thống nhất Công đoàn hai miền Nam - Bắc thành tổ chức nào?
A. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
B. Liên đoàn Lao động Việt Nam
C. Tổng Công đoàn Việt Nam
7) Đến nay, Công đoàn Việt Nam đã trải qua mấy kỳ đại hội?
A. 11 kỳ
B. 12 kỳ
C. 13 kỳ
D. 10 kỳ
8) Chương trình Mái ấm Công đoàn được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động từ năm nào?
A. 2012
B. 2006
C. 2010
D. 2005
9) Điều nào sau đây trong Hiến pháp năm 2013 quy định riêng về tổ chức và hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam?
A. Điều 6
B. Điều 4
C. Điều 10
D. Điều 20
11) Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VIII năm 1998, đã bầu ai làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam?
A. Đỗ Đức Ngọ
B. Đặng Ngọc Tùng
C. Cù Thị Hậu
D. Nguyễn Văn Tư
10) Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ mấy quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam?
A. Đại hội II
B. Đại hội IV
C. Đại hội III
D. Đại hội I
12) Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IV năm 1978, bầu ai làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam?
A. Nguyễn Văn Linh
B. Tôn Đức Thắng
C. Trần Danh Tuyên
D. Nguyễn Đức Thuận
13) Tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào?
A. 28/09/1929
B. 28/08/1929
C. 28/06/1929
D. 28/07/1929
14) Di tích hầm và lán an toàn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Khu di tích Ban Thường trực Quốc hội (tỉnh Tuyên Quang) được xếp hạng Di tích cấp quốc gia vào năm nào?
A. Năm 2000
B. Năm 2001
C. Năm 2003
D. Năm 2002
15) Ngày 19/8/1950, trong “Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm lần thứ năm Cách mạng Tháng Tám và Ngày Độc lập 02/9”, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Nước ta vừa độc lập được 5 năm, đã 5 năm nhân dân ta kháng chiến. Chúng ta quyết hy sinh cực khổ để cho nước nhà độc lập, thống nhất và con cháu ta được hưởng tự do, hạnh phúc muôn nghìn đời về sau”, và nêu tấm gương: 15) Đồng chí Tôn Đức Thắng là một gương mẫu đạo đức cách mạng, suốt đời...; suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Hãy chọn từ phù hợp thay cho dấu ... trong đoạn văn trên.
A. liêm, chính
B. cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
C. cần, kiệm
D. cần, kiệm, liêm, chính
16) Theo đồng chí Tôn Đức Thắng, “16) Đảng ta cần phải liên hệ tốt với quần chúng, cần phải ... chung quanh Đảng các giai cấp, các tầng lớp nhân dân cách mạng và cùng với việc đề ra đường lối, chính sách đúng, Đảng phải có phương thức, lề lối làm việc dân chủ để mọi thành viên trong mặt trận đều được bàn bạc, thống nhất hành động.
Hãy chọn từ phù hợp thay cho dấu ... trong đoạn văn trên.
A. tập hợp
B. thống nhất
C. quy tụ
D. đoàn kết
17) Bác Tôn là người thứ mấy được nhận Huân chương Sao vàng?
A. Đầu tiên
B. Thứ ba
C. Thứ hai
18) Đồng chí Tôn Đức Thắng được bầu vào Xứ uỷ Nam Kỳ, phụ trách Uỷ ban kháng chiến, chỉ huy các lực lượng vũ trang Nam Bộ vào ngày nào?
A. 17/10/1945
B. 14/10/1945
C. 16/10/1945
D. 15/10/1945
19) Bác Tôn kết thúc thời gian bị đày ải ở Côn Đảo, trở về đất liền vào ngày, tháng, năm nào?
A. 26/09/1945
B. 20/09/1945
C. 23/09/1945
D. 18/09/1945
20) Đồng chí Tôn Đức Thắng được bầu là Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào thời gian nào?
A. 07/1975
B.07/1977
C.07/1978
D. 07/1976
21) Theo bạn, có bao nhiêu lượt dự thi Đợt 3 Hội thi trực tuyến Tìm hiểu tổ chức Công đoàn Việt Nam và cuộc đời, sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng” năm 2022?
Đáp án trắc nghiệp thi Tìm hiểu tổ chức Công đoàn Việt Nam đợt 2
1) Ngôi nhà ở ấp Mỹ An, xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang chính thức được Công nhận là Di tích lịch sử lưu niệm Thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng vào thời gian nào?
A. 20/08/1984
B. 30/08/1984
C. 28/07/1984
D. 30/03/1984
2) “Đồng chí Tôn Đức Thắng khẳng định: Vấn đề hàng đầu để đoàn kết toàn dân là phải đoàn kết từ trong nội bộ Đảng và sự đoàn kết đó không chỉ là sự thống nhất tư tưởng, hành động trong thực hiện đường lối của Đảng mà còn là tình cảm tôn trọng, yêu mến, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người đảng viên cộng sản. Theo đồng chí, “2) phương pháp duy nhất giúp ta thành tựu ý muốn ấy là tự ... và thân ái ... bạn mình”.
Hãy chọn từ phù hợp thay cho dấu ... trong đoạn văn trên.”
A. chỉ trích
B. phê bình
C. đánh giá
D. nhận xét
3) Bác Tôn được nhận Huân chương Sao vàng vào ngày nào?
A. 19/08/1958
B. 20/08/1958
C. 18/08/1958
D. 21/08/1958
4) Đồng chí Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào thời gian nào?
A. Tháng 2/1951
B. Tháng 9/1955
C. Tháng 5/1950
D. Tháng 3/1951
5) Từ ngày 02/07/1930, Bác Tôn bị thực dân Pháp giam cầm ở đâu?
A. Côn Đảo
B. Lao Bảo
C. Hoả Lò
D. Phú Quốc
6) Đồng chí Tôn Đức Thắng từng theo học tại Trường Cơ khí châu Á khoá mấy?
A. 1914 – 1916
B. 1915-1916
C. 1916 – 1917
D. 1915 – 1917
7) Bác Tôn được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại kỳ họp Quốc hội khoá mấy?
A. Khoá V
B. Khoá III
C. Khoá IV
D. Khoá VI
8) Nơi sinh của Đồng chí Tôn Đức Thắng?
A. Ấp An Hòa, tổng Định Thành Hạ, hạt Long Xuyên (nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang)
B. Làng An Hòa, tổng Định Thành Hạ, hạt Long Xuyên (nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang)
C. Làng An Hòa, tổng Định Thành Hạ, hạt Long Xuyên (nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang)
D. Cù lao An Hòa, tổng Định Thành Hạ, hạt Long Xuyên (nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang)
Đồng chí Tôn Đức Thắng sinh tại Cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hoà Hưng, tổng Định Thành, hạt Long Xuyên (nay thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).
9) Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ mấy quyết định đổi tên Liên hiệp Công đoàn tỉnh, thành phố là Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố?
A. Đại hội lần thứ V
B. Đại hội lần thứ VIII
C. Đại hội lần thứ VII
D. Đại hội lần thứ VI
10) Hãy cho biết tên gọi của tổ chức Công đoàn Việt Nam giai đoạn 1935-1939?
A. Nghiệp đoàn Ái hữu
B. Công hội Đỏ
C. Hội công nhân Phản đế
D. Hội công nhân Cứu quốc
- 1935-1936: Nghiệp đoàn, Hội Ái
- 1936-1939: Hội công nhân phản đế
11) Vào năm 1931, một cán bộ Công đoàn bị đưa ra tòa Hội đồng đề hình của Pháp và đã nói: “Đánh đuổi quân cướp nước, giành độc lập cho Tổ quốc, mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam đâu phải là có tội. Đã không có tội, ta cần gì xin ân xá.” Câu nói này của ai?
A. Đồng chí Tôn Đức Thắng
B. Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh
C. Đồng chí Trần Văn Lan
D. Đồng chí Trần Phú
12) Vào ngày 3/2/1930 đã nổ ra một cuộc đấu tranh của giai cấp công nhận được nhân dân Sài Gòn lúc bấy giờ cho rằng “Bây giờ đến lượt người nghèo khổ làm chính trị”. Cuộc đấu tranh diễn ra tại đâu?
A. Nhà máy đèn Chợ Quán
B. Xưởng Ba Son
C. Nhà máy rượu Bình Tây
D. Đồn điện cao su Phú Riềng
13) Luật Công đoàn đầu tiên được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng, năm nào?
A. 07/07/1990
B. 14/09/1957
C. 05/11/1957
D. 30/06/1990
14) Mục đích hoạt động của Công hội Ba Son là gì?
A. Đấu tranh bênh vực quyền lợi của công nhân, đấu tranh chống đế quốc tư bản.
B. Đấu tranh bênh vực quyền lợi của công nhân, đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
C. Đấu tranh bảo vệ quyền lợi của công nhân, đấu tranh chống đế quốc tư bản.
D. Đấu tranh bảo vệ quyền lợi của công nhân, đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
15) Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - đảm việc nhà” trong nữ công nhân viên chức lao động do tổ chức nào phát động?
A. Uỷ ban Chăm sóc Bà mẹ và Trẻ em
B. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
C. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
D. Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của Phụ nữ
16) Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VII năm 1993, đã bầu ai làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam?
A. Vũ Kim Quỳnh
B. Nguyễn An Lương
C. Cù Thị Hậu
D. Nguyễn Văn Tư
17) Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ III năm 1974, bầu ai làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam?
A. Nguyễn Đức Thuận
B. Nguyễn Công Hòa
C. Hoàng Quốc Việt
D. Trương Thị Mỹ
18) Vào tháng 01/1950, Đại hội lần thứ nhất Công đoàn Việt Nam được tổ chức tại đâu?
A. Hải Phòng
B. Hà Nội
C. Chiến khu Việt Bắc
19) Hội nghị đại biểu Tổng Công hội đỏ Bắc Ki lần thứ nhất được tổ chức vào ngày nào?
A. 27/07/1929
B. 29/07/1929
C. 28/07/1929
D. 26/07/1929
20) Năm 1919, tổ chức Công hội bí mật được thành lập tại Sài Gòn. Người sáng lập tổ chức này là ai?
A. Nguyễn Ái Quốc
B. Trần Văn Lan.
C. Tôn Đức Thắng
D. Nguyễn Đức Cảnh
21) Theo bạn, có bao nhiêu lượt dự thi Đợt 2 Hội thi trực tuyến Tìm hiểu tổ chức Công đoàn Việt Nam và cuộc đời, sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng” năm 2022?
Đáp án trắc nghiệp thi Tìm hiểu tổ chức Công đoàn Việt Nam đợt 1
1) Bảo tàng Tôn Đức Thắng, tên gọi ban đầu là “Nhà trưng bày cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập vào năm nào?
- A. 1984
- B. 1988
- C. 2008
- D. 1998
2) Ngày 19/8/1958, Bác Hồ đã thay mặt nhân dân, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà tặng Bác Tôn huân chương và khẳng định: “2) Đồng chí Tôn Đức Thắng là người đầu tiên và Người rất xứng đáng được tặng thưởng huân chương ấy. Hãy cho biết huân chương ấy là huân chương nào sau đây?
- A. Huân chương Sao vàng
- B. Huân chương Đại đoàn kết dân tộc
- C. Huân chương Hồ Chí Minh
- D. Huân chương Dũng cảm
3) Đồng chí Tôn Đức Thắng bị đày ra Côn Đảo vào thời gian nào?
- A. Tháng 7/1930
- B. Tháng 7/1929
- C. Tháng 6/1930
- D. Tháng 6/1929
4) Đồng chí Tôn Đức Thắng bị thực dân Pháp bắt giam tại Khám Lớn (Sài Gòn) vào thời gian nào?
- A. Tháng 8/1929
- B. Tháng 9/1929
- C. Tháng 7/1929
- D. Tháng 6/1929
5) Đồng chí Tôn Đức Thắng đã tham gia vào sự kiện kéo Cờ đỏ trên chiến hạm Phơ-răng-xơ vào ngày nào?
- A. 20/04/1919
- B. 20/04/1918
- C. 20/04/1916
- D. 20/04/1917
6) Trường Cơ khí châu Á (thường được gọi là Trường Bá nghệ) được đổi tên thành trường nào hiện nay?
- A. Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ
- B. Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
- C. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng
- D. Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP. Hồ Chí Minh
7) Đồng chí Tôn Đức Thắng được bầu là Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà vào thời gian nào?
- A. 09/1975
- B. 09/1954
- C. 09/1969
- D. 09/1945
8) Đồng chí Tôn Đức Thắng sinh vào ngày tháng năm nào?
- A. 20/8/1889
- B. 20/8/1898
- C. 20/8/1899
- D. 20/8/1888
9) Hãy cho biết tên gọi của tổ chức Công đoàn Việt Nam giai đoạn 1946-1961?
- A. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
- B. Hội công nhân Cứu quốc
- C. Tổng Công đoàn Việt Nam
- D. Nghiệp đoàn Ái hữu
10) Động viên công nhân, viên chức cả nước, nhất là quân nhân ngành quân giới sản xuất nhiều vũ khí, khí tài phục vụ cho kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi". Đây là mục tiêu Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ mấy?
- A. Đại hội lần thứ IV
- B. Đại hội lần thứ III
- C. Đại hội lần thứ I.
- 2 Đại hội lần thứ II.
11) Nhiệm vụ của Công hội là “Thứ nhất là để công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình. Thứ hai, để nghiên cứu Với nhau. Thứ ba, là để sửa sang cách sinh hoạt cho khá hơn. Thứ tư là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân. Thứ năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới". Câu nói này của ai?
- A. Đồng chí Trần Phú
- B. Đồng chí Tôn Đức Thắng
- C. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc
- D. Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh
12) Cho biết những phong trào tiêu biểu của công nhân Việt Nam trong những năm đầu đất nước giành được độc lập (cuối năm 1945 đến năm 1949).
- A. Công nhân tham gia chiến đấu; Phá hoại kinh tế địch; Xây dựng nền kinh tế kháng chiến
- B. Công nhân tham gia chiến đấu; Phá hoại kinh tế địch; Xây dựng lực lượng kháng chiến
- C. Công nhân tham gia chiến đấu; Gây trì trệ kinh tế địch; Xây dựng nền kinh tế kháng chiến
- D. Công nhân hỗ trợ chiến đấu Phá hoại kinh tế địch; Xây dựng nền kinh tế kháng chiến
13) Ai là người đã đặt nền móng, Cơ sở lý luận cho sự ra đời của các tổ chức quần chúng của giai cấp công nhân Việt Nam?
- A. Hoàng Quốc Việt
- B. Nguyễn Đức Cảnh
- C. Nguyễn Ái Quốc
- D. Tôn Đức Thắng
14) Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ mấy được coi là Đại hội đổi mới?
- A. Đại hội VIII
- B. Đại hội V
- C. Đại hội VI
- D. Đại hội VII
15) Báo Lao động - cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được thành lập năm nào sau đây?
- A. 1930
- B. 1932
- C. 1931
- D. 1929
16) Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ X năm 2008, ai được bầu làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam?
- A. Đặng Ngọc Tùng
- B. Nguyễn Thị Thu Hồng
- C. Nguyễn Hòa Bình
- D. Cù Thị Hậu
17) Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VI năm 1988 đã bầu ai làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam?
- A. Dương Xuân An
- D B. Nguyễn Văn Tư
- C. Hoàng Quốc Việt
- D. Cù Thị Hậu
18) Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I năm 1950 diễn ra ở đâu?
- A. Cao Bằng
- B. Thái Nguyên
- C. Bắc Kạn
- D. Hà Nội
19) Ai là người sáng lập ra Công hội đỏ Ba Son?
- A. Hồ Chí Minh
- B. Tôn Đức Thắng
- C. Hoàng Quốc Việt
- D. Nguyễn Đức Cảnh
20) Ai là chủ tịch lâm thời của tổ chức Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ sau khi thành lập?
- A. Nguyễn Đức Cảnh
- B. Hoàng Quốc Việt
- C. Tôn Đức Thắng
- D. Trần Danh Tuyên
21) Theo bạn, có bao nhiêu lượt dự thi Đợt 1 Hội thi trực tuyến Tìm hiểu tổ chức Công đoàn Việt Nam và cuộc đời, sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng” năm 2022?
Đáp án sẽ được HoaTieu.vn cập nhật ngay khi cuộc thi diễn ra.
Mời các bạn tham khảo nội dung có liên quan tại chuyên mục Bài thu hoạch, bài dự thi mảng Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Đáp án Cuộc thi tìm hiểu lịch sử 30 năm thành lập Công đoàn Ngân hàng Việt Nam
- Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng
- Đáp án Thi trực tuyến công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu truyền thống lịch sử dân tộc Việt Nam
- Đáp án trực tuyến công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu truyền thống lịch sử dân tộc Việt Nam
- Đáp án Hội thi trực tuyến Công đoàn TPHCM
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Mẫu bài dự thi Tìm hiểu lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
Đáp án Cuộc thi tìm hiểu thân thế, sự nghiệp Hải Thượng Lãn Ông
Đáp án thi trực tuyến Phụ nữ với pháp luật năm 2022
Tấm lòng, trách nhiệm của bản thân trong việc học tập và làm theo tấm gương Bác Sáu Dân
Bài cảm nhận về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Đáp án thi đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Nghệ An 2022
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Bài thu hoạch, bài dự thi
Bài dự thi Tiết kiệm điện thành thói quen 2024
Đáp án thi tìm hiểu dịch bệnh Covid-19 Bình Định 2021
Đáp án thi viết Tìm hiểu 60 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH
Đáp án Cuộc thi trực tuyến cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” - Đợt 3
Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3
Đáp án thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật về an toàn giao thông đoàn viên Cần Thơ 2021