Đáp án Cuộc thi tìm hiểu thân thế, sự nghiệp Hải Thượng Lãn Ông

Cuộc thi tìm hiểu thân thế, sự nghiệp Hải Thượng Lãn Ông do Phòng GD&ĐT huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh phát động, nhằm hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh của Đại danh y (1724-2024). Trong bài viết sau đây, Hoatieu.vn xin gửi đến bạn đọc một số gợi ý về Bài viết Tìm hiểu thân thế, sự nghiệp Hải Thượng Lãn Ông (Đại danh y Lê Hữu Trác)

1. Kịch bản làm video clip giới thiệu về thân thế, sự nghiệp Hải Thượng Lãn Ông

Yêu cầu cuộc thi người thi làm video clip có thời lượng từ 5-7 phút, giới thiệu về thân thế, sự nghiệp, những đóng góp quan trọng của Đại danh y với lĩnh vực y học, y đức, văn hóa, văn học, lịch sử, khoa học; giới thiệu về quần thể Khu di tích lịch sử cấp quốc gia, giới thiệu lễ hội Hải Thượng Lãn Ông. Do giới hạn thời gian, không nên ôm đồm quá nhiều chi tiết trong cuộc đời, sự nghiệp của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác vào trong clip, sẽ không đủ thời lượng.

Đầu tiên, bạn nên xác định được bạn sẽ làm về nội dung gì. Ví dụ:

  • Tấm gương y đức: Câu chuyện thầy thuốc như mẹ hiền (Chuyện về Hải Thượng Lãn Ông)
  • Câu chuyện Danh y Hải Thượng Lãn Ông vào phủ chúa Trịnh.
  • Giai thoại về Hải Thượng Lãn Ông khiến các thần y Trung Quốc phải tâm phục khẩu phục.
  • Tiểu sử Hải Thượng Lãn Ông - Vị đại danh y trong nền y học Việt Nam
  • Đại danh y Lê Hữu Trác - Niềm tự hào của nền y học cổ truyền Việt Nam
  • Lễ hội cầu sức khỏe Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
  • Hải Thượng Lãn Ông - Người thầy y đức của ngành y học Việt Nam
  • Tưởng niệm 300 năm ngày mất của Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác...

Sau khi xác định được nội dung chính cần làm, bạn cần lên kịch bản hình ảnh, cảnh quay và lời dẫn trong video. Hình ảnh có thể do bạn tự quay chụp bằng điện thoại hoặc cóp` Hoatieu.vn xin gửi đến bạn đọc kịch bản mẫu như sau:

Chủ đề video: Cuộc đời và sự nghiệp Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lễ Hữu Trác.

Lời dẫn

Nội dung hình ảnhThời gian

Thưa quý vị và các bạn!

Hiện tại tôi đang đứng trước Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông tại thuộc thôn Hải Thượng, xã Sơn Trung, Hương Sơn, Hà Tĩnh, trải dài trên một cung đường gần 8km. Nơi đây bao gồm khu mộ cùng tượng đài của Đại danh y ở xã Sơn Trung, chùa Tượng Sơn ở xã Sơn Giang và Khu nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông ở xã Sơn Quang.

Hôm nay, tôi xin mời các bạn cùng tôi Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Đại danh y Lê Hữu Trác thông qua khu di tích này.

Hình ảnh trước cửa Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông15 giây

Chèn chữ:

Tiêu đề video: HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG - Lê Hữu Trác

Hình ảnh quay chụp từ trên cao toàn cảnh Khu di tích

5s

Đại danh y Lê Hữu Trác sinh năm 1724 tại quê cha là Làng Lưu Xá, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là thôn Lưu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên), mất năm 1791 tại quê mẹ ở xã Bầu Thượng, huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh.

- Hình ảnh người dân/học sinh bước qua cổng khu di tích tiến vào bên trong7-10s

Ông sinh ra trong 1 gia đình có 6 tiến sỹ. Bố là Lê Hữu Mưu, mẹ là bà Bùi Thị Thường.

Lê Hữu Trác không những là một nhà y dược học vĩ đại, ông còn là nhà thơ, nhà văn xuất sắc, nhà tư tưởng tiến bộ có tinh thần nhân đạo sâu sắc, được nhân dân và giới y học cả nước suy tôn là bậc Y Thánh của Việt Nam.

- Hình ảnh thắp hương tại điện thờ Hải Thượng Lãn Ông.

- Quay cận cảnh bức tượng Hải Thượng Lãn Ông trong điện thờ

25s

Lời dẫn: Thưa các bạn, ngày hôm nay, chúng ta sẽ có 1 chuyến trải nghiệm tìm hiểu về Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông. Đồng hành cùng chúng ta có cô.............. thuyết minh viên của Ban Quản lý khu di tích tỉnh............

Quay người dẫn5s

Lời dẫn: Thưa cô, được biết Lê Hữu Trác sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi khoa bảng, chú và cha ông đều là Tiến Sĩ của thời Hậu Lê. Ngay từ nhỏ ông đã nổi tiếng là thông minh, học giỏi. Năm 19 tuổi, cha ông mất, ông có duyên gặp một cao nhân trao cho một cuốn binh thư dạy về cách bày binh bố trận, và cả phương pháp bấm độn của đời xưa. Lãn Ông dành ra một thời gian nghiên cứu, rồi bỏ nho học theo binh nghiệp, gia nhập quận đội nhà Trịnh, thắng được nhiều trận và giữ chức quân sư. Vậy con đường nào dẫn ông đến y thuật?

Cảnh quay đối thoại giữa người hỏi và thuyết minh viên8s

Thuyết minh viên trả lời:

Thưa quý vị và các bạn!

Sau một thời gian đạt được những thành tựu nhất định về binh nghiệp, Lê Hữu Trác nhận ra chiến tranh chỉ mang lại đau khổ cho nhân dân và tàn phá đất nước.

Chán nản, ông muốn từ bỏ binh nghiệp nên đã từ chối mọi sự đề bạt. Đến năm 1746, khi người anh ở Hương Sơn (Hà Tĩnh ngày nay), ông liền viện cớ xin về quê nuôi mẹ già, chăm cháu nhỏ thay anh, xin ra khỏi quân đội.

Hương sơn là nơi nhiều lam sơn chướng khí, cuộc sống lại nghèo khó vất vả, nên Lãn Ông bị bịnh nặng, phải được cáng đến điều trị tại nhà lương y Trần Độc ở Nghệ An hơn 1 năm trời. Tại đây, Lãn Ông mượn đọc các y thư, có năng khiếu hiểu sâu và rộng hơn ai hết, nên lương y ngạc nhiên, quý mến và huớng dẫn thêm.

=> Từ đó, Lê Hữu Trác nhận ra, trên đời này còn một công việc vô cùng quan trọng đối với con người, đó chính là chữa bệnh cứu người.

Cảnh quay thuyết minh viên đứng ở sân khu di tích40s

Lời dẫn: Vốn là người thông minh, học rộng, ông nhanh chóng tìm thấy sự say mê trong y học, nhận ra nghề y không chỉ mang lại lợi ích cho mình, mà còn có thể giúp người đời. Do đó, ông quyết chí học thuốc.

Lồng hình ảnh Tượng đài đại danh y Lê Hữu Trác tại xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh)3-5s

Lời dẫn: Ở Hương Sơn, ông cất nhà cạnh rừng, tự đặt tên là Lãn Ông - tức là lão ông lười, ý là lười biếng, chán ghét công danh, tự giải phóng mình khỏi ràng buộc danh lợi, để tự do nghiên cứu y học, thực hiện chí hướng mà mình yêu thích.

Cảnh quay sông nước, vườn thuốc (tượng trưng)3-5s

Lời dẫn: Sau hơn 40 năm miệt mài nghiên cứu, hành y cứu người , ông đã để lại cho nền y học Việt Nam một di sản quý giá. Đặc biệt là bộ sách Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh được ông dày công biên soạn, ghi chép và chắt lọc lại những chân lý ông đã lĩnh hội được từ các đại danh y đời trước. Bộ sách đồ sộ này được ông biên soạn trong 10 năm (1760-1770), gồm 28 tập, 66 quyển, phân ra nhiều mục:

- Y Lý

- Bịnh Lý: Nội, Ngoại, Phụ, Sản, Nhi

- Trị Liệu Học

- Dược Học

- Bịnh Án

- Dưỡng Sinh

- Y Huấn

=> Đây được coi là bộ bách khoa toàn thư về y học của thế kỷ 18, loại sách mà ở thời kỳ đó trên thế giới còn rất ít.

Ngoài ra, ông còn để lại cho hậu thế các cuốn Lĩnh Nam bản thảo, Thượng kinh ký sự không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học.

- Hình ảnh học sinh được nghe thuyết minh về thân thế, sự nghiệp Hải Thượng Lãn Ông tại khu di tích.

- Cảnh quay cận bộ sách Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh.

35s

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác không chỉ là danh y có cống hiến lớn cho nền y học dân tộc, ông còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng lớn của thời đại. Ông đã để lại cho hậu thế 1 tàng thư y học, 1 tấm gương sáng về y đức, y lý, y thuật vô giá trong di sản văn hóa Việt Nam.

Cảnh quay những tập thơ, tập ghi chép của Lê Hữu Trác còn lưu giữ tại Khu di tích.8s

Sống trong hoàn cảnh xã hội rối ren, Lãn Ông thông cảm sâu sắc với nổi khổ cực của nhân dân.

Chí hướng của Lãn Ông về nghề y là mong muốn phải có sự nghiệp đóng góp với đời. Ông quan niệm:“Đạo làm thuốc cũng không khác gì đạo làm tướng”. Làm nghề thuốc trị bệnh cứu người, biến nguy thành an thì sự quan trọng có khác gì làm tướng. Ông coi việc làm nghề y là làm việc nghĩa.

Không chỉ chữa bệnh, Lãn Ông còn mở lớp truyền dạy y thuật. Ông tìm hiểu quan hệ giữa khí hậu thời tiết với bệnh tật ở nước ta, nhất là bệnh dịch. Ông ghi chép cẩn thận, học hỏi, trao đổi việc chữa bệnh để rút kinh nghiệm. Nhưng ông cũng đề cao óc độc lập suy nghĩ, vận dụng linh hoạt vào chữa bệnh, đúc rút kinh nghiệm làm sáng tỏ nhiều điều ngờ vực, bổ sung những chỗ người xưa chưa nói tới.

Quay toàn cảnh khu di tích, đặc tả kiến trúc đặc trưng ở đây

Hình ảnh lễ hội cầu sức khỏe tổ chức tại đền thờ Hải Thượng Lãn Ông

30s

Năm 2024 tới là sẽ tròn 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 - 2024), người được coi là ông tổ của ngành y học cổ truyền Việt Nam.

Nhằm tri ân những công lao, đóng góp, cống hiến của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đối với nền y học, văn học, văn hóa dân tộc, tỉnh Hà Tĩnh có chủ trương và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng hồ sơ trình UNESCO vinh danh Đại danh y.

Hồ sơ công nhận đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là danh nhân văn hóa thế giới dự kiến tháng 11.2023 sẽ được Đại hội đồng UNESCO chính thức thông qua.

Hình ảnh UBND tỉnh Hà Tĩnh họp bàn về kế hoạch kỷ niệm 300 năm ngày sinh của Hải Thượng Lãn Ông.

Hình ảnh tượng đài Lê Hữu Trác quay từ dưới lên

25s

Có thể thấy, cả một đời Hải Thượng Lãn Ông không màng danh lợi, đúng như chính hai câu thơ ông đã viết: "Công danh trước mắt trôi như nước/ Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương".

Ông là tấm gương sáng trong nền y học Việt Nam không chỉ bởi công lao trong các công trình nghiên cứu, mà còn ở y đức, lòng bao dung, thương người, thể hiện tấm lòng của người thầy thuốc với người bệnh ốm đau.

Thế hệ mai sau phải có trách nhiệm lưu giữ và truyền lại những giá trị tốt đẹp mà danh y Lê Hữu Trác đã dày công vun đắp.

Hình ảnh các vị lãnh đạo đến dâng hương tưởng niệm tại khu di tích

Học sinh các trường đến tìm hiểu về khu di tích

30s
Tìm hiểu thân thế, sự nghiệp Hải Thượng Lãn Ông
Tìm hiểu thân thế, sự nghiệp Hải Thượng Lãn Ông

2. Bài viết tìm hiểu thân thế, sự nghiệp Đại danh y Lê Hữu Trác với tác phẩm Thượng Kinh Ký Sự

Lê Hữu Trác (1724 - 1791) là vị đại danh y của Đại Việt trong thế kỉ XVIII. Ông xuất thân trong một gia đình quan lại thời Lê. Quê nội là làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, trấn Hải Dương, nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên (quê bố). Năm 30 tuổi, ông vào sống và làm nghề thuốc tại xứ Bàu Thượng, xã Trinh Diễm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (quê mẹ). Ông lấy biệt hiệu là Hải Thượng Lãn Ông.

Ông để lại bộ sách "Hải thượng y tông tâm lĩnh" gồm 66 quyển; 65 quyển đầu nói về thuốc và các bài thuốc chữa bệnh; cuốn cuối là "Thượng kinh kí sự" một áng thơ văn đặc sắc và độc đáo.

"Thượng kinh kí sự" ghi lại chuyến về kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán (con của chúa Trịnh Sâm và nguyên phi Đặng Thị Huệ). Ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần (1782), Lê Hữu Trác từ Hương Sơn đi Thăng Long theo chỉ triệu của chúa, mãi đến mùng 2 tháng 11 mới trở lại được quê mẹ; một chuyến đi kéo dài 9 tháng 20 ngày.

Ông đã kể lại những điều mắt thấy tai nghe ở chốn kinh kì, cuộc sống xa hoa của vua chúa và quan lại trong phủ chúa, việc chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán, những cuộc tiếp xúc với các công khanh, nho sĩ ở chốn đế đô, chuyến trở vế ngắn ngủi thăm cố hương,... Ghi chép lại một cách chân thực cảm động cuộc tự đấu tranh tư tưởng để thoát khỏi mọi cám dỗ về danh lợi để được sống thanh cao thanh nhàn.

Ý nguyện trở về núi "hái thuốc chữa bệnh cứu người" của ông sau cùng được chấp nhận; ông vui vì tự thấy "thân tuy mắc vào vòng danh lợi nhưng vẫn không bị lợi danh mê hoặc. Ra đi thung dung, trở về ngất ngưởng".

“Thượng kinh kí sự” như cách nói nhẹ nhàng, lôi cuốn, nhiều trang đầy chất thơ của Lãn Ông, thể hiện nhân cách cao đẹp của một danh y: coi trọng việc cứu người, coi thường danh lợi, ưa cuộc sống thanh nhàn. Cảnh, việc, người được Lãn Ông nói đến trong tập kí sự còn mang giá trị tư liệu lịch sử đáng quý, giúp hậu thế hiểu rõ hơn tình hình đất nước, con người giai đoạn thế kỷ XVIII.

Tìm đọc thêm:

3. Thể lệ cuộc thi tìm hiểu thân thế, sự nghiệp Đại danh y Lê Hữu Trác

Đối tượng dự thi: giáo viên, học sinh các trường Tiểu học, THCS, THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện Hương Sơn.

Nội dung thi:

  • Dựng video clip có thời lượng từ 5-7 phút, giới thiệu về thân thế, sự nghiệp, những đóng góp quan trọng của Đại danh y với lĩnh vực y học, y đức, văn hóa, văn học, lịch sử, khoa học; giới thiệu về quần thể Khu di tích lịch sử cấp quốc gia, giới thiệu lễ hội Hải Thượng Lãn Ông.
  • Thi viết tìm hiểu thân thế, sự nghiệp Đại danh y Lê Hữu Trác với tác phẩm Thượng Kinh Ký Sự.

Thời gian thi: Từ ngày 9/10/2023 đến hết tháng 11/2023

Mục đích:

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ nhà giáo, đặc biệt là các em học sinh về thân thế, sự nghiệp Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác; góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.

- Đây cũng là dịp để quảng bá hình ảnh, nét đẹp văn hóa của mảnh đất, con người Hương Sơn, góp phần làm sôi nổi các hoạt động văn hóa hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh của Đại danh y.

Trên đây là Gợi ý của Hoatieu.vn về Bài thi viết Tìm hiểu thân thế, sự nghiệp Hải Thượng Lãn Ông năm 2024. Mời bạn đọc đón xem các bài viết hữu ích khác tại mục Tài liệu - Bài thu hoạch, bài dự thi nhé.

Đánh giá bài viết
13 2.542
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm